2.1 Sơ lược về Ngân hàng TMCP Á Châu
2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển
Ngân hàng TMCP Á Châu được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1993, là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại và ứng dụng công nghệ hiện đại vào các dịch vụ ngân hàng.
Tính đến nay, ACB đã hơn 21 năm hình thành và phát triển, ACB đã trở thành ngân hàng có thương hiệu cũng như qui mơ lớn trong hệ thống ngân hàng Việt Nam với 346 chi nhánh và phòng giao dịch, số lượng kênh phân phối tăng thêm mỗi năm trong 5 năm vừa qua và tổng số nhân viên là 8.791 người (tính đến thời điểm cuối năm 2013). Năm 2013, tuy vẫn còn chịu ảnh hưởng của biến cố 08/2012, ACB vẫn trụ vững, tiếp tục lành mạnh hóa bảng tổng kết tài sản, củng cố các hoạt động ngân hàng truyền thống và thu hẹp hoạt động đầu tư. Các sản phẩm của ngân hàng ACB khá đa dạng, hấp dẫn và nhiều dịch vụ tiện ích gia tăng kèm theo; đồng thời ACB cũng đầu tư mạnh cơng nghệ, xây dựng các chương trình quản lý khách hàng nhằm hỗ trợ cho việc quản lý và khai thác hiệu quả các nhu cầu của khách hàng, và nâng cao phần mềm vận hành để xử lý tốt nghiệp vụ cũng như giảm thiểu rủi ro trong vận hành.
ACB được nhiều tạp chí tài chính có uy tín trong khu vực và trên thế giới bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Và hiện ACB là một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam và nhận được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Từ năm 1993 đến nay là chặng đường dài và ACB đã có những bước tiến phát triển, đạt nhiều thành tựu lớn trong các hoạt động kinh doanh của mình, hoạt động nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, chuẩn mực trong quản lý rủi ro, hiện đại hóa cơng nghệ quản lý và vận hành, hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, không ngừng đào tạo nâng cao nhân viên. ACB đã tạo dựng được uy tín với các đối tác trong và ngoài nước trong suốt 21 năm qua.
2.1.2.1 Trước 2012
Giai đoạn 1993-1995: Đây là giai đoạn hình thành ACB. Những người sáng lâp ACB có năng lực tài chính, học thức và kinh nghiệm thương trưịng, cùng chia sẽ một nguyên tắc kinh doanh là “quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn và hiệu quả”. Giai đoạn này, xuất phát từ vị thế cạnh tranh, ACB hướng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực tư nhân, với quan điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng và cung ứng sản phẩm dịch vụ mới mà thị trường chưa có.
Giai đoạn 1996-2000: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dung quốc tế MasterCard và Visa với sự tài trợ của IFC (một công ty con của World Bank). Năm 1997, ACB bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại thơng qua một chương trình đào tạo tồn diện kéo dài hai năm, do các giảng viên nước ngoài trực tiếp giảng dạy. Nhờ đó, ACB đã năm bắt một cách hệ thống các nguyên tắc vận hành của một ngân hàng hiện đại, các chuẩn mực và thông lệ trong trong quản lý rủi ro, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ. Năm 1999, ACB khởi động chương trình hiện đại hóa cơng nghệ thơng tin ngân hàng. Vào cuối năm 2001, ACB chính thức sử dụng phần mềm hệ thống ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện), ACB chuyển từ mạng cục bộ sang mạng diện rộng. Năm 2000, ACB đã thực hiện tái cấu trúc hoạt động tại Hội sở theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ. Tháng 06/2000, khi thị trường chứng khốn Việt Nam hình thành, ACB thành lập Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS), bắt đầu chiến lược đa dạng hóa hoạt động.
Giai đoạn 2001-2005: Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong các lĩnh vực huy động vốn, cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, thanh toán quốc tế và cung ứng nguồn lực tại Hội sở. Năm 2004, Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA) được thành lập. Năm 2005, ACB và Ngân hàng Standard Charterd (SCB) tiến hành ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. ACB triển khai giai đoạn tiếp theo của chương trình hiện đại hóa cơng nghệ ngân
hàng, bao gồm các cấu phần: nâng cấp máy chủ, thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp với nền cơng nghệ lõi hiện có, và lắp đặt hệ thống máy ATM.
Giai đoạn 2005-2010: ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội vào tháng 10/2006. Trong năm 2007, ACB tiếp tục chiến lược đa dạng hóa hoạt động, thành lập Cơng ty cho th tài chính ACB (ACBL), cũng như tăng cường hợp tác với các đối tác như Công ty Open Solutions (OSI), Microsoft, Ngân hàng Standard Chartered, và trong năm 2008, với Tổ chức American Express và Tổ chứng JCB. Năm 2009, ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực. Năm 2010, ACB xây dựng Trung tâm dữ liệu dự phòng đạt chuẩn đặt ở tỉnh Đồng Nai. Trong giai đoạn này, ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động, đã thành lập mới và đưa vào hoạt động 223 chi nhánh và Phòng giao dịch; và ACB được Nhà nước Việt Nam tặng hai huy chương lao động và được nhiều tạp chí tài chính có uy tín trong khu vực và trên thế giới bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam.
Năm 2011, “Định hướng Chiến lược phát triển của ACB giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn 2020” được ban hành vào đầu năm. Trong đó nhấn mạnh đến chương trình chuyển đổi hệ thống quản trị điều hành phù hợp với các quy định pháp luật Việt Nam và hướng đến áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất. Cuối năm 2011, ACB đã khánh hành Trung tâm Dữ liệu dạng mô-đun (Enterprise module data center) tại TP.Hồ Chí Minh. Trong năm, ACB đưa vào hoạt động thêm 45 chi nhánh và phòng giao dịch.
2.1.2.2 Sau năm 2012
Năm 2012, sự cố tháng 08/2012 đã tác động đáng kể đến nhiều hoạt động của ACB, đặc biệt là hoạt động huy động vốn và kinh doanh vàng. Tuy nhiên ACB đã ứng phó sự cố, và nhanh chóng khơi phục tồn bộ số dư huy động tiết kiệm ACB chỉ trong thời gian 2 tháng sau đó. ACB đã lành mạnh hóa cơ cấu bảng tổng kết tài sản thông qua việc xử lý các tồn đọng liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước. ACB cũng thực thi quyết liệt việc cắt
giảm chi phí trong 6 tháng cuối năm, bước đầu hồn chỉnh khn khỗ quản lý rủi ro về mặt quy trình chính sách, và thành lập mới 16 chi nhánh và phịng giao dịch. Có thể nói nhờ sự đồng lịng của toàn thể nhân viên đã sát cánh cùng ACB vượt qua khó khăn khi xảy ra sự cố. Tuy ACB về cơ bản đã khôi phục sau sự cố nhưng ACB ln phải tìm kiếm, xây dựng các nguồn lực nội tại để đem lại lợi thế cạnh tranh cho ACB từ đó có hành động cụ thể nhằm khơi phục lại uy tín, niềm tin của khách hàng và đối tác.
Năm 2013, tuy kết quả hoạt động khơng như kỳ vọng nhưng ACB vẫn có mức độ tăng trưởng khả quan về huy động và cho vay VND. Nợ xấu được kiểm soát ở mức 3% sau những biện pháp mạnh về thu hồi nợ, xử lý rủi ro tín dụng và bán nợ cho Cơng ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). ACB cũng kéo giảm hệ số chi phí/thu nhập xuống còn 66%, giảm 7% so với năm 2012. Về nhân sự, với quy mô được tinh giản, và việc thay thế và bổ sung cấp quản lý được thực hiện thường xuyên. Mạng lưới kênh phân phối cũng được sắp xếp lại theo quy định mới của Ngân hàng nhà nước. Tình hình hoạt động ba năm từ 2011 đến 2013 cũng được đánh giá lại và Chiến lược phát triển ACB cũng được điều chỉnh cho giai đoạn 2014-2018.
2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh
Tốc độ tăng trưởng của ACB giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013 thể hiện thông qua số dư huy động và dư nợ cho vay.
Đồ thị 2.1 – Tổng vốn huy động trong giai đoạn 2009-2013 134,479 183,132 234,503 159,500 151,351 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số dư huy động (đvt: tỷ đồng)
Số dư huy động (đvt: tỷ đồng)
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2013
Đồ thị 2.1 trên cho thấy vốn huy động của ACB trong giai đoạn 2009-2013. Vốn huy động năm 2011 tăng 1,74 lần so với năm 2009), điều đó cho thấy tình hình huy động của ACB tăng trưởng tốt, huy động hiệu quả, khách hàng ngày càng tin tưởng vào ACB, thương hiệu ACB ngày càng được nhiều khách hàng biết đến. Sự cố vào tháng 08 năm 2012 của ACB làm ảnh hưởng không nhỏ, tổng vốn huy động năm 2012 giảm gần 32% so với năm 2011 và năm 2013 giảm gần 35% so với năm 2011. Sự sụt giảm mạnh số dư huy động thể hiện niềm tin của khách hàng dành cho ACB giảm, khách hàng rút tiền gửi sang Ngân hàng khác nhằm đảm bảo an tồn. Năm 2013 tình hình ACB đã đi vào ổn định, ACB nhanh chóng lấy lại niềm tin của khách hàng, tuy nhiên số dư huy động thay đổi không đáng kể so với năm 2012.
2.2.2. Hoạt động tín dụng
Cũng tương tự tình hình huy động, trong giai đoạn 2009-2013 ACB cũng đạt được sự tăng trưởng liên tục trong tổng dư nợ cho vay, dư nợ cho vay năm 2011 tăng 1,65 lần. Sự cố ACB ảnh hưởng khơng tăng trưởng trong tình hình cho vay, dư nợ cho vay cuối năm 2012 hầu như không thay đổi so với năm 2011, dư nợ năm 2013 tăng 4% so với năm 2012.
Đồ thị 2.2 – Tổng dư nợ cho vay trong giai đoạn 2009 – 2013 62.358 87.195 102.809 102.815 107.190 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Dư nợ cho vay (đvt: tỷ đồng)
Dư nợ cho vay (đvt: tỷ đồng)
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2013
2.2.3. Tổng tài sản – Tổng lợi nhuận
Đồ thị 2.3 – Tổng tài sản trong giai đoạn 2009 – 2013
167,724 205,105 281,019 176,308 166,599 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng tài sản (đvt: tỷ đồng)
Tổng tài sản (đvt: tỷ đồng)
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2013
Năm 2013, tuy vẫn còn chịu ảnh hưởng của biến cố năm 2012. ACB đã trụ vững, tiếp tục củng cố các hoạt động ngân hàng truyền thống, và thu hẹp hoạt động
đầu tư.
Kết thúc năm 2013, tập đoàn ACB đã đạt được tổng tài sản là 167.000 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3 - nhóm 5) ở mức 3% và lợi nhuận trước thuế năm 2013 của ACB là 1.035 tỷ đồng thay đổi không đáng kể so với năm 2012 nhưng vẫn ở mức giảm 75% so với năm 2011.
Mặc dù lợi nhuận và một số chỉ tiêu khác không như kỳ vọng, nhưng nhìn chung kết quả mà ACB đạt được là đáng khích lệ trong hồn cảnh kinh tế khó khăn và nỗ lực khắc phục và xử lý các vấn đề tồn đọng của mình.
Đồ thị 2.4 – Tổng lợi nhuận trong giai đoạn 2009 – 2013
2,838 3,102 4,203 1,043 1,036 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng lợi nhuận (đvt: tỷ đồng)
Tổng lợi nhuận (đvt: tỷ đồng)
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2013
Về chỉ tiêu kinh doanh, kết thúc năm 2013, tỷ suất sinh lời trước thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) là 8,2%, giảm không đánh kể so với ROE năm 2012 nhưng vẫn giảm mạnh so với giai đoạn 2009 – 2011, tỷ suất sinh lời trước thuế trên tổng tài sản bình quân (ROA) của ACB là 0,6% tăng nhẹ so với năm 2012 nhưng cũng thấp hơn nhiều so với giai đoạn 2009 – 2011.
Đồ thị 2.5 – ROE, ROE trong giai đoạn 2009 – 2013 31.80% 28.90% 36.00% 8.50% 8.20% 2.10% 1.70% 1.70% 0.50% 0.60% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00%
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
ROE ROA
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2013
2.3 Thực trạng về rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Á Châu 2.3.1 Thực trạng về hoạt động tín dụng tại NH TMCP Á Châu 2.3.1 Thực trạng về hoạt động tín dụng tại NH TMCP Á Châu
2.3.1.1 Đánh giá chung về hoạt động tín dụng
Đồ thị 2.2 trên cho thấy sự tăng trưởng của số dư cho vay khách hàng của Ngân hàng TMCP Á Châu qua 5 năm gần nhất. Từ năm 2009 đến năm 2011 số dư nợ cho vay tăng mạnh vào khoảng 65% (từ 62.358 tỷ đồng tăng lên 102.809 tỷ đồng), sự cố tháng 08 năm 2012 cũng ảnh hưởng hoạt động cho vay ở một mức độ nhất định, kết quả làm cho dư nợ cho vay khách hàng thay đổi không đáng kể so với cuối năm 2011. Khắc phục sự cố, năm 2013 Ngân hàng TMCP Á Châu đã ổn định và có sự tăng trưởng trong hoạt động cho vay của mình.
Trong tình hình nhu cầu và khả năng vay vốn đầu tư kinh doanh hoặc tiêu dùng của doanh nghiệp và dân cư bị hạn chế, việc tăng trưởng dư nợ của các ngân hàng nói chung và ACB nói riêng gặp khó khăn, nhưng ACB đã thực thi nhiều biện pháp nhằm củng cố và phát triển hoạt động cấp tín dụng.
Đánh giá chung, hoạt động cấp tín dụng năm 2013 của ACB có cải thiện so với năm 2012 và tăng trưởng khả quan so với mức bình quân của toàn ngành; cơ
nước trong lĩnh vực quản lý tín dụng được tuân thủ. Tính đến 31/12/2013 dư nợ tín dụng của ACB đạt 107.200 tỷ đồng, tương ứng tăng 4,3% so với đầu năm (nếu khơng tính đến khoản tất tốn dư nợ vàng theo lộ trình của Ngân hàng Nhà nước thì tăng trưởng tín dụng năm 2013 đạt 14% (từ 93.357 tỷ đồng ở năm 2012 và lên đến 106.361 tỷ đồng ở cuối năm 2013), trong đó cho vay trong lĩnh vực khơng khuyến khích là 6,85%.
2.3.1.2 Tăng trưởng dư nợ tín dụng
* Dư nợ theo khu vực
Đồ thị 2.6 – Tăng trưởng dư nợ theo khu vực năm 2013
42.155 22.647 14.189 15.607 12.592 -1,84% 7,61% 24,41% 52,40% 34,01% -10,00% 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 40.000 45.000
TPHCM M.Bắc M.Trung M.Đông M.Tây
Dư nợ theo KV 2013 (tỷ đồng) % tăng/giảm so 2012
Nguồn: Tổng kết năm 2013 và định hướng 2014
Đồ thị 2.6 cho thấy dư nợ tại khu vực TPHCM chiếm tỷ trọng cao nhất cả nước nhưng tốc độ tăng trưởng lại âm và khu vực chiếm tỷ trọng dư nợ thấp nhất là Khu vực Miền Tây. Tuy nhiên về tốc độ tăng trưởng so với năm 2012 thì khu vực Miền Đơng là tăng trưởng dư nợ lớn nhất với mức tăng trưởng là 52,40% và kế đến là khu vực Miền Tây với mức tăng trưởng là 34.01% so với năm 2012 và đạt 96,2% kế hoạch tăng trưởng.
Bảng 2.1 – Dư nợ cho vay phân theo ngành nghề trong giai đoạn 2009-2013
ĐVT: tỷ đồng NGÀNH
NGHỀ\NĂM 2009 2010 2011 2012 2013
Thương mại 19,831,560 27,617,019 36,748,899 33,197,034 27,095,125 Nông, lâm nghiệp 166,870 249,095 333,288 518,140 1,037,612 Sản xuất và gia
công chế biến 11,266,591 13,516,938 15,188,861 13,270,504 20,896,900 Xây dựng 2,373,316 3,570,687 4,862,518 3,343,992 3,806,157 Dịch vụ cá nhân
và cộng đồng 22,939,329 33,421,670 35,318,919 43,692,871 45,312,225 Kho bãi, giao
thông vận tải và thông tin liên lạc
1,756,208 2,606,580 3,070,449 2,386,365 3,150,961 Giáo dục và đào tạo 31,255 80,160 105,762 101,094 116,841 Tư vấn và kinh doanh bất động sản 519,614 1,276,296 1,449,056 1,079,051 2,205,845 Nhà hàng và khách sạn 997,745 1,474,081 2,174,478 1,816,546 1,707,964 Dịch vụ tài chính 630,766 667,142 703,532 631,529 100 Các ngành nghề khác 1,844,724 2,715,437 2,853,394 2,777,722 1,860,291 Tổng 62,357,978 87,195,105 102,809,156 102,814,848 107,190,021
Số liệu cho thấy ACB cho vay trong lĩnh vực dịch vụ cá nhân – cộng đồng chiếm tỷ trọng dư nợ cao nhất, kế đến là thương mại, sản xuất và gia công chế biến.