2.1 .Lãi suất và cơ chế điều hành lãi suất ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2012
2.2.1 .Giới thiệu mơ hình phân tích
Đề tài này nghiên cứu mối quan hệ giữa biến lãi suất thị trường liên ngân hàng (R) với các biến tỷ lệ lạm phát (CPI), tỷ giá hối đối (E), sản lượng cơng nhiệp (IO), tổng mức tiêu dùng hàng hóa và doanh thu dịch vụ (TM). Trên thị trường có nhiều loại lãi suất, tuy nhiên trong phạm vi đề tài lấy Lãi suất thị trường liên ngân hàng là biến đại diện cho giá cả trên thị trường tiền tệ. Biến này thường biến động theo ngày với nhiều loại kỳ hạn, tuy nhiên để thống nhất dữ liệu, đề tài lấy mức lãi suất kỳ hạn 12 tháng vào ngày cuối mỗi tháng. Biến lạm phát lấy từ phần trăm thay đổi trong CPI. Tỷ giá hối đoái dùng đại diện cho thị trường ngoại hối. Biến sản lượng công nghiệp được chọn đại diện cho hoạt động kinh tế thực. Theo lý thuyết thì biến tăng trưởng kinh tế là biến đại diện cho các hoạt động kinh tế thực, nhưng số liệu theo tháng thường khơng có sẵn, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam. Cho nên đề tài này chọn biến sản lượng công nghiệp làm biến đại diện. Biến sản lượng cơng nghiệp do vậy có tác động tới lượng cung tiền trong xã hội vì với điều kiện
phát triển, dân chúng chỉ muốn giữ một lượng tiền nhất định, phần cịn lại họ sẽ đầu tư vào trái khốn và các tài sản mang tính đầu tư khác, khiến lượng cung tiền trong xã hội tăng lên. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đại diện cho mức cầu tiêu dùng của người dân. Biến này có tác dụng cho biết mức tiêu dùng của người dân tăng hay giảm qua các năm, và với sự tăng giảm đó có ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ hay có ảnh hưởng đến sự thay đổi của lãi suất hay không.
Bảng 2.2: Mơ tả các biến trong mơ hình phân tích
Khái niệm Biến Đơn vị đo lường Ký hiệu
Thị trường tiền tệ Lãi suất thị trường liên NH %, tháng Rt
Môi trường kinh tế Vĩ mô
Tỷ lệ lạm phát % thay đổi CPI, tháng CPIt
Tỷ giá hối đoái VNĐ/USD, tháng Et
Sản lượng công nghiệp Tỷ VNĐ, tháng IOt