Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp hàn quốc của doanh nghiệp TP HCM (Trang 80 - 82)

Chương 5 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

5.2 Kết quả nghiên cứu

Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đã chỉ ra 5 nhân tố độc lập “Chất lượng”, “Giá cả”, “Giao hàng”, “Dịch vụ”, và “Kỹ thuật” có khả năng tác động lên biến “Quyết định” của doanh nghiệp với 20 biến quan sát phù hợp mang ý nghĩa thống kê được trình bày ở trên.

Trong q trình phân tích các biến DV3 (Thơng tin dễ tiếp cận), và KT5 (Điều chỉnh thay đổi theo yêu cầu khách hàng) đã được loại ra do hệ số truyền tải thấp < 0,05. Sau đó các biến cịn lại vẫn đảm bảo độ tin cậy Cronbach’s Alpha > 0,6 và hệ số KMO > 0,7 nên mơ hình hồn tồn được chấp nhận.

Từ phương trình hồi quy tuyến tính tác giả nhận thấy rằng quyết định cuối cùng của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn bởi chất lượng và giá cả của nhà cung cấp Hàn Quốc. Điều này giải thích một hiện thực của các doanh nghiệp Hồ Chí Minh hiện nay đang quan tâm lớn nhất về giá và chất lượng hơn là các giá trị gia tăng khác như giao hàng, dịch vụ và kỹ thuật.

Như vậy so với kết quả của các nghiên cứu trên thế giới đánh thì các yếu tố quan trọng được sắp thứ tự như sau: “Giá cả”, “Chất lượng”, “Kỹ thuật”, “Dịch vụ”, “Giao hàng”. Tuy nhiên chỉ có 2 biến “Chất lượng” và “Giá cả” là có ý nghĩa thống kê cuối cùng trong mơ hình. Tuy nhiên mơ hình vẫn có hệ số R2 adjust = 0.557 đủ để 55,7% cho quyết định cuối cùng doanh nghiệp. Mơ hình được chấp nhận do đã giải thích được hơn 50% kết quả nghiên cứu.

Để có sự đánh giá sự phù hợp của mơ hình, tác giả sẽ phân tích kết quả so sánh với các kết quả nghiên cứu trước trên thế giới đã được đề cập ở phần lý thuyết

 So sánh với các nghiên cứu trước: 1. Nghiên cứu Dickson – 1966

Theo Dickson, kết quả nghiên cứu chỉ ra 2 yếu tố quan trọng nhất chính là: “Chất lượng” và “Giao hàng”. Như vậy kết quả nghiên cứu của tác giả có sự tương đồng về yếu tố “Chất lượng”, tuy nhiên yếu tố “Giao hàng” chưa đạt được ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu tại doanh nghiệp Hồ Chí Minh. Tuy nhiên nghiên cứu Dickson là nghiên cứu sơ khai thể hiện quan điểm của những năm 1966 nên sự khác

biệt có thể giải thích tương đối và nghiên cứu tại Hồ Chí Minh cũng cần có thêm mẫu nghiên cứu để thể hiện tính khái quát cao.

2. Nghiên cứu Webber – 1991

Theo nghiên cứu quy mơ của Webber vào năm 1991 thì 2 yếu tố được đánh giá cao nhất là “Giá cả” và “Giao hàng”. Điều này cũng cho thấy yếu tố “Giá cả” của kết quả nghiên cứu có ý nghĩa tương đồng với nghiên cứu của thế giới cho thấy sự phù hợp của mơ hình. Mặc dù yếu tố “Giao hàng” vẫn là yếu tố khác biệt giữa nghiên cứu tại Hồ Chí Minh với nghiên cứu của Webber và Dickson. Sự khác biệt này sẽ là hướng nghiên cứu mà tác giả cần làm rõ cho các nghiên cứu sau, nhằm kiểm định lại và giải thích lý do dẫn đến sự khác biệt trên.

3. Hossein, Dadashza, và Muthu – 2004

Theo nghiên cứu lặp lại của Hossein, Dadashza, và Muthu năm 2004, thì 2 yếu tố quan trọng nhất được lặp lại chính là: “Chất lượng” và “Giao hàng”. Như vậy cho các nghiên cứu trước cũng cho thấy việc thay đổi trong quan điểm trên thế giới giữa “Chất lượng” và “Giá cả” cũng phải là nhất quán theo thời gian. Tuy nhiên yếu tố “Giao hàng” được chỉ ra như là yếu tố không thể thiếu trong sự chọn lựa này. Yêu cầu đặt ra cho tác giả là phải thực hiện nghiên cứu với quy mô mở rộng, nếu kết quả nghiên cứu vẫn không đạt được ý nghĩa thống kê cho yếu tố “Giao hàng” thì u cầu cần phải có nghiên cứu phỏng vấn tay đơi với một vài ứng viên và chuyên gia nhằm tìm ra nguyên do thực tế khác biệt tại Hồ Chí Minh.

4. Laura – 2011

Nghiên cứu mới nhất của Laura năm 2011 có sự tương đồng với nghiên cứu của tác giả cho 2 yếu tố “Chất lượng” và “Giá cả”. Điều này cho thấy kết quả nghiên cứu của tác giả khơng hồn tồn vơ lý và trái ngược với thế giới. Giả thuyết có thể đặt ra ở đây đó chính là quan điểm chọn lựa của doanh nghiệp đã có sự thay đổi từ “Giao hàng” thành “Giá cả” và “Chất lượng” sau cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 2008-2009. Tuy nhiên vẫn cần có sự kiểm chứng bởi các nghiên cứu lặp lại về sau và sự giải thích định tính từ các chuyên gia nghiên cứu học thuyết kinh tế.

Tóm lại kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy có nhiều yếu tố tác động đến quyết định của doanh nghiệp nhưng 2 yếu tố cốt lõi vẫn là: “Chất lượng”, “Giá cả”. Ba yếu tố còn lại sẽ mang tính chất giá trị gia tăng nhằm cạnh tranh giữa các nhà cung cấp có 2 yếu tố cốt lõi tương đương nhau.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp hàn quốc của doanh nghiệp TP HCM (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)