Các yêu cầu cấu tạo riêng

Một phần của tài liệu Tieu chuan xay dung 356 2005 (Trang 158 - 160)

D. Tính tốn dầm gãy khúc

8 Các yêu cầu cấu tạo

8.11 Các yêu cầu cấu tạo riêng

Nếu trong các trường hợp kể trên, khe lún khơng được dự tính trước, móng cần có đủ độ bền và độ cứng để đảm bảo ngăn ngừa các hư hỏng của kết cấu bên trên, hoặc phải có các kết cấu đặc biệt để đạt được mục tiêu trên.

Khe lún cũng như khe co giãn nhiệt trong kết cấu bê tông và bê tông cốt thép liên tục cần được thực hiện xuyên suốt, cắt kết cấu đến tận đế móng. Khe co giãn nhiệt trong kết cấu khung bê tông cốt thép được thực hiện bằng cách sử dụng cặp cột có khe ở giữa chạy xuống đến tận mặt móng.

Khoảng cách giữa các khe lún, khe co giãn nhiệt trong móng bê tơng và trong tường tầng hầm cho phép lấy bằng khoảng cách giữa các khe của kết cấu bên trên.

8.11.2 Trong kết cấu bê tông cần dự tính trước cốt thép cấu tạo:

a) Tại các vị trí thay đổi đột ngột kích thước tiết diện cấu kiện;

b) Tại các vị trí thay đổi chiều cao tường (trong khoảng không nhỏ hơn 1m);

c) Trong tường bê tông dưới và trên các lỗ cửa của mỗi tầng;

d) Trong các kết cấu chịu tải trọng động;

e) ở cạnh có ứng suất nhỏ hơn của cấu kiện chịu nén lệch tâm, nếu ứng suất lớn nhất trong tiết diện, được xác định như đối với vật thể đàn hồi vượt quá 0,8Rb, còn ứng suất nhỏ nhất lại nhỏ hơn 1 MPa hoặc chịu kéo, trong khi đó hàm lượng cốt thép  khơng nhỏ hơn 0,025%.

Các yêu cầu ở điều này không áp dụng cho các cấu kiện của kết cấu lắp ghép được kiểm tra trong giai đoạn vận chuyển và lắp ráp. Trong các trường hợp này, cần đặt cốt thép theo tính tốn độ bền.

Nếu tính tốn cho thấy độ bền cấu kiện mất đi đồng thời với sự xuất hiện vết nứt trong bê tông vùng chịu kéo, khi đó cần xét đến các yêu cầu trong điều 4.2.10 đối với cấu kiện đặt ít cốt thép (khơng xét đến sự làm việc của bê tơng chịu kéo). Nếu theo tính tốn có xét đến bê tơng chịu kéo, thấy không cần đặt cốt thép và bằng kinh nghiệm cũng chứng tỏ rằng không cần cốt thép khi vận chuyển và lắp ráp, khi đó khơng cần đặt cốt thép cấu tạo.

8.11.3 Vị trí lắp đặt cốt thép cần được đảm bảo theo đúng thiết kế nhờ các biện pháp thi công (đặt cữ bằng chất dẻo, vịng đệm làm từ bê tơng hạt nhỏ, v.v…)

8.11.4 Lỗ có kích thước lớn trong bản, panen, v.v... cần được viền lại bằng cốt thép bổ sung có tiết diện khơng nhỏ hơn tiết diện các cốt thép chịu lực (theo phương đặt cốt thép bổ sung) cần thiết theo tính tốn như đối với bản đặc.

8.11.5 Khi thiết kế cấu kiện của sàn lắp ghép, cần định trước các khe giữa các bản sàn và chèn chúng bằng bê tông. Chiều rộng của khe được quy định từ điều kiện đảm bảo chất lượng khi

TCXDVN 356 : 2005

chèn chúng và không nhỏ hơn 20 mm đối với cấu kiện có chiều cao khơng lớn hơn 250 mm và không nhỏ hơn 30 mm đối với cấu kiện có chiều cao lớn hơn.

8.11.6 Trong cấu kiện của kết cấu lắp ghép, cần có giải pháp để nâng chúng: móc cẩu lắp ráp, lỗ chờ có các ống thép, móc lắp ráp cố định làm từ các thép thanh, v.v... Móc để nâng phải được làm từ thép cán nóng phù hợp với các yêu cầu ở điều 5.2.1.8.

Một phần của tài liệu Tieu chuan xay dung 356 2005 (Trang 158 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)