Mối nối các cấu kiện của kết cấu lắp ghép

Một phần của tài liệu Tieu chuan xay dung 356 2005 (Trang 157 - 158)

D. Tính tốn dầm gãy khúc

8 Các yêu cầu cấu tạo

8.10 Mối nối các cấu kiện của kết cấu lắp ghép

8.10.1 Khi nối các cấu kiện bê tông cốt thép của kết cấu lắp ghép, nội lực được truyền từ cấu kiện này sang cấu kiện khác qua các cốt thép chịu lực của mối nối, qua các chi tiết đặt sẵn, qua bê tông chèn trong mối nối, qua các nêm bê tông hoặc (đối với cấu kiện chịu nén) trực tiếp qua bề mặt bê tông của cấu kiện được nối.

Mối nối các cấu kiện ứng lực trước, cũng như các kết cấu yêu cầu không thấm nước phải thực hiện bằng bê tông dùng xi măng trương nở.

8.10.2 Các mối nối cứng của kết cấu lắp ghép được toàn khối hố bằng cách nhồi bê tơng vào các khe nối giữa các cấu kiện. Nếu khi chế tạo đảm bảo lắp đặt khít các bề mặt với nhau (ví dụ: như khi dùng đầu của cấu kiện này làm ván khuôn cho đầu cấu kiện khác), cho phép dùng mối nối khô khi chỉ lực nén truyền qua mối nối.

TCXDVN 356 : 2005

a) Hàn các chi tiết đặt sẵn bằng thép;

b) Hàn các cốt thép chờ;

c) Luồn qua các ống đặt sẵn hoặc các khe chờ của cấu kiện được nối các sợi cáp hoặc bu lơng sau đó kéo căng chúng và chèn mối nối bằng vữa xi măng hoặc bê tông hạt nhỏ;

d) Dán các cấu kiện bằng vữa polimer qua các chi tiết liên kết làm từ cốt thép thanh.

8.10.4 Chi tiết đặt sẵn cần được neo vào bê tông nhờ các thanh neo hoặc được hàn vào cốt thép chịu lực của cấu kiện.

Chi tiết đặt sẵn có thanh neo bao gồm các bản (thép góc hoặc bản mã) được hàn góc hoặc hàn chồng với các thanh neo thường làm từ thép CII, A-II và CIII, A-III. Chiều dài các thanh neo của chi tiết đặt sẵn khi chịu lực kéo phải không nhỏ hơn đại lượng lan xác định theo điều

8.5.2.

Chiều dài của các thanh neo có thể giảm xuống nếu hàn ở đầu thanh các bản neo hoặc mở rộng đầu neo với đường kính khơng nhỏ hơn 2d – đối với cốt thép nhóm CI, A-I, CII, A-II và khơng nhỏ hơn 3d – với cốt thép nhóm CIII, A-III. Trong các trường hợp đó, chiều dài thanh neo được xác định theo tính tốn chịu nhổ và ép cục bộ bê tơng và lấy khơng nhỏ hơn 10d

(d– đường kính thanh neo, mm).

Nếu neo chịu kéo được bố trí vng góc với trục dọc cấu kiện và dọc theo chúng có thể hình thành các vết nứt do các nội lực cơ bản tác dụng lên cấu kiện, khi đó đầu các thanh neo cần được gia cường bằng các bản thép hàn thêm hoặc mở rộng đầu neo.

Các chi tiết đặt sẵn dập từ thép tấm được cấu tạo từ các chân neo có các chỗ bám chắc chắn (ví dụ: ở dạng các đầu neo hình cầu) và phần làm chức năng như bản neo (ví dụ như các chi tiết hàn). Chi tiết đặt sẵn được dập từ thép tấm có chiều dày từ 4 mm đến 8 mm, được thiết kế sao cho phần thép bị bỏ đi khi tạo chân neo là ít nhất. Các chi tiết cần được tính toán theo độ bền của chân neo và của bản. Độ bền của mỗi chi tiết neo được kiểm tra theo các tính tốn bê tơng chịu nhổ, chịu ép cục bộ.

Chiều dày của bản chi tiết đặt sẵn được xác định theo các chỉ dẫn ở điều 6.2.6.3 và theo các yêu cầu về hàn.

8.10.5 ở phần đầu mút được nối của cấu kiện chịu nén lệch tâm (ví dụ: ở đầu các cột lắp ghép), cần đặt cốt thép gián tiếp phù hợp với các chỉ dẫn ở điều 8.7.3.

Một phần của tài liệu Tieu chuan xay dung 356 2005 (Trang 157 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)