Sản lượng điện nhập khẩu của Việt Nam

Một phần của tài liệu Luan an 8.8-nhn (1) (Trang 97 - 101)

Nguồn:[27,37]

Trong thời gian qua, hệ thống điện Việt Nam có thêm nhiều nguồn điện mới ở khu vực phía Bắc đi vào vận hành nên trong thời gian tới, hệ thống điện Việt Nam có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng điện trong nước. Do vậy, dự kiến trong thời gian tới, lượng điện nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm mạnh.

Về xuất khẩu điện, tính đến 2015, Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã thực hiện bán điện qua 06 cửa khẩu cho hai nước bạn Lào và Campuchia, bao gồm cửa khẩu Lao Bảo, La Lay (Quảng Trị), Đăk Ốc (Quảng Nam), Bờ Y (Kon Tum), Lệ Thanh (Gia Lai) và cửa khẩu BuPrăng (Đăk Nông). Năm 2015, sản lượng điện xuất khẩu sang Lào và Campuchia đạt 805 triệu kWh.

3.2.2.4. Phát triển nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo

Việt Nam có tiềm năng NLTT đa dạng, với các nguồn NLTT chính, có khả năng khai thác có hiệu quả là mặt trời, gió và sinh khối. Khu vực ven biển miền Trung và các tỉnh phía Nam được nhận định là có tiềm năng cao hơn với lợi thế về điều kiện khí hậu, đặc điểm phát triển kinh tế xã hội.

Năng lượng mặt trời: Ở Việt Nam, bức xạ mặt trời trung bình 150 kcal/m2

chiếm khoảng 2,000 - 5,000 giờ trên năm, với ước tính tiềm năng lý thuyết khoảng 43.9 tỷ TOE [11; 23; 25]. Số ngày nắng trung bình trên các tỉnh của miền trung và miền nam là khoảng 300 ngày/năm. Hiện nay đa phần điện mặt trời chỉ khai thác ở quy mô nhỏ, được lắp đặt tại các khu vực vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Thời gian gần đây với việc ban hành cơ chế giá mua điện cố định ở mức 9.35 Uscent/kWh của

Chính phủ, điện mặt trời được dự báo sẽ có mức tăng trưởng rất cao trong những năm tới và có thể đạt mức trên 10% cơng suất tồn hệ thống vào năm 2030.

Năng lượng gió: Việt Nam được xác định là quốc gia có tiềm năng gió lớn

nhất so với các nước láng giềng trong khu vực như Lào, Campuchia và Thái Lan [88]. Những khu vực hứa hẹn nhất cho phát triển điện gió chủ yếu nằm ở các vùng ven biển và cao nguyên miền nam trung bộ và miền nam của Việt Nam. Cũng theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, ước lượng khoảng 8.6% tổng diện tích lãnh thổ Việt Nam có tiềm năng gió với mức từ “cao” đến “rất cao”, phù hợp cho việc triển khai tuabin gió cỡ lớn [88]. Việt Nam đã ban hành chính sách giá mua điện gió cố định ở mức 7.5 Uscent/kWh. Cho đến nay, tổng công suất lắp đặt của các trang trại gió phát điện quy mơ lớn nối lưới đã đạt trên 100 MW, tập trung tại các tỉnh ven biển phía Nam như Bạc Liêu, Cà Mau, Bình Thuận. Trong giai đoạn tới, dự báo tiềm năng gió tại Việt Nam sẽ tiếp tục được khai thác và có mức tăng trưởng rất cao.

Năng lượng sinh khối

Là một nước nơng nghiệp, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về nguồn năng lượng sinh khối. Các loại sinh khối chính là: gỗ năng lượng, phế thải - phụ phẩm từ cây trồng, chất thải chăn nuôi, rác thải ở đô thị và các chất thải hữu cơ khác. Khả năng khai thác bền vững nguồn sinh khối cho sản xuất năng lượng ở Việt Nam đạt khoảng 100-150 triệu tấn mỗi năm. Một số dạng sinh khối có thể khai thác được ngay về mặt kỹ thuật cho sản xuất điện hoặc áp dụng công nghệ đồng phát năng lượng (sản xuất cả điện và nhiệt) đó là: trấu ở đồng bằng sơng Cửu Long, bã mía dư thừa ở các nhà máy đường, rác thải sinh hoạt ở các đô thị lớn, chất thải chăn ni từ các trang trại gia súc, hộ gia đình và chất thải hữu cơ khác từ chế biến nông-lâm-hải sản [10; 90]. Theo thống kê, hiện có khoảng 40 nhà máy đồng phát nhiệt điện với tổng công suất 150MW tại Việt Nam.

3.2.3. Hạ tầng truyền tải và phân phối điện tại Việt Nam

Hệ thống truyền tải điện đóng vai trị quyết định trong việc đưa sản phẩm là điện năng đến với các hộ tiêu thụ. Thiết kế và vận hành hệ thống hạ tầng truyền tải và phân phối điện tại Việt Nam được cấu trúc thành các cấp điện áp 500kV, 220kV và 110kV. Lưới truyền tải 500, 220kV do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia

quản lý, lưới điện phân phối từ 6kV đến 110kV thuộc quyền quản lý của các Tổng Cơng ty điện lực miền. Có thể thấy sự phát triển của lưới truyền tải Việt Nam phát triển tương đối ổn định qua các năm như sau:

Bảng 3.2: Khối lượng đường dây và trạm biến áp các năm 2011-2016

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Khối km MVA km MVA km MVA km MVA km MVA km MVA

lượng 500kV 4,132 13,950 4,670 16,050 4,887 19,350 6,611 21,900 7,183 22,950 7,346 26,100 220kV 10,387 25,839 11,449 27,901 12,166 31,202 12,941 35,041 15,079 35,851 16,589 45,540 110kV 14,402 30,284 15,057 32,676 15,602 35,653 16,685 39,374 18,681 42,332 18,511 49,556 Tổng 28,921 70,073 31,176 76,627 32,655 86,205 36,237 96,315 39,137101,133 42,446 121,196 Nguồn: [26; 37; 83]

Lưới truyền tải 500kV

Lưới truyền tải 500kV là xương sống của hệ thống điện Việt Nam, có tổng chiều dài 7,346km từ Bắc vào Nam. Hệ thống này đóng một vai trị vơ cùng quan trọng trong cân bằng năng lượng của toàn quốc và có ảnh hưởng lớn tới độ tin cậy cung cấp điện của từng miền.

Khối lượng đường dây (ĐZ) 500kV tăng trưởng trung bình 14.2%/ năm trong giai đoạn 2011-2016. Dung lượng máy biến áp (MBA) 500kV cũng tăng đáng kể từ 13,950 MVA năm 2011 đến 26,100 MVA năm 2016 (tăng trưởng giai đoạn 2011-2015 đạt 16.2%/năm). Trong khi đó khối lượng đường dây và dung lượng MBA 220-110kV đạt tốc độ tăng trưởng thấp hơn, bình quân 6.4% và 11.5% cùng giai đoạn.

Nhìn chung lưới truyền tải 500 kV Bắc- Nam vận hành tương đối ổn định và chủ yếu truyền tải công suất cao từ Bắc vào Nam đồng thời tổn thất trên đường dây 500 kV giảm dần qua các năm [13]. Nhiều cơng trình đường dây và trạm đã chính thức đưa vào vận hành góp phần đáng kể trong việc đảm bảo cung cấp điện, cải thiện chất lượng điện áp, giảm tổn thất, chống quá tải và nâng cao độ ổn định vận hành của hệ thống.

Lưới truyền tải 220kV, 110kV

Lưới 220-110kV là xương sống cho hệ thống điện của từng miền, có nhiệm vụ đảm bảo việc cung cấp điện an toàn và liên tục tới lưới điện của miền và khu vực. Lưới truyền tải 220kV và 110kV trong thời gian qua cũng phát triển mạnh mẽ, từ xấp xỉ 24,789km đường dây năm 2011 tăng lên gần 35,100km đường dây năm 2016. Dung lượng các trạm biến áp cũng tăng mạnh từ 56,123MVA năm 2011 tăng lên 95,096MVA năm 2016.

Nhìn chung cơ sở hạ tầng lưới điện đã có mức phát triển tốt, nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định do sự gia tăng nhu cầu của phụ tải trong thời gian qua, lưới điện 220-110kV vận hành tương đối ổn định mặc dù một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chưa được đảm bảo một cách tối ưu như khả năng dự phòng (khu vực Miền Bắc và miền Nam). Trong một số trường hợp sự cố nguồn, sự cố lưới và phụ tải cao thực tế có dẫn đến tình trạng q tải các đường dây 220kV liên kết.

Lưới điện phân phối trung và hạ áp

Trong hệ thống điện và vận hành TTĐ, lưới điện phân phối trung áp và hạ áp đóng vai trị trực tiếp đưa điện năng đến hộ tiêu thụ cuối cùng. Hiện nay, lưới phân phối trung áp khu vực các thành phố, thị xã, khu đô thị và khu công nghiệp được xây dựng theo cấu trúc mạch vòng vận hành hở, các khu vực cịn lại theo cấu trúc hình tia. Về mặt kỹ thuật, cấu trúc mạch vòng vận hành hở đem lại khả năng phân phối điện an toàn và tin cậy hơn so với cấu trúc hình tia. Xu hướng chính trong đầu tư, cải tạo và nâng cấp lưới điện trung áp là chuyển về cấp điện áp 22kV trên cả ba miền.

Lưới điện hạ áp ở nước ta phần lớn được thiết kế với kết cấu 3 pha 4 dây hoặc 1 pha 2 dây, trung tính nối đất trực tiếp, cấp điện áp 220 (380)V với nhiều chủng loại dây dẫn như: cáp ngầm (ruột đồng hoặc nhôm), cáp bọc, cáp vặn xoắn ABC, dây trần và dây lưỡng kim. Trong đó, khu vực thành phố, thị xã chủ yếu sử dụng cáp bọc, cáp vặn xoắn ABC và cáp ngầm. Các khu vực còn lại dùng các loại dây như dây trần, dây lưỡng kim.

3.2.4. Cơ chế cạnh tranh trên thị trường điện lực

Từ giai đoạn đầu những năm 2000, cùng với việc thành lập và ra đời các đơn vị phát điện ngoài EVN, ngành điện đã xuất hiện sự cạnh tranh nhất định trong phát điện dù chưa hình thành nền tảng giao dịch TTĐ [82]. Ở giai đoạn này các nguồn ngồi EVN chiếm khoảng 7.2% cơng suất hệ thống (452MW) và sản lượng điện

chiếm khoảng 9.2% tổng điện thương phẩm (2.51 TWh). Song song với việc cơ cấu lại EVN, lộ trình xây dựng và phát triển TTĐ đã được Chính phủ ban hành tại Quyết định số 26/2006/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2006, trong đó đặt ra yêu cầu quy định và vạch ra lộ trình ba cấp độ thị trường. Mỗi cấp độ được thực hiện theo hai bước: thí điểm và vận hành chính thức.

TT Phát điện cạnh tranh TT Bán bn cạnh tranh TT cạnh tranh bán lẻ

(VCGM) (VEWM) 2010 2014 2017 2021 2023 Thí điểm Chính thức Thí điểm Chính thức Thí điểm Chính thức

Một phần của tài liệu Luan an 8.8-nhn (1) (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w