2.4.1 .Khái niệm và đặc điểm dịch vụ
3.3. KẾ HOẠCH PHÂN TÍCH
Thống kê mô tả: Được dùng để mô tả để mơ tả mẫu khảo sát, tóm tắt dữ liệu dưới dạng bảng hay đồ thị.
Kiểm định độ tin cậy của thang đo: Để đánh giá độ tin cậy của thang đo
tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha (α) để đánh giá độ tin cậy của thang đo. Tùy theo bối cảnh nghiên cứu mà nhà nghiên cứu quyết định hệ số Alpha phải lớn hơn 0,6; 0,7 hoặc 0,8.
Theo Nunnally (1978), Peterson (1994) và Slate (1995), hệ số Alpha được xem xét trong các trường hợp:
0.60 ≤ α < 0.70: Chấp nhận được (trong trường hợp nghiên cứu hoàn toàn mới hoặc mới trong bối cảnh nghiên cứu)
0.70 ≤ α < 0.80: Chấp nhận được. 0.80 ≤ α < 0.90: Tốt
Phân tích nhân tố: Để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu.
Để thực hiện phân tích nhân tố tác giả dựa vào sự tương quan của các biến đo được (thể hiện qua bảng Matrix). Qua bảng ma trận tương quan để thấy rằng các biến ít nhiều phải có mối liên hệ với nhau thành những đại lượng được thể hiện dưới dạng mối tương quan theo đường thằng gọi là nhân tố (factors).
Phân tích hồi quy: Dựa trên các nhân tố đã rút trích, đề tài sử dụng hàm
hồi quy đa biến để mô tả mối liên hệ giữa các biến độc lập: cơ sở vật chất và phương tiện hữu hình, tính đáp ứng của các dịch vụ, độ tin cậy của dịch vụ, năng lực phục vụ của nhân viên, sự thuận tiện và sự cảm thông đến biến phụ thuộc là sự hài lòng của khách du lịch quốc tế khi đến Cà Mau.
Dạng hồi quy:
Sự hài lòng = β0 + β1 cơ sở vật chất và phương tiện hữu hình + β2 tính đáp ứng của các dịch vụ + β3 độ tin cậy + β4 năng lực phục vụ + β5 sự thuận tiện + β6 sự cảm thơng.
Sau khi phân tích hồi quy, tìm ra biến độc lập có tương quan với biến phụ thuộc, tác giả đánh giá độ mạnh của từng biến, thông qua các kiểm định T-Test, kiểm định ANOVA cũng như xem xét ý nghĩa thống kê của các hệ số β.
43