Các hạn chế khi sử dụng tỷ giá thực để đánh giá

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chính sách điều hành tỷ giá và cán cân thương mại của việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 52)

REER là tỷ giá thực hiệu lực được điều chỉnh theo lạm phát so với các đối tác thương mại có tính đến trọng số thương mại của các đối tác, nên có thể nói nó thích hợp hơn so với tỷ giá thực song phương (chỉ tính chênh lệch lạm

cạnh tranh về giá cả của quốc gia, là một trong những cơ sở có thể chỉ ra đồng nội tệ bị định giá cao hay thấp so với đồng tiền của các đối tác.

Ngoài ra REER đặc biệt thích hợp với các nước đang phát triển có nền kinh tế đang chuyển đổi và thị trường tiền tệ kém phát triển. Nó thật sự hữu ích trong việc xác định mức tỷ giá mục tiêu cho chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý và cố định .

Tuy nhiên, có một số vấn đề làm cho việc xác định REER trở nên không chắc chắn.

Các hạn chế về mặt kỹ thuật tính tốn REER

Trước tiên, đó là việc lựa chọn năm cơ sở. Như đã xác định trong phần lựa chọn năm cơ sở cho việc tính REER, khi chọn năm cơ sở khác nhau sẽ cho kết quả tính REER khác nhau.

Thứ hai, vấn đề lựa chọn chỉ số giá. (có thể chọn chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất hay lấy mẫu giá…) mỗi chỉ số khác nhau cũng cho kết quả tính REER khác nhau.

Thứ ba, trọng số thương mại. Số lượng các đối tác thương mại khác nhau sẽ cũng cho REER khác nhau.

Thứ tư, là rổ hàng hóa tính chỉ số giá ở các nước cũng có sự khác nhau làm ảnh hưởng đến REER.

Thứ năm, vấn đề chất lượng nguồn dữ liệu, sự khó khăn trong việc tìm kiếm dữ liệu… có thể sẽ ảnh hưởng đến chỉ số này.

Thứ sáu, ý định chủ quan của người nghiên cứu cũng tác động đến kết quả.

Sự mơ hồ trong việc áp dụng REER

Bên cạnh sự hạn chế về kỹ thuật, việc áp dụng REER còn bị tác động bởi tình trạng kinh tế. Vì Việt Nam là nước đang phát triển có thu nhập thấp, cho nên về cấu trúc thương mại, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam tập trung

chủ yếu là hàng thô (nông sản, thủy sản…), hàng sản xuất theo dây chuyền (dệt may, giày dép, thiết bị điện…) thị trường chính của các sản phẩm này là Mỹ, EU, Nhật. Đối thủ cạnh tranh của Việt Nam không phải là các quốc gia này, mà là các nước đang phát triển giống Việt Nam như ASEAN, Trung Quốc… Tuy nhiên, tỷ trọng thương mại của Việt Nam với các đối thủ này có thể sẽ khơng đủ để đại diện cho tầm quan trọng của họ trong việc tính chỉ số REER.

Tiếp theo, Việt Nam là nước bị đơ la hóa rất cao, có nhiều hàng hóa ở Việt Nam thường được định giá bằng USD dù rằng có thể giao dịch bằng tiền đồng. Ngồi ra, các hàng hóa thơ và sản xuất dây chuyền như nói ở trên thường được định danh bằng USD. Sức mạnh của đồng USD còn quá lớn, cho nên ảnh hưởng thật sự của nó trong rổ tiền sẽ lớn hơn nhiều so với tỷ trọng thương mại giữa Việt Nam và Mỹ.

Ngoài ra, tỷ giá ngồi việc chịu ảnh hưởng của lạm phát, nó cịn phụ thuộc vào nhiều biến số vĩ mô khác của nền kinh tế như lãi suất, thu nhập, kỳ vọng, can thiệp của chính phủ, mơi trường kinh tế toàn cầu… Các nhân tố này tác động qua lại lẫn nhau vơ cùng phức tạp góp phần tạo ra thêm sự mơ hồ của tỷ giá thực (trong phạm vi đã lựa chọn trước tác giả khơng phân tích các nhân tố này). Do đó, vấn đề tỷ giá cân bằng là khơng rõ ràng.

Vì những lý do trên, tỷ giá được điều chỉnh ở một mức nào đó cũng sẽ có ít có ý nghĩa hơn hay nói cách khác REER là một chỉ số khơng hoàn hảo của sự cạnh tranh.

Kết luận chương 2:

Các phân tích vả đánh giá tỷ giá thực cho thấy có sự tác động của tỷ giá thực đến hoạt động xuất nhập khẩu.

Một vài thời điểm trong suốt quá trình nghiên cứu cho thấy khi REER tăng lên thì hai đến ba năm tỷ số xuất nhập khẩu mới được cải thiện, phù hợp với lý thuyết đường cong J.

Giai đoạn gần đây cho thấy NHNN đã chủ động hơn trong việc điều hành chính sách tỷ giá, NHNN đã bớt cứng nhắc và đã vận động theo thị trường tốt hơn. Tuy nhiên, NHNN vẫn sử dụng rất nhiều biện pháp hành chính thay vì tạo mơi trường cho thị trường tự vận hành.

Vì Việt Nam là nước đang phát triển có thu nhập thấp, cho nên về cấu trúc thương mại, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam tập trung chủ yếu là hàng thô (nông sản, thủy sản…), hàng sản xuất theo dây chuyền (dệt may, giày dép, thiết bị điện…) thị trường chính của các sản phẩm này là Mỹ, EU, Nhật. Đối thủ cạnh tranh của Việt Nam không phải là các quốc gia này, mà là các nước đang phát triển giống Việt Nam như ASEAN, Trung Quốc… Tuy nhiên, tỷ trọng thương mại của Việt Nam với các đối thủ này có thể sẽ khơng đủ để đại diện cho tầm quan trọng của họ trong việc tính chỉ số REER.

CHƯƠNG 3: GỢI Ý CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ NHẰM MỤC TIÊU CẢI THIỆN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM.

Mục tiêu cụ thể của chính sách Tỷ giá của Việt Nam:

(1) Đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hóa.

(2) Ổn định sức mua đối nội và đối ngoại của đồng bản tệ, ổn định giá cả hàng hóa và dịch vụ trên thị trường.

(3) Thị trường ngoại hối nói riêng và thị trường tài chính nói chung phải tương

đối ổn định khơng có những biến động lớn để ít có những tác động tiêu cực đến hoạt

xuất khẩu, nhập khẩu cải thiện cán cân thanh tốn quốc tế. (4) Bảo đảm có thể kiểm sốt được nợ cơng.

(5) Ngăn ngừa khủng hoảng tiền tệ.

(6) Hạn chế tác động của những cú sốc từ bên ngoài.

(7) Thúc đẩy tăng trưởng, khuyến khích đầu tư nước ngồi đúng mức, qua đó thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa quốc gia.

(8) Tạo những điều kiện tiền đề để Việt Nam đồng có thể trở thành đồng tiền chuyển đổi, chống hiện tượng đơ la hóa q mức nền kinh tế.

Trong các mục tiêu nêu trên, hai mục tiêu đầu là các mục tiêu cơ bản. Mục tiêu thứ ba thực ra là kết quả từ việc thực hiện tốt hai mục tiêu đầu. Các mục tiêu 4, 5, 6: chính sách tỷ giá được điều hành vì mục tiêu phịng ngừa và tránh để xảy ra khủng hoảng. Nếu các mục tiêu từ 1 đến 6 được thực hiện tốt sẽ cung cấp một nền tảng cho tăng trưởng và nâng cao vị thế tiền đồng (mục tiêu 7, 8).

Với những mục tiêu trên và qua q trình phân tích dữ liệu tỷ giá thực REER cũng như phân tích tình hình của thị trường ngoại hối Việt Nam qua các giai

đoạn gần đây, tác giả có một số gợi ý về chính sách tỷ giá của Việt Nam như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chính sách điều hành tỷ giá và cán cân thương mại của việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)