Phân tích nhân tố khám phá các thang đo thuộc biến phụ thuộc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến động lực phụng sự công của công chức tại các sở, ban ngành của thành phố hồ chí minh (Trang 71 - 72)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA

4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá các thang đo thuộc biến phụ thuộc

Thang đo Động lực phụng sự công gồm 09 biến quan sát. Sau khi đạt độ tin cậy bằng kiểm tra Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng

để kiểm định lại mức độ hội tụ của các biến quan sát. Thang đo Động lực phụng sự

cơng cịn lại gồm 6 biến quan sát PSM2, PSM3, PSM5, PSM7, PSM8 và PSM9. Kết quả phân tích nhân tố EFA các thang đo thuộc nhân tố Động lực phụng sự cơng có kết quả như sau:

Bảng 4.19: Kết quả phân tích nhân tố EFA cho thang đo thuộc nhân tố động lực phụng sự công.

Biến Hệ số tải Kiểm định Giá trị

PSM3 0,808 KMO 0,889 PSM5 0,808 Sig 0,000 PSM8 0,803 Eigenvalues 3,851 PSM7 0,799 Phương sai trích 64,182% PSM2 0,795 PSM9 0,794

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS

Kết quả phân tích nhân tố lần 1 cho thấy:

- Hệ số KMO trong phân tích bằng 0,889 > 0,5, cho thấy rằng kết quả phân tích yếu tố là đảm bảo độ tin cậy.

- Phương sai trích lũy tiến bằng 64,182% thể hiện rằng sự biến thiên của các yếu tố được phân tích có thể giải thích được 64,182% sự biến thiên của dữ liệu khảo sát ban đầu, đây là mức ý nghĩa ở mức khá cao.

- Hệ số Eigenvalues của yếu tố thứ 1 bằng 3,851> 1, thể hiện sự hội tụ của phép phân tích dừng ở yếu tố thứ 1, hay kết quả phân tích cho thấy có 01 yếu tố được trích ra từ dữ liệu khảo sát.

- Hệ số tải yếu tố của mỗi biến quan sát thể hiện các yếu tố đều lớn hơn 0,7, cho thấy rằng các biến quan sát đều thể hiện được sự ảnh hưởng với các yếu tố mà các biến này biểu diễn.

Như vậy kết quả phân tích nhân tố với các thang đo động lực phụng sự công cũng thể hiện sự tin cậy cao, chỉ có một yếu tố được đưa ra từ các biến quan sát của thang đo động lực phụng sự cơng.

Từ các kết quả phân tích yếu tố trên, các yếu tố lần lượt được tính tốn giá trị trung bình của điểm đánh giá các biến quan sát thể hiện thang đo, để có thể xác định

được một yếu tố đại diện cho các biến quan sát sử dụng trong việc phân tích hồi quy

và tương quan.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến động lực phụng sự công của công chức tại các sở, ban ngành của thành phố hồ chí minh (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)