.Phát triển và hoàn thiện hệ thống ngân hàng, thị trường tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến lãi suất tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 45)

3.1 .Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô

3.1.4 .Phát triển và hoàn thiện hệ thống ngân hàng, thị trường tài chính

Q trình tự do hóa tài chính đã tạo nên những thay đổi sâu sắc cho nền kinh tế và sự phát triển ngày càng đa dạng của kinh tế thị trường phục vụ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những nhân tố tích cực, thì đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, quá trình tự do hóa tài chính rất dễ làm cho khu vực tài chính ngân hàng vốn đang yếu kém càng dễ bị tổn thương. Do vậy cần phải có một hệ

thống ngân hàng, một hệ thống tài chính lành mạnh, an toàn để đảm bảo hoạt động của các tổ chức tín dụng được vững vàng trước sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường tiền tệ khi thực hiện tự do hóa lãi suất.

Muốn vậy cần từng bước hợp lý hóa hoạt động của các NHTM Nhà nước, hiện đại hóa hoạt động, giảm chi phí và tăng cường hiệu quả trong hoạt động. Ngồi ra, cần có những biện pháp quản lý rủi ro hiệu quả; xử lý dứt điểm vấn đề nợ xấu, nợ quá hạn thông qua NHNN. Làm trong sạch bảng cân đối của các NHTM Nhà nước. Đa dạng hóa sở hữu, tăng cường tính minh bạch trong điều hành, kiểm sốt nội bộ các hoạt động của ngân hàng.

Thiết lập và duy trì cơ chế kiểm tra, kiểm tốn nội bộ phù hợp và hoạt động có hiệu quả tại các NHTM. Hồn thiện những cơng tác này dựa trên những quy định chung do NHNN ban hành, chọn lọc vận dụng sáng tạo các nguyên tắc kiểm tra, kiểm toán quốc tế trong điều kiện cụ thể của nước ta.

Thực hiện phương thức liên kết với các ngân hàng nước ngồi có năng lực tài chính mạnh, có uy tín trên thị trường quốc tế để cơ cấu lại hoạt động của NHTM trong nước. Đẩy mạnh việc dứt khoát thanh lý những ngân hàng, những tổ chức tín dụng hoạt động yếu kém khơng có khả năng phát triển để nâng cao sức mạnh của toàn hệ thống ngân hàng. Tăng cường việc liên kết, sáp nhập giữa các ngân hàng trong nước nhằm nâng cao sức cạnh tranh khi vươn ra thị trường thế giới.

Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho ngành ngân hàng. Tích cực bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, cơ cấu lại số biên chế sẵn có. Hồn chỉnh chương trình đào tạo kiến thức ngành ngân hàng. Tập hợp đội ngũ cán bộ quản lý cao cấp có trình độ chun mơn giỏi và sẵn sàng đương đầu với nhiều thử thách khi nền kinh tế cũng như ngành ngân hàng từng bước phát triển cao tiến trình hội nhập khu vực và thế giới.

Quản lý hoạt động tín dụng để đáp ứng cả ba yêu cầu là góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định tiền tệ và đảm bảo cho các tổ chức tín dụng kinh doanh có hiệu quả, phát triển bền vững. Muốn vậy, NHNN phải có những định hướng về hoạt động tín

dụng phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội thông qua các chỉ tiêu định hướng như: tăng trưởng dư nợ hàng năm, tăng trưởng bình quân thời kỳ,… Đề ra chính sách tín dụng cho một số ngành, lĩnh vực cần tăng trưởng nhanh thuộc định hướng phát triển của Nhà nước. Kiểm sốt tổng mức tín dụng, điều hành vốn khả dụng phù hợp với yêu cầu ổn định tiền tệ thông qua các cơng cụ điều hành chính sách tiền tệ. Tăng cường thực hiện chế tài, nâng cao năng lực công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Chính Phủ về hoạt động tín dụng.

Sửa đổi, bổ sung, nâng cao tính hiệu lực của các quy định về bảo đảm tiền vay. Việc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay cần tăng thêm quyền cho các tổ chức tín dụng. Với những khách hàng vay vốn khơng trả được nợ, cần có quy định về nguyên tắc cho phép tổ chức tín dụng thực hiện quản lý, nhận quyền sở hữu, tạo thuận lợi cho xử lý tài sản thu hồi nợ.

Việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro cần được quy định thơng thống hơn, mở rộng đối tượng bị thiệt hại từ vốn tín dụng được xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro.

Đẩy nhanh q trình hồn thiện và đổi mới việc sử dụng các cơng cụ chính sách tiền tệ quản lý, kiểm sốt tín dụng của các NHTM Nhà nước.

Tiếp tục đổi mới và hồn thiện cơng tác thanh tra, giám sát cả về quy chế, nghiệp vụ, cán bộ. Cần phát hiện kịp thời và chính xác các sai phạm trong hoạt động tín dụng, thiết lập hệ thống cảnh báo sớm và ưu tiên trang bị hiện đại phục vụ công tác này. Quy định chế độ trách nhiệm rõ ràng thông qua xác định chức năng, nhiệm vụ của mỗi đơn vị thuộc ngân hàng, Chính Phủ cần quy định cụ thể trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong phối hợp xử lý các cơng việc có liên quan.

Củng cố hệ thống thông tin giữa NHNN và các NHTM Nhà nước. Hệ thống này cần cải thiện theo hướng ngồi hệ thống thơng tin báo cáo định kỳ như hiện nay, NHNN cần chỉ đạo và hỗ trợ các NHTM Nhà nước thiết lập hệ thống thông tin trực tuyến từ các đơn vị cơ sở NHTM Nhà nước và chi nhánh NHNN trực thuộc sau đó cập nhật thơng tin tín dụng trong tồn ngành. Sau khi phát triển được hệ thống này một cách ổn định, sẽ mở rộng trong toàn ngành ngân hàng, đặc biệt là hệ thống

các NHTM ngoài quốc doanh. Muốn vậy phải ứng dụng các tiện ích của cơng nghệ thơng tin như cơ sở hạ tầng, hệ thống mạng và đường truyền dẫn dữ liệu. Vấn đề tin học hóa tồn bộ hệ thống ngân hàng địi hỏi phải có thời gian và lộ trình thực hiện cụ thể từng giai đoạn, do đó Chính Phủ cần hoạch định những chiến lược trong ngắn và dài hạn để thúc đẩy quá trình này.

Với những đổi mới trong xây dựng và phát triển ổn định hệ thống ngân hàng, tạo sự lành mạnh sẽ là cơ sở và là điều kiện nền tảng để thực hiện cơ chế tự do hóa lãi suất hoàn toàn tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến lãi suất tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)