Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng thương mại việt nam (Trang 81 - 89)

CHƯƠNG 4 : GIẢI PHÁP, KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

4.5. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

Đề tài chưa đo lường được mức độ đa dạng hóa dịch vụ thơng qua các chỉ tiêu mang tính định tính như sự đánh giá của khách hàng về mặt tiện ích của dịch vụ ngân hàng.

Đề tài chỉ mới tìm hiểu các nhân tố từ chính ngân hàng thể hiện trên Báo cáo tài chính có ảnh hưởng đến đa dạng hóa dịch vụ, chưa đào sâu vào các nhân tố bên ngoài như kinh tế, xã hội,…

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất 03 giải pháp để đa dạng hóa dịch vụ NHTM Việt Nam.

Giải pháp thứ nhất là mở rộng quy mô, chất lượng các kênh giao dịch theo 02 kênh truyền thống và hiện đại tùy vào lợi thế và đặc trưng của mỗi ngân hàng. Ngân hàng có quy mơ càng lớn, kênh bán hàng càng đa dạng, mức độ đa dạng hóa dịch vụ càng lớn. Tuy nhiên, mở rộng quy mô phải đi liền với quản trị thương hiệu, nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển và phân phối dịch vụ.

Giải pháp thứ hai là Quản trị điều hành tốt, gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng bằng các nghiên cứu và áp dụng các phương pháp quản trị ngân hàng hiện đại theo thông lệ quốc tế, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, đồng thời xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ dài hạn dựa trên nguồn lực sẵn có, khai thác triệt để ưu thế cạnh tranh.

Giải pháp thứ ba là Thiết lập chênh lệch lãi suất NIM thấp, tạo ra sự tương hỗ giữa các dịch vụ. Bằng cách thực hiện cho vay một DN với chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra tối thiểu nhưng bù lại là nguồn thu từ cung ứng các dịch vụ khác cho khách hàng. Bảo hiểm, bán chéo sản phẩm,… được xem là biện pháp hỗ trợ quan trọng trong hoạt động kinh doanh và tạo thêm nguồn thu bên cạnh thu nhập từ lãi vay

Để đa dạng hóa dịch vụ NHTM Việt Nam đạt hiểu quả, cần phải có sự cố gắng và phối hợp từ nhiều phía: Nhà Nước, NHTM và bản thân mỗi cán bộ ngân hàng. Trong giới hạn năng lực của bản thân, đề tài còn rất nhiều hạn chế như số mẫu quan sát cịn khá ít, đề tài chỉ mới tìm hiểu các nhân tố từ chính ngân hàng thể hiện trên Báo cáo tài chính có ảnh hưởng đến đa dạng hóa dịch vụ. Đề tài chưa kết hợp phân tích tác động của các yếu tố bên ngoài cũng như chưa đo lường được sự đánh giá của khách hàng về tiện ích dịch vụ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tiếng Việt

- Báo cáo tài chính đã kiểm tốn của 15 NHTM Việt Nam qua các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017.

- Bùi Huy Thọ (2018), M&A Ngân hàng – Dòng nước vẫn chảy mạnh,

https://tinnhanhchungkhoan.vn/tien-te/ma-ngan-hang-dong-nuoc-van-chay-manh- 238466.html truy cập ngày 09/12/2018.

- Đàm Nhân Đức (2017), Cốt lõi của kinh doanh - Toàn cảnh Ngân hàng Việt Nam 2017, Đặc san Báo đầu tư - Cơ quan của Bộ kế hoạch và đầu tư.

- Lê Thị Tuyết Hoa, Nguyễn Thị Nhung (2010), Tiền tệ, Ngân hàng, Nhà xuất

bản Phương Đông.

- Ngô Thị Liên Hương (2011), Đa dạng hóa dịch vụ Ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ trường Đại học kinh tế Quốc dân.

- Nguyễn Đức Độ (2018), Tỷ lệ tín dụng/GDP q cao có thể dẫn tới bong

bóng giá tài sản, Thời báo tài chính Việt Nam online,

http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/tien-te-bao-hiem/2018-11-15/ty-le-tin-dung-

gdp-qua-cao-co-the-dan-toi-bong-bong-gia-tai-san-64347.aspx, truy cập ngày

03/12/2018.

- Nguyễn Thị Cành (2015), Đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Cơng nghệ Ngân hàng số 106+107.

- Nguyễn Viết Lợi (2018), Thị trường tiền tệ, tín dụng – Triển vọng và thách thức, Tạp chí Ngân hàng số 05-2018.

- Phan Minh Ngọc (2017), Các hãng xếp hạng tín dụng “đang nghĩ gì” về hệ thống ngân hàng Việt Nam?, Trí thức trẻ, http://cafef.vn/cac-hang-xep-hang-tin-

dung-dang-nghi-gi-ve-he-thong-ngan-hang-viet-nam-20170918141540652.chn truy

- Trương Quang Thông (2015), Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007-2013, Nhà xuất bản kinh tế TP.Hồ Chí Minh

- V.M (2018), Vietnam Report công bố Top 10 ngân hàng uy tín nhất năm 2018, Thời báo Ngân hàng, http://thoibaonganhang.vn/vietnam-report-cong-bo- top-10-ngan-hang-uy-tin-nhat-nam-2018-77149.html, truy cập ngày 18/09/2018.

- Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015), Lợi nhuận và rủi ro từ đa dạng hóa thu nhập của Ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Phát triển kinh tế.

2. Tài liệu tiếng Anh

- Acharya, V. V., Hasan, I & Saunders, A (2006). Should banks be diversified? Eviden from individual bank loan portfolio, The Journal of Business.

- Anne Nyachomba Mwangi (2016), The Effect Of Diversification Strategies On The Performance Of Commercial Banks In Kenya, College of Humanities and Social Sciences (CHSS)

- Alaaeddin Al-Tarawneh1, Bashar K. Abu Khalaf1 & Ghazi Al AssaF (2017), Noninterest Income and Financial Performance at Jordanian Banks, International Journal of Financial Research, http://ijfr.sciedupress.com

- Baele và cộng sự (2007), Does the stock market value bank diversification?,

Journal of Banking & Finance 31 (2007) 1999–2023.

- Carlson, M. (2004), Are branch banks better survivors? Evidence from the Depression Era, Economic Inquiry.

- Chiorazz, V., Milani, C. and Salvini, F.(2008), Income diversification and bank performance: Evidence from Italian banks, Journal of Financial Service

Research.

- DeYoung, R. & Roland, K.P. (2001), Product mix and earnings volatility at commercial banks: Evidence from a degree of total leverage model, Journal of Financial Intermediation, 10(1), 54-84

- DeYoung, R. & Rice, T. (2003), Noninterest Income and Financial Performance at U.S. Commercial Banks, Policy Studies: Supervision and Regulation Department, Federal Reserve Bank of Chicago, Emerging Issues Series.

- Elsa, R., Hacketha., A and Holzhauser, M. (2010), The Anatomy of bank

diversification, Journal of Banking and Finance .

- Froot, K.A. and Stein, J.C. (1998) Risk Management, Capital Budgeting, and Capital Structure Policy for Financial Institutions: An Integrated Approach, Journal

of Financial Economics.

- Jenkins, H. (2007). Adopting internet banking services in a small island state: assurance of bank service quality, Managing Service Quality, 17(5), 523–534.

- Landskorner, Y., Ruthenberg, D., & Zaken, D. (2005), Diversification and perfomance in banking: The Israelicase, Journal of Financial Services Research.

- Lê Huyền Ngọc (2018), Tác động của Fintech đối với hoạt động ngân hàng và một số đề xuất để ngân hàng – fintech cùng phát triển tại Việt Nam, Hội thảo Tương lai của fintech và Ngân hàng: Phát triển và đổi mới, http://sob.ueh.edu.vn/

- Martin Goetz (2012) Bank Diversification, Market Structure and Bank Risk Taking: Theory and Evidence from U.S. Commercial Banks, The Quantitative Analysis Unit of the Federal Reserve Bank of Boston.

- Morgan, D.P. and Samolyk, K., (2009). Geographic Diversification in Banking and Its Implications for Bank Portfolio Choice and Performance, the study

was presented at the BIS Workshop “Banking and Financial Stability”, 20-21

March 2009.

- My Nguyen, Michael Skully và Shrimal Perera (2012), Bank market power and revenue diversification: Evidence from selected ASEAN countries, Journal of Asian Economics.

- Paynor, M. (2002), "Diversification as real options and the implications on firm-specific risk and performance", The Engineering Economist, Vol. 47 No.4,

pp.371-89

- Sannes, R. (2001). Self-service banking: value creation models and information exchange’, Informing Science, 4(3), 12–23.

- Southard, P.B. and Siau, K. (2004). A survey of online e-banking retail initiatives, Communications of the ACM, 47(10), 99–102.

- Stiroh, K.J (2004b), Do community bank benefit from diversification?,

Journal of Financial Services Research.

- Stiroh, K.J (2006a), A portfolio view of banking with interest and noninterest activities, Journal of Money.

- Stiroh, K.J. (2008a), Do community banks benefit from diversification?,

Journal of Financial Services Research, 25(2/3), 135-160.

- Stiroh, K.J. (2008b), Diversification in banking: Is noninterest income the answer? Journal of Money, Credit, and Banking, 36(5), 853-882.

- Sherene A. Bailey (2010), Non-interest Income Financial Performance & the Macroeconomy: Evidence on Jamaican Panel Data, Tapper1 Financial Stability Department Bank of Jamaica.

PHỤ LỤC

Xu hướng biến động thu nhập ngoài lãi của một số quốc gia trên thế giới Biến động thu nhập ngoài lãi của NHTM Trung Quốc

Nguồn: Journal of Empirical Finance 24 (2013) 151-165

Biểu đồ thể hiện sự thay đổi về giá trị và tỷ trọng của thu nhập ngồi lãi/ tổng thu nhập hoạt động rịng (được định nghĩa là bằng thu nhập ròng từ lãi cộng với thu nhập ngoài lãi) của tất cả các NHTM Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2008.

Biểu đồ thể hiện sự gia tăng về lượng của thu nhập ngoài lãi tại các NHTM Trung Quốc từ những năm 1980, tuy nhiên tỷ trọng thu nhập ngoài lãi/ tổng thu nhập hoạt động rịng thì có những biến động lên xuống tùy từng thời điểm. Cụ thể, tỷ trọng này gia tăng đạt mức cao nhất năm 1996 (30%), sau đó giảm xuống 17% ở năm 1999, tiếp tục xu hướng tăng lên cho đến năm 2004 ở mức 27%, và sau đó là xu hướng giảm đến năm 2008 đạt 21%.

Tuy nhiên, xét một cách tổng thể, tỷ trọng thu nhập ngoài lãi/ tổng thu nhập hoạt động rịng bình qn của giai đoạn 2000-2008 đạt cao hơn so với tỷ lệ này trong suốt giai đoạn 1986-1999 (22.17% so với 18.90%), điều này thể hiện xu hướng gia tăng tỷ trọng thu nhập ngoài lãi của các NHTM Trung Quốc.

Nguồn: Emerging Issues Series - Supervision and Regulation Department - Federal Reserve Bank of Chicago - August 2003 (S&R-2003-2)

Có nhiều cách để đo lường tỷ lệ của thu nhập ngoài lãi tại các NHTM. Bảng 2.1 thể hiện 2 cách đo lường – tỷ lệ phần trăm thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản và tỷ lệ phần trăm thu nhập ngoài lãi trên thu nhập hoạt động. Bảng số liệu cho thấy xu hướng gia tăng qua thời gian tỷ lệ thu nhập ngoài lãi tại các NHTM Mỹ trong giai đoạn 1984 đến 2001.

Nếu sử dụng thu nhập hoạt động để làm mốc đo lường, ta thấy một sự gia tăng nhỏ qua thời gian: thu nhập ngồi lãi tăng bình qn 17% tại các ngân hàng lớn (Tài sản lớn hơn 1 tỷ USD) (từ 25.47% lên 29.89% thu nhập hoạt động) và tăng bình quân 16% tại các ngân hàng nhỏ (tài sản nhỏ hơn 1 tỷ USD). Nếu sử dụng tổng tài sản để làm mốc đo lường, ta thấy sự gia tăng là đáng kể qua thời gian: thu nhập ngồi lãi tăng bình qn 79% tại nhóm các ngân hàng lớn (từ 1.20% lên 2.15% tổng tài sản) và tăng 26% tại nhóm các ngân hàng nhỏ (từ 0.72% lên 0.91% tổng tài sản).

Các số liệu trên đây thể hiện điều đầu tiên là xu hướng gia tăng thu nhập ngoài lãi của các NHTM Mỹ năm 2001 so với năm 1984. Đây không chỉ là hiện tượng, xu hướng tại Mỹ mà theo theo Kaufman và Mote (1994) cho rằng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi đã gia tăng trong lĩnh vực ngân hàng của hầu hết tất cả các quốc gia phát triển từ

năm 1982 đến năm 1990. Điều thứ hai đó là xu hướng gia tăng tỷ lệ thu nhập ngồi lãi của nhóm các ngân hàng lớn là nhanh hơn so với tỷ lệ này của các ngân hàng nhỏ tại Mỹ.

Biến động thu nhập ngoài lãi của NHTM các quốc gia Châu Âu

Nguồn: Journal of Banking and Finance 32, Elsevier, (2008), pp.1452 – 1467

Bảng số liệu thể hiện các số liệu thống kê của nhóm các Ngân hàng nhỏ (có tổng tài sản ít hơn 450 triệu euro) và các NHTM khác, giai đoạn 1997-2003 của các quốc gia Châu Âu. Trong đó tỷ lệ thu nhập ngồi lãi được xác định bằng tỷ lệ phần trăm thu nhập ngoài lãi trên thu nhập hoạt động rịng. Như vậy ta thấy có một sự gia tăng qua thời gian: thu nhập ngồi lãi tăng bình qn 29.0% tại nhóm các ngân hàng nhỏ (từ 30.7% lên 39.5% thu nhập hoạt động rịng) và tăng bình quân 21.0% tại các NHTM khác (từ 38.4% lên 46.6% thu nhập hoạt động ròng).

Như vậy chúng ta có thể thấy được xu hướng gia tăng thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng qua thời gian. Tuy nhiên, nguồn thu nhập ngoài lãi là khác nhau, khi nó được chia thành các khoản phí và hoa hồng, lợi nhuận và thua lỗ từ hoạt động tài chính và ''các thu nhập ngồi lãi khác''. Tại Mỹ và Anh, các nguồn thu nhập ngoài lãi chính (năm 1995) là lệ phí và hoa hồng. Đối với Pháp, Ý và Áo, nguồn ''thu nhập khác'' trong khoản thu nhập ngoài lãi cũng chiếm tỷ lệ quan trọng như là phần đóng góp của lệ phí và hoa hồng. Đan Mạch là quốc gia duy nhất nơi mà lợi nhuận và thua lỗ từ hoạt động tài chính là một nguồn quan trọng của thu nhập ngoài lãi.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng thương mại việt nam (Trang 81 - 89)