CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
2.3. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Phạm Thế Anh (2008) thông qua các nghiên cứu thực nghiệm từ việc mơ hình hóa chính sách tiền tệ ở Việt Nam, bài nghiên cứu đã đi đến các kết luận sau : Thứ nhất, Việt Nam là một nền kinh tế nhỏ và có độ mở tương đối, nên chính sách tiền tệ trong nước khá nhạy cảm và rất dễ bị tác động trước các nhân tố bên ngoài như giá dầu và lãi suất có hiệu lực Hoa Kì. Thứ hai, vai trị khá mờ nhạt của các cơng cụ chính sách trong việc tác động cũng như phản ứng lại trước những cú sốc kinh tế vĩ mô cho thấy các công cụ chính sách chưa thực sự đối phó tốt với những biến động nhằm ổn định nền kinh tế. Thứ ba, kết quả thực nghiệm cho thấy, biến cung tiền là nhân tố có ảnh hưởng đáng kể trong hầu hết các cú sốc của những biến này. Điều này có nghĩa là sự tăng trưởng khối lượng tiền trong lưu thơng đóng một vai trị khá lớn trong tăng trưởng kinh tế cũng như có thể tạo nên những thay đổi trong biến động lạm phát. Cuối cùng, hệ thống các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ ở Việt Nam chưa thực sự hoạt động hiệu quả, ngay cả đối với những kênh truyền thống như lãi suất và tỷ giá hối đoái.
Lê Việt Hùng và Wade Pfau (2008) phân tích cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ở VN bằng cách sử dụng mơ hình VAR rút gọn và tập trung vào các mối quan hệ giữa cung tiền, sản lượng thực tế, mức giá, lãi suất thực, tỷ giá thực và tín dụng. Kết quả cho thấy chính sách tiền tệ có thể ảnh hưởng đến sản lượng và giá cả. Mức độ và tác động của cú sốc chính sách tiền tệ đối với sản lượng mạnh nhất sau bốn quý nhưng tác động đối với giá cả thì kéo dài từ quý thứ 3 đến quý thứ 9. Tuy nhiên mức ý nghĩa thống kê của từng kênh rất yếu, chỉ có kênh tín dụng và kênh tỷ giá hối đối có ý nghĩa thống kê nhiều hơn.
Nguyễn Phi Lân (2010) sử dụng mơ hình SVAR để phân tích cơ chế chuyển dịch chính sách tiền tệ đối với một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam, cụ thể là trả lời câu hỏi: Nền kinh tế và cơng tác điều hành chính sách tiền tệ Việt Nam phản ứng ra sao trước sự biến động của cung tiền, lãi suất, tỷ giá và các cú sốc bên ngoài nền kinh tế? Bài nghiên cứu đã cho thấy: Thứ nhất, cung tiền M2 có xu hướng tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, mức độ tác động của cung tiền M2 tới khu vực sản xuất cơng nghiệp cịn chưa lớn mặc dù cung tiền M2 và tín dụng đã tăng trong một thời gian từ sau khủng hoảng tài chính năm 1997. Thứ hai, kết quả phân tích cũng cho thấy sự biến động của tỷ giá phụ thuộc rất lớn vào cơng tác điều hành chính sách tiền tệ thơng qua các công cụ lãi suất và lượng tiền cung ứng ra lưu thơng, các nhân tố bên ngồi nền kinh tế cũng tác động tới sự biến động của tỷ giá nhưng không quá lớn. Thứ ba, khu vực tiền tệ - ngân hàng trong nước tương đối nhạy cảm và chịu tác động rất lớn bởi các cú sốc bên ngoài nền kinh tế. Thứ tư, việc thay đổi lãi suất VND trên thị trường tiền tệ thông qua sử dụng các công cụ tiền tệ như OMO hay tái cấp vốn sẽ mất thời gian khoảng là 3 - 5 tháng để có hiệu lực. Thứ năm, trước các cú sốc về tăng trưởng kinh tế, cụ thể là nền kinh tế đang ở trạng thái tăng trưởng nóng “overheating”, chỉ số CPI có xu hướng tăng nhanh và liên tục trong khoảng thời gian 5 - 10 tháng. Tuy nhiên, chỉ số CPI tương đối nhạy cảm và phản ứng mạnh trước động thái thắt chặt chính sách tiền tệ, cụ thể là giảm mạnh trong khoảng thời gian 6 - 9 tháng kể từ khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt
Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn (2013) trong bài nghiên cứu “Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ở Việt Nam tiếp cận theo mơ hình SVAR” đã ước lượng tác động của cú sốc chính sách tiền tệ đối với Việt Nam. Các kênh truyền dẫn lãi suất và tỷ giá hối đối đã được phân tích để xác định độ lớn và thời gian chính sách tiền tệ truyền dẫn đến các biến mục tiêu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có một số puzzle tồn tại trong đó có Price Puzzle. Kênh lãi suất tạo ra phản ứng trễ đối biến lạm phát trong khi tỷ giá hối đối lại có phản ứng ngay tức thì trước cú sốc tỷ giá hối đối.
Sử Đình Thành (2008) tập trung nghiên cứu cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến nền kinh tế thông qua giá cả các loại tài sản khác bên cạnh kênh lãi suất. Trên cơ sở phác họa và nhấn mạnh tầm quan trọng cơ chế truyền dẫn tiền tệ vận hành thông qua giá cả chứng khoán, giá cả bất động sản và tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng và đầu tư của doanh nghiệp và hộ gia đình, bài viết đề xuất các khuyến nghị đổi mới cơ chế điều hành chính sách tiền tệ của NHNN nhằm hướng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát.
Chu Khánh Lân (2013) đã nghiên cứu về vai trò truyền dẫn của kênh tín dụng ở thị trường Việt Nam. Tác giả đã chỉ ra đối với một quốc gia mà tín dụng đóng vai trị quan trọng thì những tác động của CSTT tới nền kinh tế qua các kênh truyền tải truyền thống phụ thuộc khá nhiều vào hiệu quả truyền tải của kênh tín dụng. Tại Việt Nam, mức độ khuếch đại của kênh tín dụng trong truyền tải CSTT là khá nhanh và mạnh nên bên cạnh việc hoạch định và thực thi các chính sách, Chính phủ và NHNN cần tập trung vào nâng cao hiệu quả truyền tải CSTT của kênh này. Với những gì đã trình bày về tác động của chính sách tiền tệ đến các biến số kinh tế vĩ mô và những điều rút ra từ các nghiên cứu ở một số quốc gia tiêu biểu, có thể thấy rằng cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ là một q trình phức tạp và mỗi quốc gia lại có một cách làm riêng. Hiệu quả của cơ chế truyền dẫn thông qua các kênh cũng rất khác nhau giữa các nền kinh tế, các giai đoạn, bên cạnh mức độ phát triển và hội nhập của nền kinh tế, mức độ phát triển của thị trường tài chính từng quốc gia. Qua đây, tác giả có thể rút ra một số ý chính như sau:
- Xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới là theo đuổi tỷ lệ lạm phát mục tiêu và phát triển kinh tế.
- Những nước có nền kinh tế càng hội nhập thì kênh tỷ giá hối đoái là kênh truyền dẫn quan trọng của chính sách tiền tệ.
- Những nước có nền tài chính phát triển thì cơng cụ lãi suất càng được áp dụng một cách phổ biến.
Vì vậy việc xem xét các cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam trên cơ sở dữ liệu lịch sử đóng vai trị quan trọng đặc biệt trong xu hướng tương lai, là hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Chúng ta cần đánh giá hiệu quả của các kênh dẫn truyền của chính sách tiền tệ để tìm ra cơng cụ nào của chính sách tiền tệ có hiệu quả cao nhất. Trên cơ sở đó sẽ lựa chọn các mục tiêu hoạt động, mục tiêu trung gian và các công cụ chính sách tiền tệ thích hợp trong từng thời kỳ của nền kinh tế nhằm đạt được các mục tiêu chính sách cuối cùng mà NHNN đề ra.
2.4. Sơ lược về chính sách tiền tệ của Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến 2015 2.4.1. Chính sách tiền tệ Việt Nam giai đoạn từ 2000-2005