Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu lực can thiệp vô hiệu hóa trên thị trường ngoại hối của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 36 - 39)

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

4.4. Kết quả nghiên cứu

4.4.1. Kết quả kiểm định tính chất của chuỗi dữ liệu

Kết quả trong Bảng 4.3 cho thấy các chuỗi dữ liệu đều dừng theo cả ADF và PP ở mức ý nghĩa 10%. Bảng 4.3: Kết quả kiểm định tính dừng Biến số Trị thống kê ADF Trị thống kê PP Biến số Trị thống kê ADF Trị thống kê PP ∆NFA*t -5,004924*** -4,998672*** ∆REERt-1 -9,464834*** -9,554359*** ∆NDA*t -3,050974*** -7,911880*** ∆(r*t + Etet+1) -4,710321*** -4,680043*** ∆MMt -8,373575*** -8,416203*** (d1 -1)SDrt-1 -3,514237*** -7,161218*** ∆CPIt-1 -2,659388*** -2,873992*** (d2 -1)SDet-1 -1,801756* -4,208111*** GAPt-1 -2,366293** -3,702554*** Ghi chú: ***, **, * chỉ mức ý nghĩa ở 1%, 5% và 10% Nguồn: Tính tốn của tác giả.

4.4.2. Kết quả ƣớc lƣợng

Do kết quả kiểm định của mơ hình ban đầu cho thấy tồn tại hiện tượng tự tương quan bậc 1 ở phương trình (4.2) nên luận văn đã khắc phục bằng cách đưa thêm AR (1) vào phương trình. Kết quả kiểm định đối với mơ hình sau điều chỉnh (Phụ lục 8) cho thấy các giả thiết của mơ hình khơng bị vi phạm. Vì vậy, kết quả ước lượng ở Bảng 4.4 là đáng tin cậy về mặt thống kê.

Bảng 4.4: Kết quả ước lượng mơ hình

Phƣơng tr nh (4.1) Phƣơng tr nh (4.2) C 0,037188*** (0,007657) 0,049382*** (0,006042) ∆NDAt _ -0,902841*** (0,064610) ∆NFAt -0,775073*** (0,131825) _ ∆MMt -0,689900*** (0,057309) -0,696716*** (0,061749) ∆CPIt-1 -0,181107 (0,139585) -0,318989* (0,196050)

Phƣơng tr nh (4.1) Phƣơng tr nh (4.2) GAPt-1 0,361283 (0,345271) 0,249573 (0,499940) ∆REERt-1 -0,163635* (0,091106) -0,115624 (0,085015) ∆(r*t + Etet+1) -0,214547 (0,329343) -0,454649 (0,293398) (d1 -1)*SDrt-1 -2,381362*** (0,917474) _ (d2 -1)*SDet-1 _ -1,562637* (0,870392) AR (1) _ 0,358534*** (0,141481) R2 hiệu chỉnh 0,934571 0,910666

Ghi chú: *** mức ý nghĩa 1%; ** mức ý nghĩa 5%; * mức ý nghĩa 12% Nguồn: Tính tốn của tác giả (chi tiết trình bày ở Phụ lục 7).

Hệ số ước lượng của α1 là -0,78 ở mức ý nghĩa 1%, hàm ý rằng 1% tăng lên của NFA sẽ được NHNN phản ứng bằng cách giảm 0,78% NDA. Như vậy, các can thiệp vơ hiệu hóa của NHNN chỉ đạt hiệu lực một phần. Điều này phản ánh các giao dịch mua bán ngoại hối của NHNN chưa được vơ hiệu hóa hồn tồn, do đó có thể tác động đến lượng cung tiền và lạm phát của nền kinh tế.

Trong khi đó, hệ số ước lượng của β1 là -0,90 ở mức ý nghĩa 1%, hàm ý rằng 1% giảm xuống của NDA sẽ được bù trừ bởi 0,90% tăng lên của NFA. Hệ số bù trừ cao cho thấy Việt Nam đã thực hiện tự do hóa các giao dịch vốn, tuy nhiên, hệ số này không đạt giá trị tuyệt đối là 1, cũng phản ánh rằng Việt Nam vẫn đang duy trì một số rào cản nhất định đối với lưu chuyển vốn. Quả thực, đối với giao dịch vãng lai, năm 2005, Việt Nam đã được IMF chính thức cơng nhận việc tuân thủ các nghĩa vụ tại Điều VIII của Hiến chương IMF về thanh toán tài khoản vãng lai và chuyển tiền quốc tế. Đối với hoạt động FDI, các cải cách về luật pháp, đặc biệt là sự ra đời của Luật Đầu tư 2005 cho thấy hầu như khơng có bất cứ rào cản nào đối với dịng vốn này. Về hoạt động FPI, Việt Nam hiện chỉ duy trì rào cản liên quan đến tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài (49% đối với doanh nghiệp và 30% đối với ngân hàng) và nghĩa vụ thuế phải hoàn thành.

Ngoài hai hệ số nêu trên, hệ số của thay đổi số nhân tiền tệ (∆MMt) có ý nghĩa thống kê và mang dấu (-) trong cả hai phương trình. Điều này cho thấy sự tăng lên của số nhân tiền tệ có tác động làm dịng vốn chảy ra nước ngồi. Để đối phó với vấn đề này, NHNN có khuynh hướng thực thi CSTT thắt chặt.

Hệ số của thay đổi mức giá chung (∆CPIt-1) có ý nghĩa thống kê và mang dấu (-) trong phương trình (4.2), cho thấy lạm phát có ảnh hưởng tới đầu tư nước ngồi vào thị trường nội địa. Tuy nhiên, hệ số này khơng có ý nghĩa thống kê trong phương trình (4.1). Điều này có thể là do NHNN khơng có được sự độc lập hoàn toàn trong điều hành CSTT mà đang chịu sự chi phối của Chính phủ, khiến CSTT thường chậm trễ, thiếu linh hoạt, ngay cả khi quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát leo thang. Tính độc lập về mặt thể chế của NHNN sẽ được thảo luận chi tiết hơn ở mục 4.5.

Hệ số của biến động lãi suất ((d1 -1)*SDrt-1) có ý nghĩa thống kê chứng tỏ NHTW đã sử dụng các công cụ trên thị trường tiền tệ nội địa, chẳng hạn như OMO nhằm mục tiêu ổn định lãi suất. Hệ số của của biến động tỷ giá ((d2 -1)*SDet-1) có ý nghĩa thống kê chứng tỏ NHTW đã sử dụng dự trữ ngoại hối để can thiệp trên thị trường ngoại hối nhằm ổn định tỷ giá khi nó biến động.

Ngồi ra, hệ số của các biến GAPt-1 và của ∆(r*t + Etet+1) khơng có ý nghĩa thống kê ở cả hai phương trình, do đó khơng thể kết luận về tác động của các biến này đến biến động dòng vốn và việc điều hành CSTT.

Xét sự biến động của hệ số vơ hiệu hóa, căn cứ vào kết quả ước lượng cuốn chiếu (Hình 4.1), hệ số này có xu hướng gia tăng. Nếu như trước 2012, hệ số vơ hiệu hóa dao động quanh mức -0,5 thì vào năm 2012, hệ số tăng lên -0,66 và sau đó duy trì ổn định ở mức này. Trong khi đó, hệ số bù trừ khơng có nhiều thay đổi trong suốt giai đoạn 2008 – 2014.

Hình 4.1a: Kết quả ước lượng cuốn chiếu (hệ số vơ hiệu hóa)

Hình 4.1b: Kết quả ước lượng cuốn chiếu (hệ số vơ hiệu hóa)

Nguồn: Tính tốn của tác giả.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu lực can thiệp vô hiệu hóa trên thị trường ngoại hối của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)