Sơ lược về chính sách tiền tệ củaViệt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến 2015

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ở Việt Nam (Trang 29 - 33)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

2.4. Sơ lược về chính sách tiền tệ củaViệt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến 2015

Đầu những năm 2000, Việt Nam đối mặt với tình hình kinh tế suy thối. Sự suy yếu của tổng cầu, giảm phát thì ở mức -0.53%. Để khắc phục tình trạng này, NHNN thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng thông qua công cụ lãi suất. Lãi suất cơ bản điều chỉnh từ 9% đầu năm 2000 xuống còn 7.2% vào tháng 11/2001. Cơ chế trần lãi suất cho vay cũng được gỡ bỏ, thay vào đó là cơ chế lãi suất thả nổi nhưng không vượt quá biên độ mà NHNN cho phép. Từ đây hoạt động tín dụng ở các ngân hàng thương mại gia tăng và làm giảm chi phí huy động vốn của các cơ sở kinh doanh cũng như các TCTD.

Song mặt trái của điều này là khiến lạm phát trở lại đạt mức 0,79% vào năm 2001, 4,04% vào năm 2002, 3,01% vào năm 2003 và đỉnh điểm là 9,67% vào năm 2004. Tình trạng lạm phát gia tăng một cách đột biến vào năm 2004 được giải thích chủ yếu thơng qua hai ngun nhân chính là chi phí đẩy và sự mất cân đối của nền kinh tế vĩ mơ.

Vì vậy trong năm 2005, thị trường tiền tệ nóng lên, NHNN điều hành chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt hơn. Lãi suất thay đổi tăng liên tục, đến quý 4/2005 thì lãi suất bình quân liên ngân hàng là 7.9% và tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng được tăng. Điều này giúp kìm hãm lạm phát của năm 2005 giảm xuống chỉ cịn 8,71%.

2.4.2. Chính sách tiền tệ Việt Nam giai đoạn từ 2006-2010

Giai đoạn 2006 - 2010, chính sách tiền tệ nước ta cải cách dần theo hướng tự do hóa và phù hợp với thông lệ quốc tế. Cuối năm 2006, tốc độ tăng trưởng GDP củaViệt Nam đạt đến 8,23%, lạm phát chỉ cịn 6,57%. Điều này được giải thích một phần do có sự sụt giảm của tăng trưởng tín dụng và quan trọng hơn là do các ngân hàng thương mại đã chú trọng nhiều hơn đến chất lượng tín dụng khi siết chặt hơn quy trình cấp tín dụng.

Trước diễn biến của tình hình, vào đầu năm 2007, NHNN bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ, sử dụng thường xuyên hơn công cụ nghiệp vụ thị trường mở với các thay đổi trong công cụ này như cố định phiên mua, thay đổi phương thức đấu thầu để có thể giám sát sự biến động của thị trường tiền tệ một cách tốt nhất thông qua các TCTD. Giai đoạn này,Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) , thu hút mạnh các nguồn vốn từ bên ngoài, khiến cho nền kinh tế tăng trưởng quá nóng, lạm phát tăng cao và quay lại tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế.

Với mong muốn ổn định thị trường, giảm lạm phát, NHNN đã thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ vào cuối năm 2007. Điều này khiến tăng trưởng tín dụng giảm ngay xuống chỉ cịn 23,38% trong năm 2008, đi kèm là thiếu hụt thanh khoản, suy giảm lãi suất, và tăng trưởng kinh tế giảm. Đồng thời giai đoạn này Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. NHNN phản ứng ngay với cú sốc kinh tế từ cuộc khủng hoảng này bằng cách tăng lãi suất bình quân liên ngân hàng từ 9.86% của quý 1/2008 lên tới 15.3% ở quý 2/2008. Sau đó, quý 4/2008 NHNN chuyển hướng nền kinh tế từ bình ổn sang hỗ trợ hoạt động kinh tế, lãi suất giảm xuống còn 12.9% và đồng nghĩa với việc mở rộng chính sách tiền tệ.

Nhìn chung năm 2009, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng thận trọng, hỗ trợ thanh khoản, tạo điều kiện cho các TCTD mở rộng tín dụng hiệu quả. Đặc biệt, NHNN đã quyết tâm thực hiện giữ nguyên lãi suất cơ bản trong 10 tháng (áp dụng 7%/năm từ tháng 2 đến tháng 11/2009). Từ cuối tháng 11/2009, để

phù hợp với diễn biến mới của nền kinh tế và trên cơ sở xem xét mối quan hệ giữa tỷ giá, lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng và cán cân thanh toán quốc tế, NHNN đã điều chỉnh giảm biên độ ấn định tỷ giá xuống +/-3% kể từ ngày 26/11/2009, đồng thời điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng áp dụng cho ngày 26/11/2009 tăng thêm 5,4% so với ngày 25/11/2009.

Từ những tháng cuối năm 2009, những biện pháp điều hành chính sách tiền tệ của NHNN bắt đầu cho thấy dấu hiệu chuyển dần từ nới lỏng sang chính sách thắt chặt. Năm 2010, NHNN thực hiện hàng loạt các biện phát kiểm soát chặt chẽ các điều kiện cho vay của ngân hàng, nhằm kiểm soát nợ xấu. Điều chỉnh giảm các chỉ tiêu tăng trưởng, từ mức 28,7% tăng tổng phương tiện thanh toán và 37,73% tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế đến cuối năm 2009 xuống chỉ còn 25% trong năm 2010 cho thấy quyết tâm rõ rệt và cụ thể nhất của NHNN.

2.4.3. Chính sách tiền tệ Việt Nam giai đoạn từ 2011-2015

Từ năm 2011, NHNN đã điều hành quyết liệt, chủ động và đồng bộ các cơng cụ chính sách tiền tệ để điều tiết lượng tiền cung ứng phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Theo đó, kỷ luật, kỷ cương thị trường được củng cố vững chắc, thanh khoản của toàn hệ thống từng bước được ổn định và đảm bảo an toàn. Thị trường tiền tệ ổn định và thông suốt, lạm phát từ mức 18,13% năm 2011 xuống 6,81% năm 2012, 6,04% năm 2013, 1,84% năm 2014 và năm 2015 được kiểm soát ở mức 0,63%.

Đối với thị trường, việc kéo giảm mặt bằng lãi suất là một trong những dấu ấn quan trọng của nhà điều hành. NHNN đã điều chỉnh giảm các mức lãi suất trên cơ sở bám sát diễn biến vĩ mô, điều kiện thị trường tiền tệ để giảm lãi suất cho vay, góp phần tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.

Về tín dụng, NHNN đã điều hành các giải pháp tín dụng linh hoạt phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vốn vay ngân hàng, triển khai các chính sách tín dụng đối với một số ngành, lĩnh vực để hỗ

trợ các TCTD mở rộng tín dụng có hiệu quả, chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo chủ trương của Chính phủ, hỗ trợ cơng tác an sinh xã hội. Giai đoạn 2011-2014, tín dụng tăng bình qn khoảng 12,6%/năm, năm 2015 tăng khoảng 18%, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng bình quân 33,3%/năm của giai đoạn 2006-2010, nhưng phù hợp với khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý. NHNN công bố định hướng điều hành tỷ giá trong từng thời kỳ. Trên cơ sở theo dõi sát diễn biến cung cầu ngoại tệ, NHNN điều hành linh hoạt tỷ giá, kết hợp với các biện pháp như thu hẹp đối tượng cho vay bằng ngoại tệ, kịp thời mua bán ngoại tệ để can thiệp ổn định thị trường, tăng cường công tác truyền thông để ổn định tâm lý thị trường, hỗ trợ ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối. Nhờ đó, tỷ giá và thị trường ngoại tệ trong 5 năm qua liên tục ổn định, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của tổ chức và cá nhân được các TCTD đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Không chỉ giữ được lòng tin trong người dân và các doanh nghiệp, trong những thành cơng của chính sách tiền tệ cũng được các tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao, đồng thời là một trong những yếu tố quan trọng để các tổ chức xếp hạng quốc tế nâng mức xếp hạng quốc gia của Việt Nam.

CHƯƠNG 3. MƠ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 3.1. Mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ở Việt Nam (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)