Kết quả dự báo nhu cầu điện đến năm 2030

Một phần của tài liệu Luan an 8.8-nhn (1) (Trang 134 - 137)

Ngành công Ngành nông Thương Dân dụng Giao Tổng nhu

Năm nghiệp nghiệp mại dịch sinh hoạt thông vận cầu điện

(GWh) (GWh) vụ (GWh) (GWh) tải (GWh) (GWh)

2020 139.66 2.84 12.41 86.03 15.66 256.59

2025 216.74 3.63 18.85 118.85 22.79 380.86

2030 334.90 4.35 28.57 167.29 33.83 568.94

Nguồn: [2]

Đây là phương án phụ tải cơ sở được lựa chọn, dự báo theo tốc độ tăng trưởng GDP phương án trung bình 7%/năm giai đoạn 2020-2030. Dự kiến tăng trưởng tiêu thụ điện năng giai đoạn 2020-2030 là 9.69%/năm.

Về cơ cấu tiêu thụ điện, phân tích và dự báo cho thấy cầu trên TTĐ Việt Nam sẽ có xu hướng tăng dần tỉ trọng điện tiêu thụ cho cơng nghiệp, dịch vụ thương mại.

Trong khi đó, tỉ trọng điện tiêu thụ trong dân dụng, sinh hoạt có khả năng cao sẽ thu hẹp dần (Hình 25).

Hình 4.1: Cơ cấu tiêu thụ điện của thị trường điện lực Việt Nam theo dự báo đến 2030

Nguồn: [2]

Với tốc độ tăng trưởng nhu cầu, đặc điểm cơ cấu tiêu thụ điện dự báo và giả định tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2030 trung bình là 7%/năm, quan hệ giữa tăng trưởng nhu cầu điện và tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua hệ số đàn hồi tiêu thụ điện cho cả giai đoạn là 1.38, thấp hơn đáng kể so với mức 1.99 của giai đoạn 2006 - 2015.

Nhìn chung hệ số đàn hồi tiêu thụ điện của Việt Nam được dự báo sẽ có xu hướng giảm dần và đạt mức ổn định vào giai đoạn 2030 - 2035 khi thu nhập bình qn đầu người của nước ta có thể đạt ngưỡng 4,000 USD (giá so sánh năm 2005). Diễn biến này cũng theo xu hướng của một số nước lân cận ở các giai đoạn trước và có liên quan mật thiết tới GDP bình quân đầu người. Tại thời điểm hệ số đàn hồi giảm về ngưỡng xấp xỉ 1, thu nhập bình quân đầu người của Thái Lan là 3,150 USD/người, và của Malaysia là 5,600USD/người.

4.2. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊTRƯỜNG ĐIỆN LỰC GIAI ĐOẠN ĐẾN 2030 TRƯỜNG ĐIỆN LỰC GIAI ĐOẠN ĐẾN 2030

4.2.1.Quan điểm phát triển thị trường điện lực tại Việt Nam

Căn cứ vào triển vọng phát triển TTĐ của Việt Nam trong bối cảnh trong nước và quốc tế, đồng thời xem xét những xu hướng chủ đạo của ngành công

nghiệp điện lực và thị trường năng lượng quốc tế, quan điểm phát triển TTĐ Việt Nam trong giai đoạn tới 2030 là:

• Phát triển TTĐ bền vững đáp ứng đủ nhu cầu điện cho các nhóm khách hàng, trên cơ sở có cơng suất phát điện dự phịng hợp lý và bảo đảm an ninh năng lượng;

• Nhu cầu điện cần được quản lý và duy trì mức tăng trưởng bền vững để giảm thiểu áp lực lên nguồn cung điện năng và đảm bảo cơ cấu tiêu thụ hợp lý góp phần phát triển kinh tế - xã hội một cách hiệu quả, bền vững.

• Cân đối hài hịa giữa mục tiêu phát triển chuỗi sản xuất - cung ứng điện đáp ứng nhu cầu thị trường và kiểm sốt các tác động tới mơi trường và các cam kết quốc tế về giảm phát thải KNK.

• Đa dạng hóa nguồn cung điện năng cho thị trường, trong đó chú trọng phát triển nguồn điện NLTT dựa trên tiềm năng thực tế của Việt Nam và xu hướng công nghệ khai thác của thế giới

• Hạ tầng lưới điện cần được phát triển đồng bộ với nguồn điện để đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy, phục vụ tốt hơn cho vận hành thị trường điện.

• Giảm dần sự điều tiết của Nhà nước đối với giá điện để TTĐ vận hành theo cơ chế thị trường, qua đó khuyến khích đầu tư phát triển ngành điện;

• Phát triển nền tảng và cơ chế giao dịch cho TTĐ cạnh tranh theo đúng lộ trình nhằm đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh điện, phục vụ tối đa lợi ích cho khách hàng tiêu thụ và sử dụng điện.

4.2.2. Mục tiêu phát triển thị trường điện lực tại Việt Nam

4.2.2.1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển TTĐ bền vững đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội với chất lượng và dịch vụ điện năng tốt hơn, tính minh bạch và cạnh tranh của thị trường được đảm bảo, thúc đẩy quá trình sản xuất, cung ứng điện năng hiệu quả hơn, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ mơi trường và phát triển kinh tế - xã hội bền vững;

4.2.2.2. Mục tiêu cụ thể

Phát triển TTĐ cần đạt được các mục tiêu cụ thể như sau:

- Tiếp tục thực hiện lộ trình hình thành và phát triển các cấp độ TTĐ tại Việt Nam;

- Đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ điện trong nước với mức tăng trưởng GDP bình quân dự báo đạt khoảng 7.0%/năm trong giai đoạn 2016 - 2030, trong đó tổng nhu cầu dự kiến qua đến 2030 đạt khoảng 568.94 tỷ kWh [2].

- Về cơ cấu sản xuất điện năng trong nước đến năm 2030: Nhiệt điện chiếm khoảng trên 70% cơ cấu điện năng của tồn quốc, trong đó nhiệt điện than có tỉ trọng 52.67%. TTĐ sẽ ít phụ thuộc vào thủy điện khi tỉ trọng của điện năng sản xuất từ nguồn này sẽ giảm từ 29.28% năm 2020 xuống cịn 13.65% năm 2030. Trong khi đó, nguồn điện sẽ chứng kiến sự gia tăng mạnh hơn của nguồn năng lượng tái tạo, dự báo sẽ chiếm tỉ trọng 8.5% vào năm 2030, cao hơn mức 7.54% của điện hạt nhân, chỉ thấp hơn nhiệt điện đốt khí (15.79%). Chi tiết kết quả tính tốn cơ cấu điện năng sản xuất giai đoạn 2020 - 2030 được thể hiện trong Hình 4.3.

Một phần của tài liệu Luan an 8.8-nhn (1) (Trang 134 - 137)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w