3.5 Điều hành tỷ giá trong thời gian sắp tới:
3.5.2 Tiếp tục lựa chọn cơ chế tỷ giá thả nổi có kiểm soát –cần tăng cường nồng độ cho tỷ giá
cường nồng độ cho tỷ giá linh hoạt hơn.
Để chính sách tỷ giá có thể hỗ trợ mục tiêu duy trì khả năng cạnh tranh của hàng hóa, hay bất cứ mục tiêu nào khác, nhất thiết phải có một cơ chế tỷ giá thích hợp và một môi trường thuận lợi để tỷ giá vận động theo các quy luật kinh tế để nó có thể phản ánh các tín hiệu của thị trường. Vì vậy, việc lựa chọn và hoàn thiện cơ chế tỷ giá và có các biện pháp thúc đẩy sự phát triển thị trường ngoại hối là cơng việc chính phủ nên triển khai sớm.
Vấn đề lựa chọn một cơ chế tỷ giá thích hợp khơng có một cơng thức chung cho tất cả các quốc gia. Hiện tại thị trường ngoại hối Việt Nam cịn thơ sơ, thiếu các hoạt động giao dịch mua bán, trao đổi tiền tệ chính thức và chuyên nghiệp.
Nếu chính phủ khơng can thiệp vào thị trường ngoại hối, một mặt cung cầu tiền tệ sẽ không gặp nhau, mặt khác thị trường khơng chính thức có thể thao túng làm tỷ giá biến động mạnh.
Thị trường phái sinh tiền tệ quá sơ khai, các sản phẩm như tỷ giá kỳ hạn, hoán đổi tiền tệ, hợp đồng tương lai phát triển chưa cao. Vì vậy, trong ngắn hạn, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thiếu các cơng cụ phịng ngừa rủi ro tỷ giá và NHNN buộc phải làm việc này bằng cách “cố định” tỷ giá. NHNN còn phải làm dịu đi biến động của tỷ giá trong ngắn hạn vì những lý do sau đây:
- Những biến động thất thường của tỷ giá trong ngắn hạn chứa nhiều độ nhiễu và rất ít thơng tin cơ bản.
- Quá trình vận động một chiều khơng có cơ sở của tỷ giá, xuất hiện hiện tượng “bong bóng” tỷ giá do tâm lý bầy đàn.
Từ những nguyên nhân trên, việc quản lý tỷ giá là vấn đề phải làm đối với nền kinh tế Việt Nam khi mà hệ thống tài chính ngân hàng cịn yếu kém, tình trạng đầu cơ lũng đoạn thị trường tiền tệ, nguy cơ đảo chiều dòng vốn… khi
chúng ta khơng có đủ các tiềm lực, các thể chế tài chính, luật lệ, kinh nghiệm quản lý… để giám sát, kiểm tra, kiểm soát rất có thể để xảy ra đổ vỡ thị trường tài chính với những thảm họa khó khắc phục…
Tuy nhiên, giữa nồng độ thả nổi và can thiệp của chính phủ cần phải điều chỉnh lại theo thời gian để nó phù hợp với sự phát triển của nền tài chính nói riêng và sự phát triển quốc gia nói chung. Đồng thời, nó cũng còn phải đảm bảo các cam kết quốc tế của Việt Nam. Do nền tài chính của Việt Nam cũng có những bước phát triển nhất định trong thời gian qua, quá trình hội nhập quốc tế diễn ra nhanh và mạnh mẽ, cho nên chúng ta phải có những bước cải cách cơ bản cơ chế quản lý tỷ giá thích hợp để có thể thích nghi với q trình hội nhập và khơng gây ra khủng hoảng và bước đi thích hợp nhất là nâng dần mức độ thả nổi tỷ giá lên. Thả nổi thêm tỷ giá chính là để cho thị trường tham gia vào quá trình hình thành tỷ giá mục tiêu, và cái neo “quản lý của NHNN” với sợi dây buộc dài hơn giúp cho tỷ giá linh hoạt giao động nhiều hơn nhưng không thể chệch khỏi quá xa tỷ giá trung tâm.
Tỷ giá linh hoạt hơn sẽ tập dợt cho doanh nghiệp biết cách ứng phó với rủi ro mà những rủi ro thì ngày càng nhiều hơn. Khơng thể “đem con bỏ chợ”, chính phủ phải có lộ trình thả nổi tỷ giá, từ từ tăng nồng độ lên trong khi kiểm tra khả năng thích nghi của doanh nghiệp. Tạo điều kiện phát triển thị trường các sản phẩm phái sinh tiền tệ nhất là các sản phẩm bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Tỷ giá thả nổi nhiều hơn tất yếu sẽ xuất hiện thị trường này. Tuy nhiên, chính phủ phải thúc đẩy để nó định hình và phát triển nhanh hơn bởi vì chúng ta đã đi quá trễ so với các nước rồi, cần đi nhanh hơn. Khơng vì khủng hoảng tài chính mà hỗn kế hoạch hiện đại hóa nền tài chính tiền tệ quốc gia.
Điều hành tỷ giá hướng tới mục tiêu giúp Việt Nam sớm được công nhận là nền kinh tế thị trường. Theo đàm phán song phương với Hoa Kỳ, Việt Nam đã phải chấp nhận là nền kinh tế phi thị trường trong vòng tối đa 12 năm
sau khi gia nhập WTO. Chính phủ nên đặt ra mục tiêu rút ngắn thời gian này xuống càng sớm càng tốt. Do đó, nên xem xét lại vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu thông qua việc “ổn định” tỷ giá quá mức.
Nếu cứ tiếp tục điều hành tỷ giá với mục tiêu hỗ trợ rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp trong nước, các đối tác thương mại với Việt Nam có thể coi đó là một trong những bằng chứng để họ điều tra doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá. Trong cuộc điều tra này, họ sẽ khơng xem xét chi phí thực tế của Việt Nam mà lấy chi phí ở nước thứ ba có điều kiện kinh tế tương tự Việt Nam (Việt Nam chưa phải nền kinh tế thị trường). Nhằm bảo vệ quyền lợi của hàng quốc nội, các nước nhập khẩu sẽ lại tiếp tục dựng lên các hàng rào kỹ thuật như thuế chống bán phá giá, các tiêu chuẩn ngặt nghèo về vệ sinh an toàn thực phẩm làm điêu đứng và nản lòng hàng loạt các doanh nghiệp xuất khẩu của chúng ta. Cố định tỷ giá, cộng với chậm cổ phần hóa các doanh nghiệp độc quyền nhà nước, trợ cấp cho một số mặt hàng chiến lược có thể là cái cớ để các đối tác thương mại chậm xem xét công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường và như thế chúng ta sẽ bị thiệt đủ thứ trong giao thương quốc tế. Tỷ giá linh hoạt hơn, cộng với việc giảm dần các trợ cấp giá cả một số mặc hàng có tính độc quyền có thể giúp Việt Nam từng bước thoát khỏi danh sách nước chưa có nền kinh tế thị trường.
Tóm lại, linh hoạt tỷ giá nhằm làm giảm bớt sự xuất hiện của NHNN trên thị trường, hạn chế sự can thiệp gây méo mó các chức năng cơ bản của thị trường, giảm nguy cơ gây khủng hoảng tiền tệ. Ở khía cạnh khác, tỷ giá quá “ổn định” theo ý chí chủ quan của nhà làm chính sách, mà đã là chủ quan thì nó có thể đúng cũng có thể sai. Do đó, tỷ giá linh hoạt có “khả năng tránh được vấn đề thảm họa đạo đức xuất hiện do dự kiến sai về mức độ bất ổn của tỷ giá “cố định”