4. Ý nghĩa tư tưởng và những hạn chế của tác phẩm
4.1. nghĩa tư tưởng
Trong khi cả xã hội bị xô đẩy xuống dôc, trong kh người ta đương quen nhìn son phấn, lụa là, và trong khi người ta đương thích đọc truyện sa đoạ, nói chuyện sa đoạ, thì Ngô Tất Tố không a du hoàn cảnh, không chiều sở thích chung. Ông cho ra cuốn “Tắt đèn”. Có thể nói là Ngô Tất Tố đã mạnh dạn làm trái tai trái mắt mọi người bằng một câu chuyện có vẻ trái mùa. Vì ông trình bày giữa cái xã hội xa hoa đài điém, chuyện khổ sở của một người nông dân gày gò, đen đủi, ốm yếu, rách rưới, nghèo nàn.
Vì cuốn “Tắt đèn” thức tỉnh độc giả nhìn thấy sự thực, nó có thể ví như bông sen, tuy mọc trong bùn tanh nhơ, giữa những bè ngổ, bè dừa, bè bèo Nhật Bản đương bị luông nước lôi cuốn, thế mà bông sen ấy vẫn đứng vươn cao mình, trong trắng và thơm ngát.
“Tắt đèn” là một cuốn truyện dài, chỉ là một cảnh khổ của một người nông dân phải đóng sưu thế. Nhưng nó tiêu biểu cho hàng vạn, hàng triệu cảnh khổ khác của hàng vạn, hàng triệu nông dân khác sống dưới chế độ phong kiến và đế quốc tan bạo.
Anh Nguyễn Văn Dậu, một cố nông, trong khi ốm thì bị bọn hươg lý đến thúc thuế. Không có tiền nộp, anh phải trói, giải ra đình và bị đánh đập tàn nhẫn. Ở đây, ta thấy bọn cường hào như đàn dòi xúm quanh anh Dậu hòng hút máu mủ anh. Chị Dậu thương chồng, phải đem bán con gái lên tám tuổi và một ổ chó
mới đẻ, lấy hai đồng bạc - người một đồng, chó một đồng. Tên địa chủ làm văn tự, viết là vay dôi hoa tai vàng giá hai mươi đồng. Nhưng đến khi nộp sưu, thì bọn phần thu trừ vào suất của em anh Dậu mới chết hồi năm ngoái, sau khi làng trình sổ thuế.
Tên tri huyện về đốc thuế, khám phá ra bọn hương lý làm bậy, bèn lấy cớ để xoay tiền. Nó thấy chị Dậu có nhan sắc, lại bắt chị lên huyện để hếp. Nhưng chị đã trốn thoát được tay nó. Muốn có tiền nộp đủ sưu để chồng khỏi bị đánh dập, cùm kẹp, chị đành bổcn măng sữa ở nhà, đi ởvú em cho bố một tên tuần phủ bú, vì lão giá đã rụng hết răng. Thằng cụ cố tuy kề miệng lỗ, nhưng không bỏ được thói dâm ô, một đêm nó lần đến chỗ chị Dầu nằm, ôm lấy chị, định giối già một chuyến. Nhưng chị lại chạy thoát.ư
Cuốn “Tắt đèn” là một cuốn phim chiếu một sự thực, một sự thực thô, nhưng rất tỉ mỉ, để tố cáo tội ác tàn bạo và thối nát thời bấy giờ.
Là cuốn tiểu thuyết in bằng giấy trắng mực đen, nhưng đồng thời nó là bàn tay chắc nịch vả vào bọn toàn quyền, thống sứ cùng quan lại, tổng lý, và bọn bồi bút đồngl oã, đã cố lấp liếm cảnh thối tha nhơ bẩn, còn khoe khoang công trình khai hoá nhân đạo kiểu chúng.
Là cuốn tiểu thuyết in bằng giấy trắng mực đen, nhưng đồng thời nó là tâm hồn của tác giả tha thiết yêu nông dân, tố cáo một chế độ cần phải đạp đổ, từ tầng trên là bọn đế quốc thống trị, quan lại tay sai, cho đến tầng dưới của nó là bọn tổng lý cường hào gà què ăn lẩn cối xay.
4.2. Hạn chế
Nghệ thuật miêu tả của Ngô Tất Tố khôg phải không có nhược điểm. Ông không có khả năng đi vào tâm lý nhân vật một cách trực tiếp và sâu sắc tinh vi như Nam Cao. Một số bức tranh tĩnh vật của ông do lạm dụng quá nhiều một kiểu nhân cách hoá, thành ra đơn điệu và thiếu tự nhiên. Khi vẽ chân dung chị Dậu, cũng có lúc ông rơi vào công thức mòn sáo (“Bên đám lông mày cong rướn, mấy sợi tóc mai lả thả rủ xuống, hình như làn khói thuốc lá phớt phơ bay trước khuôn gương. Và trên cái gò má đỏ bừng, vài ba giọt nước mắt thánh thót đuổi nhau, chẳng khác hạt sương buổi mai lánh đọng trong cánh hoa hồng mới
nở”).
“Tắt đèn” còn một nhược điểm của nó là bi quan với tiền đồ, với vận mệnh của nông dân. Nhà văn lão thành Ngô Tất Tố, sau này là đồng chí Ngô Tất Tố trong hàng ngũ Đảng, lúc ấy vòn bị hạn chế trong nhận thức chính trị, không thể nhìn thấy rằng dưới sự lãnh đạo và tổ chức của Đảng, nông dân nhất định sẽ tự giải phóng khỏi chế độ thực dân và phong kiến. Nhưng dù sao, nhà văn Ngô Tất Tố ở vào hoàn cảnh lúc ấy đã làm được một việc rất đáng quý với cuốn tiểu thuyết “Tắt đèn”: đọc xong, không ai còn có thể lãnh lãnh đạm, bàng quan đối với vấn đề nông dân, còn không căm thù đế quốc và phong kiến.
KẾT LUẬN
“Tắt đèn” là một câu chuyện buồn của người nông dân lao động diễn biến ngay ở nông thôn. Có bi buồn, nhưng không phải là trát nhọ nồi vào thực tế. Câu chuyện nông dân đây không diễn ra ở mặt ruộng đất, mà lạ chỉ diễn ra ở một vài nơi công đường tư thất, loáng thoáng qua một cái phố phủ có hàng quán, qua nhà một tên nghị viện dân biểu địa chủ, và nhất là ở một cái đình làng. Nghé vào cái đình làng, thấy bộ mặt hai mặt quan lại và thực dân, và những cái râu ria tổg lý ký lệ của nó. Nó chính là thứ rắn hổ mang, rắn cạp nong có hai đầu, và đầu nào cũng đốt chết người cả. Tội ác của phong kiến ta thông lưng với đế quốc Tây có nhiều mặt nhiều nét. Cướp nước cướp núi, cướp sông cướp biển cướp rừng cướp phố, cướp đồng ruộng và đoạt hồn người, đoạt những linh hồn người ta sống đời trên những mảnh đất nước ấy. Sự áp bức bóc lột của hai thằng kẻ cướp, thật là đủ cách. Nó lột người bằng thuế đánh vào cái này cái kia, nó còn lột truồng người ra và dán lên sự loã lồ thân thể ấy một cái thẻ sưu hai đồng bẩy hào Đông Dương. Mà “thẻ vô sản” thì cũng phải đóng một đồng. Tố khổ cho nông dân, “Tắt đèn” không nói ruộng đất, tô tức, “Tắt đèn” xoáy vào cái thuế đinh bất nhân đánh vào đầu người hàng năm. “Tắt đèn” là câu chuyện khốn khổ của người làm ruộng nghèo phải bán con, lìa nhà, đi ở vú (nếu chưa là đi ở thổ, đi ăn mày, đi chết đường chết chợ) để chạy cho xong một cái thẻ sưu. Cái thẻ thuế người thì vĩnh viễn ra tro rồi, nhưng “Tắt đèn” vẫn còn truyền lại những xúc cảm phát ra từ những con người sống ở một thời đại đánh thuế vào mạng người, đánh thuế vào hồn người sóng và cả vào xác người chết.
Phải nói ngay ra là chúng ta đang sống giữa một chế độ tuyệt đối không có sưu thế gì đanh trực diện vào con người. Thế hệ trẻ không trực tiếp sống cái thời tối tăm trắng trợn kinh tởm đó. Nhưng tại sao tuổi trẻ thuần khiết lại xúc động được với những con người “ngày xưa” đau khổ phức tạp như thế? Người độc giả trẻ tuổi không trực tiếp sống cái thống khổ của những nông dân tiền khởi nghĩa đó, nhưng đọc “Tắt đèn”, họ xúc động với những nhân vật ngạt thờ của nó. Trong “Tắt đèn”, cái gì đã làm cho họ xúc động? Cái cốt truyện ư? Câu
chuyện ư? Người trong truyện ư? Cái cách kể lại dựng lại câu chuyện ư? Một hay cái cách kể chuyện, cái cách dựng truyện thật là quan trọng. Cũng nội dung “Tắt đèn” đó, người khác kể hoặc dựng thì có thể là rung động kém đi, hoặc không rung động gì cả. Mà Ngô Tất Tố kể thì xúc động như thế đó. Và tôi tin rằng khi tất cả những người nông dân nước ta được nâng cao bất cứ ai có trình độ tinh tế về mỹ lý, mỹ học, về văn chương, về văn học. Nông thôn Việt Nam rồi sẽ cơ giới hoá mãi lên, rồi sẽ không bón phân người một cách tự nhên chủ nghĩa nữa, rồi sẽ hoá học hoá phân bón, rồi sẽ điện khí hoá. Tôi muốn vẽ phác trước ra cái ngày hạnh phúc chung đó. Và trong cái vui ấm đó ở nông thôn xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tôi nghĩ rằng chị thôn nữ và anh trai làng xã hội chủ nghĩa đến thư viện nhà văn hoá xã, ngoài những tiểu thuyết mới nhất, vẫn thích mượn cuốn “Tắt đèn”, mặc dầu những hình ảnh “Tắt đèn” rất là xa lạ với họ, xa lạ hàng thế kỷ chính trị, hàng thế kỷ kỹ thuật canh tác.
Quanh họ, quanh hợp tác xã, quanh nông trường, họ biết rằng có anh Dậu, chị Dâu nào nữa. Nhưng người độc giả tại thư viện hợp tác xã ở nông thôn mắc điện sau này vẫn cảm thông với thảm kịch “Tắt đèn”. Quanh họ, là ánh sáng, ánh sáng do Đảng đem tới và cho toả ra trên khắp đồng ruồng. Cái bóng tối của làng cũ đã xua tan rồi. Chính vì cuộc sống nay đã có ánh sáng mà họ càng xót thương cho giai cấp mình đã có một lúc - một lúc dài hàng bao nhiêu triều đại phong kiến và cả một thế kỷ Tây chiếm đóng - sống trong cảnh tắt đèn thường trực. Họ biết rằng từ chỗ tối đất đó họ đã đi ra. Đảng đã đưa họ ra chỗ sáng giời. Vợ chồng chị Dậu cũng là những cò túng đất tối đất đó. Dựng “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố chưa nói được Đảng, nhưng đã nói được về quần chúg, những con người quần chúng cơ bản, những con người nông dân nghèo mà tốt. Chị Dậu tiêu biểu cho cái lẽ phải thông thường của những con người nông dân lành mạnh. Cây lúa thèm ánh sáng như thế nào thì chị cũng tuông ra khỏi bóng tối như thế.
Trong thời cũ, văn học và văn chương chỉ diễn đạt những tâm trạng phụ nữ thị dân, và thảng hoặc có chấm phá đến phụ nữ làng, thì chỉ đưa ra những nét thôn nữ dịu dịu. Ngô Tất Tố đã đưa ra, đã dám đưa ra một nhân vật đàn bà nông thôn khoẻ khoắn lành mạnh như chị Dậu. Tôi cho đó là một bằng chứng có giá
trị mà Ngô Tất Tố đã góp được vào viện bảo tàng con người Việt Nam tiến lên, tiến lên dưới cờ Đảng.
Tôi nghĩ rằng nếu tôi còn trong cái tuổi cắp sách đều đều đến trường đại học, thì tôi phải có luận án văn khoa ở đại học về “Người đàn bà trong văn học Việt Nam”, và tôi không thể không tán bàn đến chị Dậu của đoản thiên Ngô Tất Tố. Trên cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa, thấy sừng sững cái chân dung lạc quan của chị Dậu. Chân dung chị Dậu còn thiều ánh sáng Đảng chiếu vào, nhưng mặc dầu thế, tôi vẫn quý tấm tranh phụ nữ này. ‘
Dòng cuối cùng của “Tắt đèn”: “trời tối như mực và như cái tiền đồ của chị”. Tối thật, tối quá lắm, sự sống đến như đời sống chị Dậu thì tối sẫm cả người mặt người đọc truyện hai mươi năm sau này. Những câu kết của “Tắt đèn” không hẳn là một câu tiêu cực. Nó ó hiện tượng bi quan, nhưng không là tiêu cực về bản chất. Bản chất của nhân vật Chị Dậu rất khoẻ, cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra. Một nhân vật khoẻ và mạnh như chị Dậu, có thể ngừng cuộc đời của mình ở đây không? Hay là nó phải tuông ra khỏi cái tối như mực? Vì cái tiền đồ tối như mực ấy mà không tuông ra khỏi thì sao có sống được?
Tôi ngờ câu kết này cũng mới chỉ là cái chấm hết một thiên của truyện dài. Với một cái tiền thân ngay thẳng lành mạnh như vậy, tôi nghĩ rằng chị Dậu thế tất phải có một hậu thân trong các đoàn thể cách mạng; và tôi nhớ như đã có lần nào, tôi đã gặp chị Dậu ở một đám đông phá kho thóc Nhật, ở một cuộc cướp chính quyền huyện kỳ Tổng khởi nghĩa; và nếu không thì, chí ít, tôi cũng đã gặp chị trong những ngày địch hậu o ép, chị tải thương hoặc đậy nắp hầm bem cho cán bộ cơ sở. Đúng thế đấy, “Tắt đèn” chỉ là một đoản thiên. Lúc bấy giờ chưa có cách mạng ruộng đất, mà đã có những ngòi bút dồn nhân vật nông dân mình vào chỗ chân tường, dồn đến cái mức người độc giả có suy nghĩ phải ý thức ngay được cái tuông ra tất nhiên của nhân vật. Tôi cho đó là dư vị chính của “Tắt đèn”.