Chức năng, nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Xây dựng và hoàn thiện quy trình lập BCTC tại công ty cổ phần đại thuận (Trang 54 - 60)

2.1.2.1 Chức năng:

- Chế biến hải sản hàng khô, hàng đông lạnh, hàng giá trị gia tăng phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

- Thu mua thủy hải sản để cung cấp nguyên liệu chế biến và tiêu dùng nội địa. - Kinh doanh thương mại tổng hợp.

- Đầu tư tài chính, dự án du lịch.

2.1.2.2 Nhiệm vụ

Chủ động xây dựng các chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với chức năng nhiệm vụ của công ty và nhu cầu thị trường, không ngừng nâng cao

hiệu quả và mở rộng sản xuất kinh doanh trên cơ sở tạo nhiều lợi nhuận. Tạo nhiều công ăn việc làm, tăng khoản nộp ngân sách nhà nước, tham gia nhiều hoạt động xã hội, tạo thế phát triển bền vững.

Quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, đồng thời huy động thêm các nguồn vốn khác từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh. Bên cạnh đó cũng phải có biện pháp bảo toàn và phát triển các nguồn vốn.

Tuân thủ, chấp hành các chính sách của Nhà nước về quản lý kinh tế, tài chính, kế toán, lao động tiền lương và các chính sách xã hội khác.

Thực hiện đúng chếđộ kế toán, kiểm toán và chếđộ khác do pháp luật quy định, chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của báo cáo tài chính.

Thực hiện các quy định của nhà nước về việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và an ninh quốc gia.

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Không ngừng cải thiện môi trường làm việc, đời sống vật chất, tinh thần, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật chuyên môn cho cán bộ công nhân viên.

2.1.3. T chc b máy qun lý ti công ty

2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý (xem sơ đồ 2.1)

Do quy mô của công ty là một công ty lớn, có nhiều chi nhánh trực thuộc. Mặt khác, công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau nên mô hình quản lý được tổ chức kiểu tổng công ty, với các phòng ban và chi nhánh trực thuộc. Cụ thể như sau:

Kiểu cơ cấu này vừa đảm bảo nguyên tắc một thủ trưởng vừa tận dụng được năng lực của các chuyên gia trong các lĩnh vực quản lý. Các phòng ban, các bộ phận chức năng có trách nhiệm tham mưu cho toàn bộ hệ thống trực tuyến và có mối liên quan tương hỗ với nhau.

Sơđồ 2.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty

Chú thích:

HỘI ĐỒNG Q.TRỊ

BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY

CHI NHÁNH LƯƠNG SƠN CHI NHÁNH NHA TRANG CHI NHÁNH TP.HCM CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG CHI NHÁNH PHÚ YÊN P. KINH DOANH P. TÀI CHÍNH KẾ TOÁN P.NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN P. DỰ ÁN CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI P. NHÂN SỰ : Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng

2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:

v Hội đồng Quản trị

Là cơ quan cao nhất trong vai trò lãnh đạo công ty. Đây là cơ quan ban hành các chếđộ và quyết định những vấn đề trọng đại của công ty.

v Ban giám đốc:

Tổng Giám đốc là người đứng đầu công ty, trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động của công ty theo kế hoạch đã đề ra. Là người trực tiếp ký kết hợp đồng kinh tế lớn…

Đề ra các biện pháp, chỉ đạo thực hiện tất cả chỉ tiêu đặt ra, hướng toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty hoàn thành mục tiêu chung.

v Phòng hành chính, nhân sự:

Soạn thảo các văn bản về quy chế, nội quy, quy định, trong các lĩnh vực hoạt động của công ty.

Tuyển dụng, đào tạo, theo dõi và đánh giá, chấm dứt hợp đồng đối với người lao động.

Gii thích sơ đồ 2.1:

- Cơ quan cao nhất của công ty là Hội đồng quản trị: gồm có 3 thành viên, cũng là các cổđông của công ty. Đứng đầu là chủ tịch HĐQT.

- Điều hành công ty là Ban Giám Đốc, đứng đầu là Tổng Giám Đốc (Chủ tịch HĐQT kiêm), các thanh viên là Giám đốc tài chính, Giám đốc dự án.

- Giúp việc cho Ban Giám đốc là các phòng ban: Phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng dự án và phòng nghiên cứu phát triển, phòng Nhân sự. Đứng đầu phòng là trưởng phòng.

- Trực thuộc công ty còn có các chi nhánh. Đứng đầu chi nhánh là Giám đốc chi nhánh, thành phần giúp việc gồm các bộ phận: bộ phận kinh doanh, bộ phận sản xuất (nếu là đơn vị sản xuất), bộ phận kế toán.

Báo cáo tình hình lao động với cơ quan quản lý Nhà nước. Quản lý đội xe, bếp ăn, căn tin, nhà tập thể.

Theo dõi lập bản tính lương cho các cán bộ phận.

Đảm nhận các hoạt động lễ tân, tiếp khách, hội họp, lệ hôi.

Lưu trữ, giao nhận hồ sơ, tài liệu do các đơn vị thành viên gửi về Công ty v Phòng tài chính kế toán:

Có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng Giám đốc về vấn đề tài chính. Là bộ phận tạo vốn và sử dụng nguồn vốn cho toàn công ty. Phân tích tình hình tài chính để tham mưu cho Tổng Giám Đốc đưa ra những quyết định trọng yếu để phát triển sản xuất kinh doanh

Tổ chức hạch kế toán, phản ánh chính xác tình hình luân chuyển nguồn vốn, xác định kết quả kinh doanh qua từng thời kỳ, tuân thủ các chế độ nhà nước về kế toán. Tổng hợp số liệu toán công ty, theo dõi tình hình thu chi, tài sản, công nợ.

Lập và gửi các báo cáo, văn bản đề xuất về thuế, tài chính với với cơ quan quản lý nhà nước.

v Phòng Phát triển

Tìm hiểu, thu nhập thông tin từ khách hàng, xác định thị hiếu của khách hàng để đưa ra định hướng chiến lược phát triển kinh doanh của công ty.

Lập và bảo vệ các phương án kinh doanh, các mặt hàng mới, công nghệ mới, cơ sở sản xuất mới. Tổ chức, thử nghiệm, chuyển giao cho các đơn vị trong công ty.

Điều tra, nghiên cứu, thử nghiệm các ý tưởng kinh doanh mới của lãnh đạo công ty.

Thu nhập thông tin từ khách hàng, khảo sát thị trường, phân tích, tổng hợp thông tin để đưa ra các đề xuất, dự báo trong kinh doanh như: Giá cả, mặt hàng trước mắt, nhu cầu thị trường….

Chào hàng bằng hàng hóa văn bản.

Theo dõi chếđộ thực hiện hợp đồng kinh tế, bố trí điều kiện việc giao hàng đúng thời hạn, đáp ứng các yêu cầu thông tin về sản phẩm của công ty với khách hàng.

Xây dựng, quản lý các định mức về tiêu hao nguyên vật liệu, chi phí lao động tiền lương.

Hỗ trợ cho Giám đốc trông việc giao dịch với khách hàng và đáp ứng thị trường ngày càng tốt hơn.

v Phòng dự án:

Tìm hiểu thông tin, lập dự án đầu tư trình Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc xem xét.

Tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng các công trình mới.

Tham mưu và thực hiện các thương vụ kinh doanh bất động sản và dự án. v Các chi nhánh

Giám đốc chi nhánh là người đứng đầu và điều hành hoạt động của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về hoạt động của chi nhánh do mình quản lý. Giúp việc cho Giám đốc chi nhánh là các bộ phận như: bộ phận kế toán, bộ phận kinh doanh, bộ phận nhân sự …

Chủ động triển khai thu mua nguyên nguyên liệu, tổ chức sản xuất. Đối với các chi nhánh hoạt động thương mại thì khai thác nguồn hàng, thị trường tiêu thụ.

Quản lý và sử dụng lao động đúng luật lao động và quy định của công ty Quan hệ với chính quyền và nhân dân địa phương, tạo mối quan hệ có lợi. Làm tốt công tác quản lý tài chính chi nhánh, chống thất thoát, mất mát

2.1.4. Khái quát kết qu kinh doanh ca công ty thi gian qua (2008 – 2010). Xem bng 2.2

Một phần của tài liệu Xây dựng và hoàn thiện quy trình lập BCTC tại công ty cổ phần đại thuận (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)