Điềm nhìn nhân vật

Một phần của tài liệu Điểm nhìn của Ngô Tất Tố trong tác phẩm “Tắt đèn” (Trang 29 - 37)

Hãy xi cho phác ra đây ít đường nét chính của truyện “Tắt đèn”. Truyện xảy ra ở một cái làng đói, ở những cái làng đói nơik đồng bằng Bắc Bộ. Nhân vật “Tắt đèn” có lúc bị bắn lên đến phủ đến tỉnh, nhưng gốc sống của nó, chính ra vẫn là cái làng An Nam tối om hôi thối ngày xưa. Thời gian của “Tắt đèn” cũng là thời kỳ những người cộng sản Việt Nam ở trong bóng tối (có ra hoạt động công khai ít nhiều, có lúc tranh tôi tranh sáng, nhưng theo chỗ tôi nghe được, thì hoạt động bóng tối vẫn là nhiều hơn).

Nhân vật của “Tắt đèn” cũng dễ nhớ thôi. Nhân vật có cả người; có cả chó (nhân vật này chỉ hiện hình chứ không đánh tiếng lên trong truyện). Có cả người sống ra trò, và có cả người chết, chết nhưng có vai trò giữ nhịp cho hơi chuyện ở đoạn mấu chốt nhất của truyện. Có tên lý tưởg, có lão tri phủ ba que ba dọi, có bố lão quan tỉnh dê cụ. Và cả một tràng nhân vật cầm cờ chạy hiệu, nó nguyên là cái đám cai lệ tay sai phong kiến ở cấp xã. Trên đầm bùn ấy, ngoi lên một đài hoa sen dã ngoại. Tên cái thứ sen quê ấy là chị Dậu. Dậu là tên người chồng. Tên thật chị là Thị Đào mà lính lệ quen thói xếch mé bắt chước quan thầy chúng, thường gọi là “con mẹ Đông Xá” (tên cái làng nguyên quán của chị Dậu). Mụ đưa người thì đỡ xếch mé hơn một tí, và gọi là “nhà chị Đông Xá”.

Chị nhân vật chính ấy có ba con: Tý, Tỉu, Dần, và sau bán mất con Tý 7 tuổi lấy tiền đóng thuế thân cho anh Dậu. Cả một chương X của “Tắt đèn” là dành cho cái Tý đó. Con bé ngoan quá, hiếu thảo quá. Ngô Tất Tố đã dành cho

cái Tý những lời những ảnh quý giá nhất trog từ vị từ ngữ mình. Văn xuôi, thể truyện, nói về trẻ em Việt Nam, cái chương X đó phải được xếp vào loại những trang đẹp tốt và cảm kích nhất viết cho thiếu nhi. Thêm nữa, cả chương X này dồn dồn cái không khí kịch. Củ khoai, mấy em nhỏ. Một bà mẹ đau khổ, không muốn cho trẻ con thấy sự thật của người lớn. Một cuộc sinh ly (giống như tử biệt) bên một cái rá khoai nghèo và khói cứ loãng dần trên củ khoai nguội. Với bao nhiêu câu lục vấn của lũ trẻ.

Chị Dậu lành mạnh cơ thể và hồn nhiền trong cách nghĩ trong việc làm, hồn nhiên hiểu theo cái nghĩa của sự thẳng thắn tự nhiên ở một tâm tính người.

Con mẹ địa chủ Quế mê tín đểu giả ấy đã gạ mụ con chị Dậu cho con gái hắn vốn hiếm hoi “phải nuôi con nuôi thì mới đứng số (…) tao muốn mua cho cô ấy một đứa, để nó gánh vác đỡ đi”. Nghĩa là cái Tý sẽ ốm thay chết thay, thế mạng cho cháu con nhà địa chủ ! Tâm địa mụ địa chủ độc tối như thế, và tiền nong thì mua ép tính thiếu như thế; lúc biết đến, chị Dậu cũng chỉ hạ một câu “cái bà nghị, giàu thế mà còn làm điêu”.

Cái thằng phong kiến khốn nạn bẩn thỉu là thế, không khoẻ chân khoẻ tay ấy được quan ra, chỉ một suýt nữa là nó đổ kim la vào đời mình, đối với con thú bẩn đó, chị Dậu đã “ô hay, nhà ông này mới hay chứ” và sau này chị Dậu cũng chỉ bảo cho người làng biết qua rằng “lão phủ Tư Ân đều quá”.

Đến cả cái việc mà hơn cả nhiều người đàn ôg khác, chị Dậu đã dám làm, đến cả cái việc mà sau khi làm, bà cụ người làng đã liệt chị vào cái bậc “đàn bà ngỗ nghịch” ấy, ngay cả về việc đánh một lúc hai tên sai nha đó, khi nói thêm với các vị có tuổi ở làng, chị Dậu cũng chỉ nói là “cháu phải liều với chúng nó”. Và như là còn phảng phất chú ân hận nữa: “đàn bà đi đánh nhau như thế, là hư thân lắm, chứ không hay gì (…) Cháu đã cố nhịn màk hông nhịn được”.

Chị Dậu là một cái tâm tính mộc mạc, mộc mạc ngay cả trog sự thù ghét. Cái mộc mạc ngay thẳng đó cắt nghĩa nhiều cho mọi cái bột phát và tự phát ở người nữ quần chúng đó. Trên lầy bùn ruộng cũ, những thứ “có nội hoa hèn” đó vẫn hằng có để tăng thêm cho cái thơm cố hữu của lúa trổ bông. Trên bãi ruộng oan khiên, chị Dậu là một góc một nhánh của thiện căn, của dương khí cánh

đồng kết tụ lại.

Nhân vật trong “Tắt đèn”, đậm nét nhất vẫn là chị Dậu. Trong “Tắt đèn”, lũ người ác đại biểu cho các kiểu bất nghĩa bất lương, cũng khá đông đấy. Những cái mồn cái giọng phản diện cũng khá ồn ào. Nhưng chúng vẫn không bịt được miệng chị Dậu. Tiếng nói chị Dậu vẫn nhiều dư vang. Qua lời qua việc người đàn bà nhân vật chính, thấy cái ý chính của người đàn ông Ngô Tất Tố. Chị Dậu đây, nếu tôi không sai lầm, đích là tác giả Ngô Tất Tố hoá thân ra mà thôi. Và sự phân thân ấy có tính tư tưởng, có tính nghệ thuật.

Các nhà báo theo khuynh hướng tiến bộ như Trần Minh Tước, Phú Hương đều khẳng định đóng góp quan trọng của Ngô Tất Tố qua “Tắt đèn”. Vấn đề nông dân là chủ đề cã hội cấp thiết trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ. Nông dân bị bóc lột, nghèo khổ, đang sống ngắc ngoải trong cảnh sưu cao thuế nặng, tô tức, đấy là chưa kể đến tai hoạ như hạn hán, lụt lỗi, rồi trộm cướp, dịch bệnh hoành hành. Lúc này trên báo chí hai tác giả Qua Ninh và Vân Đình, bút danh của Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp, đã viết tác phẩm Vấn đề dân cày để phơi bày thực trạng nông thôn và tố cáo trước dư luận. Ngô Tất Tố qua một bức tranh bi thảm của một làng quê, làng Đông Xá, một cảnh ngộ gia đình nghèo khổ của anh chị Dậu để tố cáo chế độ thực dân phong kiến và bộ máy cường hào, quan lại ở nông thôn.

Nhân vật chị Dậu được miêu tả sâu sắc, gợi nhiều chia sẻ, cảm thương ở người đọc. Nguyễn Tuân cho rằng “chị Dậu là tất cả cuốn “Tắt đèn””, “Chị Dậu là cái đốm sáng đặc biệt của “Tắt đèn”. Nếu ví toàn truyện “Tắt đèn” là một khóm cây thì chị Dậu là cả gốc cả ngọn cả cành và chính chị Dậu đã bổi gió lên mà rung cho cả cái cây dạ hương “Tắt đèn” đó lên.

Chị Dậu vừa được khắc hoạ trong bối cảnh làng quê những ngfy sưu thuế, vừa được thể hiện đậm nét trong cảnh ngộ riêng của gia đình. Vì thế cái chung ở nhân vật cũng mang nhiều nét điển hìh vf cái riêng chân thực sinh động. Có người cho rằng nếu đem so sánh giữa hai nhân vật điển hìh nông dân là chị Dậu và Chí Phèo thì nhân vật chị Dậu nặng về tính chung phổ biến còn Chí Phèo thì nặng về tính riêng cá thể sinh động.

Nhận xét trên cũng có căn cứ về bình diện phân tích xã hội học các nhân vật văn học. Nhưng người như chị Dậu ở làng quê là đông đảo. Có thể tìm thấy nhiều mẫu phụ nữ nông thôn có nét tương đồng với chị Dậu về nhân cách, đạo đức. Còn Chí Phèo lại là hiện tượng cá biệt, không thể chiếm số đông mà mỗi làng quê chỉ nảy sinh một vài nhân vật như Chí Phèo.

Nhưng nếu xét trên bình diện nghệ thuật thì tính chung không nhất thiết chỉ được đặt ra cho số đông, qua số đông, cũng như tính cá thể sinh động của nhân vật vẫn có thể miêu tả qua những hiện tượng có ý nghĩa đời thường quen thuộc và không nhất thiết là những chi tiết dị kỳ, khác biệt. Chị Dậu đã thốg nhất được tính chung và riêng một cách hoà hợp gắn bó. Người đàn bà đã có ba mặt con ấy vẫn còn nhiều nét của một thời con gái: “Cái nhanh nhảu của đôi mắt sắc ngọt, cái xinh xắn của cặp môi đỏ tươi, cái mịn màng của nước da đen giòn, cái mượt mà của người đàn bà.

Lẽ ra cuộc sống của anh chị Dậu những người lao động cần mẫn có thể sung túc hoặc đủ ăn nhưng “hết năm ấy sang năm khác vợ chồng đầu tắt mặt tối không dám chơi khôg ngày nào. Thế mà cơm vẫn không đủ ăn, áo không đủ mặc”. Và cái khó nhất của người nôg dân nghèo là những chuyện không may, vận hạn xảy ra trong đời khiến cho số phận điêu đứng, tan cửa nát nhà.

Anh Dậu ốm lâu ngày và gia đình lại gặp cảnh mẹ chồng và em chồng chết. “Hai cái dớp ấy cũng đủ đưa anh lên đến bậc hì, bậc nhất trog hạng cùng đinh rồi”. Và anh chị Dậu chính là nạn nhân của chuyện sưu thuế. Chỉ vì một suất sưu nộp thêm cho người đã khuất mà phải bán cả cái Tý lại đèo gánh khoai và ổ năm con chó vẫn chưa đủ. Hoàn cảnh của gia đình chị Dậu không phải là cá biệt mà khá phổ biến ở làng quê trong những ngày sưu thuế.

Ngô Tất Tố đã vạch trần tính chất thuế khoá tàn ác của chế độ thực dân phong kiến. Tất cả tai hoạ của cảnh gia đình chồng ốm, con cái nheo nhóc lại thiếu sưu thuế trút nặng lên đầu chị Dậu và chị đã giữ được bản lĩnh vững mạnh, kiên quyết chống trả lại mọi thế lực thù địch ở làng quê; lý trưởng làng Đông Xá phải thốt lên: “Bẩm ôg lớn, con mẹ ấy tên là Thị Đào, nó bướng bỉnh thứ nhất làng còn”.

Ở làng Đông Xá này không phải chỉ có một bá Kiến như làng Vũ Đại của Chí Phèo mà chị phải lần lượt chống trả lại tên lý trưởng, vợ chồng nghị Quế, rồi tiếp đến là tri phủ Tư Ân và cụ cố. Bọn chúng đều có tâm địa xấu bộc lộ theo những cách thức và hành động khác nhau, nham hiểm, độc ác. Nói như nhà văn Nguyễn Minh Châu: “Vạch ra cái tàn ác của giai cấp địa chủ phong kiến của nông thôn ta trước cách mạng tưởng không có cuốn sách nào vạch ra một cách cụ thể, tàn nhẫn hơn “Tắt đèn””.

Đúng thế, Lý trưởg thì tham những và độc ác. Chúng đã tự bộc lộ bản chất qua những câu nói tàn nhẫn của kẻ cầm quyền lạm dụng quyền hành: “Chúng tôi làm vua làm việc quanh năm đầu chày dít thớt chỉ có những lúc “hồng thuỷ chướng giật” và những khi “sưu thuế giới kỳ” như thế này thì mới có quyền. Tha hồ đánh, tha hồ trói, trai làng thằng nào bướng bỉnh đánh chết vô tội vạ”. Rồi lý trưởng sai người trói chị Dậu để bát cơm trên tay chị bị lật đổ xuốg mâm, ngăn cản chị Dậu cho con bú để đi hầu quan.

Vợ chồng Nghị Quế lại tàn ác theo kiểu trọc phú ở làng quê. Vợ nghị Quế nuôi đến 14 con chó và cho rằng “nuôi chó còn hơ là nuôi đứa ở”. Thị đếm từng miếng giò để đề phòng bọn con ở chấm mút, bắt cái Tý ăn cơm thừa của chó. Nghị Quế đầu óc ngu dốt nô lệ nhưng lại rất tàn ác với con ăn cái ở. Rồi tri phủ Từ Ân vô đạo đức lập mưu mẹo để chiếm đoạt người phụ nữ nông dân trog cảnh khốn cùng.

Chị Dậu đã lần lượt chống trả lại tất cả. Người phụ nữ này không cam chịu. Chị luôn tỉnh táo đặt ra những câu hỏi, chất vấn những chuyện phi lý đáng ngờ vực. Chị căn vặn ông lý: “Thưa ôg người đã chết gần năm tháng sao lại còn phải đóng sưu”. Lý trưởng bị dồn vào thế bí liền quát: “Mày đi mà hỏi ông Tây, tao không biết”. Ông Tây ! Kẻ chủ mưu, tuy chỉ ló ra một lần qua câu hói của lý trưởng, nhưng cũng đủ chỉ ra đó chính là kẻ có thế lực nhất chỉ huy bộ máy cườg hào quan lại ở nông thôn.

Chị Dậu bị đưa lên phủ theo âm mưu của tên tri phủ Tư ân. Buổi tối khi được đi nằm lại bị gọi lên hầu việc quan. Thấy chuyện vô lý chị hỏi: “Cháu tưởng việc quan thì làm ban ngày chứ sao lại làm ban đêm?”.

Chị Dậu là người có bản lĩnh cứng rắn nhưng cũng luôn biết xử thế mềm mại, có lý có tình. Trước những sự việc phứ tạp, lúc đầu, bao giờ cũng tìm cách nói nhẹ nhàng, thuyết phục để gỡ tình thế. Nhưng khi đã bị đẩy lên đến bước đường cùng thì chị tỏ ra kiên quyết, mạnh mẽ. Trong tình cảnh anh Dậu đang đau ốm nhưng tên cai lệ và người nhà lý trưởng xông vào định đánh anh Dậu, chị Dậu van xin:

“- Cháu van ông, nhà cháu vừa tỉnh được một lúc, ông tha cho”

Nhưng sự việc lại bị tiếp tục đẩy đến chỗ căng thẳng, bọn tay sai lý trưởng và cai lệ xông vào đánh anh Dậu. Chị Dậu tỏ ra mạnh mẽ và có lý lẽ:

“- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Và ở mức kiên quyết hơn, có tư thế hơn:

“- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”.

Rồi chị túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất. Chị Dậu đã chống trả bằng cả sức mạnh của mình. Người đàn bà lực điền với ý thức bảo vệ tổ ấm của gia đình như đã được tiếp thêm sức mạnh của người thân và nhân lên sức mạnh của bản thân để quật ngã kẻ thù. Ở một trường hợp khác, khi chống lại hành động xấu xa của tên tri phủ Tư Ân, sự việc cũng diễn ra tương tự. Lúc đầu chị cũg van xin với lời lẽ nhẹ nhàng và lý lẽ chính đáng:

“- Con lạy quan, chúng con là gái có chồg, quan lớn tha cho”.

Tên quan vẫn không buông tha và chị kiên quyết: “Ô! Nhà ông này mới hay chứ. Có buông ra không thì tôi kêu lên bây bìơ”. Đánh trúng vào điểm huyệt của đối phương nhưng y vẫn gan lỳ và cuối cùng chị hành động quyết liệt: “Trận huỳnh huỵch kéo dài đến hơn mười phút, chị Dậu du được bên địch ngã kềnh xuống đất”. Tinh thần phản kháng của chị Dậu với những hình thức chống đối đặc biệt góp phần trực tiếp tạo nên tính riêng của nhân vật rất hấp dẫn, chân thực. Chị Dậu dám làm những việc mà nhiều người đàn ông không dễ có thể làm. Tuy nhiên, chị vẫn là người phụ nữ giàu nữ tính, luôn có ý thức về việc mình làm “Cháu cũg biết rằng đàn bà mà hành hung như thế là hư thân lắm. Nhưng… cụ tính nhà cháu đau ốm như thế mà cả hai đứa cứ xông vào đánh thì phỏng còn gì là người. Vì thế cháu phải liều với chúng nó”.

Chị Dậu cũng bộc lộ một phương diện khác của nhân cách qua cách xử lý để bảo vệ đạo lý làm người. Chị còn bị tên tri phủ Tư Ân tìm cách mua chuộc bằng tiền tài. Người pưn nghèo khổ phải vất vả để kiếm lấy từng đồng cho đủ suất sưu nhưng sẵn sàng vứt tọt nắm bạc xuống đất trước con mắt ngạc nhiên của tên quan vô đạo đức. Từng nét, từng nét nhân vật được bồi đắp và hiện hình rõ nét. Tính cách riêng của nhân vật chị Dậu không bộc lộ quá rõ rệt qua những hành động và việc lạ như Chí Phèo, một kiểu nhân vật biến chất mà vẫn diễn ra trog khuôn khổ bình dị quen thuộc của đời thường.

Trong đời sống gia đình và quan hệ với chồng con, Ngô Tất Tố đã miêu tả chân thực, gợi cảm hình ảnh một người mẹ thương con, moọt người vợ thương chồng. Trên nhiều trang viết, khi thì người mẹ nức nở khóc trước cảnh sắp phải xa con, đưa con đi bán cho nhà nghị Quế. Khi thì tất tả ngược xuôi vì chồng vì con. Việc bán cái Tý là chuyện bất đắc dĩ. Người đề xuất ra chuyện này chắc chắn không phải là chị Dậu mà là gợi ý của anh Dậu. Ý định bán con của anh Dậu có từ chương V cho mãi đến chương XI, câu chuyện được bàn đi bàn lại mới được quyết định. Chị Dậu đành dằn lòng trước cảnh xa con.

Ở đây cũng cần chú ý một khía cạnh nhỏ ở làng quê. Việc bán cái Tý cho

Một phần của tài liệu Điểm nhìn của Ngô Tất Tố trong tác phẩm “Tắt đèn” (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w