Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến ý định tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang thai tại thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 45)

CHƯƠNG 1 : Giới thiệu nghiên cứu

2.4 Mơ hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định thường xuyên tập thể dục

2.4.3 Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Trên cơ sở các lý thuyết TPB và ESE, và các nghiên cứu trước, các đặc điểm của phụ nữ mang thai đã được phân tích ở trên và để nghiên cứu ý định tập thể dục thường xuyên của phụ nữ mang thai, tác giả kế thừa mơ hình nghiên cứu của Hyondo Chung (2012). Đồng thời, từ kết luận nghiên cứu đã gợi ý sử dụng thêm lý thuyết tự hiệu quả (Bandura, 1997) kết hợp thành một khuôn khổ lý thuyết trong dự đoán hành vi tập thể dục giữa các mẫu tương tự thông qua bước xác định ý định tập thể dục thường xuyên trong thai kỳ của phụ nữ mang thai.

TP. Hờ Chí Minh là một thành phố có dân số đơng, người dân nhập cư từ nhiều địa phương khác nhau sinh sống trên địa bàn khá dày đặc nên đa dạng về trình độ văn hóa, thu nhập, tuổi tác, ngành nghề. Đặc điểm của phụ nữ mang thai: có những thiếu hụt về kiến thức tập thể dục trong thai kỳ, có những nhầm lẫn về niềm tin tập thể dục. Gaston và cộng sự (2012) cho rằng, để tìm hiểu, giải thích, và dự đoán hành vi sức khỏe như là tập thể dục có thể sử dụng khung lý thuyết về tự hiệu quả xác mức độ tự tin trong việc có thể lên kế hoạch và lịch trình tập thể dục vào lối sống của một người. Tự hiệu quả có thể là một yếu tố dự báo phù hợp của sự thay đổi hành vi và duy trì trong ngắn hạn và dài hạn. Do đó, lý thuyết tự hiệu quả của việc tập thể dục cung cấp một khn khổ hữu ích cho việc nghiên cứu sự tự tin của người phụ nữ mang thai tập thể dục trong suốt thời kỳ mang thai.

Cần phân biệt rõ hai yếu tố: yếu tố tập thể dục tự hiệu quả và yếu tố nhận thực kiểm soát hành vi. Mặc dù cả hai yếu tố này đều có ng̀n gốc từ khái niệm tự hiệu quả trong SCT của Bandura (1977), tuy nhiên, một số nghiên cứu thực nghiệm đã phân biệt sự khác nhau giữa tập thể dục tự hiệu quả và nhận thực kiểm soát hành

vi. Trong dự đoán ý định hành vi, khái niệm của nhận thực kiểm soát hành vi là phản ánh mức độ mà cá nhân nhận thức hành vi trong vòng kiểm sốt của họ, cịn tập thể dục tự hiệu quả được mô tả như là mức độ mà một cá nhân nhận thức được rằng hành vi mong muốn là dễ dàng hay khó khăn để thực hiện (Steele 2002; Bland và cộng sự, 2013).

Trong trường hợp nghiên cứu về ý định tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang thai; bên cạnh đó, với đặc điểm của bà mẹ ở TP. HCM, dường như không phải là một chuẩn mực xã hội hiện nay, và do nghề nghiệp của bà mẹ cũng đa dạng, việc chăm sóc con nhỏ và cơng việc nhà làm ảnh hưởng đến việc tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang thai gặp khó khăn, thì yếu tố tập thể dục tự hiệu quả cho dự đoán tốt nhất về thời gian tập thể dục để đảm bảo phụ nữ mang thai có thể duy trì hành vi này trong suốt thai kỳ (Steele, 2002). Vì thế, yếu tố tập thể dục tự hiệu quả cũng cần được đưa vào mô hình để nghiên cứu.

Do vậy, tác giả đề xuất mơ hình các yếu tố tác động đến ý định tập thể dục ở phụ nữ mang thai gồm:

- Biến độc lập, bao gồm: (1) thái độ, (2) chuẩn chủ quan, (3) Kiểm soát hành vi cảm nhận, (4) tập thể dục tự hiệu quả

- Biến phụ thuộc là ý định tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang thai.

Các thành phần trong mơ hình nghiên cứu đề xuất được trình bày dưới đây:

Thái độ là một yếu tố quyết định của ý định hành vi. Nó được định nghĩa bởi

“cá nhân đánh giá tích cực hay tiêu cực về hành vi thực hiện mục tiêu” (Fishbein

và Ajzen, 1975). Dựa trên TRA, thái độ là một chức năng của niềm tin. Niềm tin làm nền tảng cho thái độ của một cá nhân đối với hành vi được gọi là niềm tin về hành vi (Fishbein, 1980). Trong nghiên cứu về ý định tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang thai, thái độ là mức độ mà các phụ nữ mang thai đánh giá thuận lợi hay bất lợi của việc thực hiện hoạt động thể chất. Đối với các phụ nữ mang thai, những người có niềm tin mạnh mẽ đối với các kết quả tích cực của việc thực hiện hoạt động thể chất (như cải thiện sức khỏe, cơng viêc nặng nhọc ít hơn và kiểm sốt trọng lượng tốt hơn), có xu hướng tham gia vào hoạt động thể chất trong thời gian

mang thai của họ và ngược lại. Do đó, những phụ nữ mang thai với một thái độ tích cực hơn đối với hoạt động thể chất có mức độ cao hơn về ý định tham gia vào hành vi hoạt động thể chất so với những bà mẹ có thái độ tiêu cực đối với hoạt động thể chất (Supavititpatana và cộng sự, 2012). Hầu hết ở các nghiên cứu trước cho thấy yếu tố thái độ tác động tích cực đến ý định tập thể dục ở phụ nữ mang thai (Supavititpatana và cộng sự, 2012; Hyondo Chung, 2012; Dinallo, 2011). Do đó, giả thuyết được đề xuất là:

Giả thuyết H1: Thái độ có tác động tích cực (+) đến ý định tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang thai.

Chuẩn chủ quan là “nhận thức của cá nhân về những ảnh hưởng xã hội để

thực hiện hoặc không thực hiện hành vi” (Ajzen, 1991). Theo TRA, chuẩn chủ quan

được thể hiện như một yếu tố quyết định trực tiếp về ý định và được hình thành từ hai yếu tố: Niềm tin theo chuẩn và động cơ tuân thủ. Chuẩn chủ quan được xác định bởi nhận thức của cá nhân về việc nhận được những khuyến khích của người thân, bạn bè và xã hội để thực hiện hành vi. Ảnh hưởng xã hội được đo bằng cách đánh giá của các nhóm xã hội khác nhau. Về ý định tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang thai, chuẩn chủ quan là nhận thức của phụ nữ mang thai về những mong đợi tiêu chuẩn của những người quan trọng đối với họ trong việc thực hiện hoạt động thể chất của họ. Họ cân nhắc liệu những nhóm hoặc cá nhân cụ thể (như gia đình, người thân, bạn bè, nhân viên y tế,...) nghĩ rằng họ nên hay không nên tham gia vào hoạt động thể chất, và họ sử dụng thông tin này để đi quyết định lựa chọn của mình. Do vậy, những phụ nữ mang thai có thể có ý định tham gia vào hoạt động thể chất khi họ tin rằng những người ảnh hưởng quan trọng đối với họ (như gia đình, người thân, bạn bè, nhân viên y tế) muốn họ thực hiện hành vi này và ngược lại (Supavititpatana và cộng sự, 2012; Hyondo Chung, 2012; Dinallo, 2011). Vì vậy, giả thuyết được đề xuất là:

Giả thuyết H2: Chuẩn chủ quan có tác động tích cực (+) đến ý định tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang thai.

Kiểm soát hành vi cảm nhận với sự hiện diện hay vắng mặt của các nguồn lực và cơ hội cần thiết, nhận thức của một cá nhân là thuận lợi hoặc khó khăn trong việc thực hiện các hành vi cụ thể (Ajzen, 1991, tr. 188). Kiểm soát hành

vi cảm nhận được hình thành từ hai yếu tố là niềm tin kiểm soát và những yếu tố ngồi tầm kiểm sốt của cá nhân, nó được giả định là phản ánh trên kinh nghiệm quá khứ và một phần từ các thông tin cũ thông qua trao đổi thông tin của gia đình, bạn bè và các yếu tố có thể kiểm sốt mức độ khó hay dễ của việc thực hiện hành vi

cụ thể (Ajzen, 1991, tr. 188). Về ý định tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang

thai, kiểm soát hành vi cảm nhận được dự đoán bằng niềm tin kiểm soát. Niềm tin kiểm soát được phát triển từ đánh giá của những phụ nữ mang thai rằng việc thực hiện hoạt động thể chất có thể là khó khăn hay dễ dàng và từ năng lực nhận thức của họ về những cơ hội hay ng̀n lực sẵn có cho việc thực hiện hành vi. Điều đó có nghĩa, một số phụ nữ mang thai tin rằng các nhân tố chắc chắn (như giới hạn thể chất, mệt mỏi và sợ làm tổn hại đến bản thân hoặc bào thai của họ) sẽ cản trở hoạt động thể chất, trong khi những phụ nữ khác tin rằng việc thực hiện hoạt động thể chất sẽ cải thiện sức khỏe của họ do đó, họ dễ dàng tham gia vào các hoạt động thể chất trong thời kỳ mang thai (Supavititpatana và cộng sự, 2012; Hyondo Chung, 2012; Dinallo, 2011). Như vậy, nhận thực kiểm soát hành vi là phản ánh mức độ mà phụ nữ mang thai nhận thức được hành vi trong vịng kiểm sốt của họ. Do đó, giả thuyết được đề xuất là:

Giả thuyết H3: Kiểm sốt hành vi cảm nhận có tác động tích cực (+) đến ý định tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang thai.

Tập thể dục tự hiệu quả: theo McAuley (1990; chưa được công bố) tập thể

dục tư hiệu quả là niềm tin của một cá nhân rằng họ có thể tiếp tục thực hiện các bài tập thể dục khi đối mặt với các rào cản. Tập thể dục trong thai kỳ đại diện cho

một hành vi sức khỏe với các tiềm năng để có một tác động tích cực đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của người mẹ và thai nhi. Như vậy, tập thể dục tự hiệu quả trong thai kỳ được mô tả như là mức độ mà một phụ nữ mang thai tự tin rằng có thể tham gia tập thể dục thường xuyên khi cô ấy mệt mỏi, cảm thấy buồn chán,

trong những ngày nghỉ, khi thời tiết không thuận lợi, trải qua giai đoạn ốm nghén, cảm thấy nặng nề do tăng cân, khi những người khác đang nhìn chằm chằm, và khi cảm thấy người khác không chấp nhận việc tập thể dục của mình. Nghiên cứu về ý định tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang thai thì yếu tố tập thể dục tự hiệu quả trong thai kỳ cho dự đoán tốt nhất về giáo dục truyền thông và tư vấn tập thể dục để cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh cho phụ nữ mang thai. (Bland và cộng sự, 2013). Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của Steele (2002) cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa tập thể dục tự hiệu quả trong thai kỳ và ý định. Trên cơ sở đó, giả thuyết sau đây được xây dựng:

Giả thuyết H4: Tập thể dục tự hiệu quả có tác động tích cực (+) đến ý định tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang thai.

Ý định tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang thai. được giả định là “bao gồm các yếu tố động lực có ảnh hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân; các yếu

tố này cho thấy mức độ sẵn sàng hoặc nỗ lực mà mỗi cá nhân sẽ bỏ ra để thực hiện hành vi” Ajzen (1991, tr.181). Như một quy tắc chung, mỗi cá nhân có ý định càng

mạnh để tham gia vào một hành vi, thì cá nhân đó càng có nhiều khả năng sẽ thực hiện thành cơng hành vi đó. Do đó, ý định tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang thai là mức độ sẵn sàng hoặc nỗ lực mà mỗi bà mẹ sẽ bỏ ra để thực hiện hành vi tập thể dục (Supavititpatana và cộng sự, 2012; Hyondo Chung, 2012; Dinallo, 2011).

(Nguồn: Đề xuất bởi tác giả)

Hình 2.5: Mơ hình nghiên cứu đề xuất.

Chuẩn chủ quan Thái độ Ý định tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang thai Kiểm soát hành vi cảm nhận Tập thể dục tự hiệu quả

Các yếu tố nhân khẩu học

H1+

H2+

H3+

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến ý định tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang thai tại thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)