Tóm tắt chương 4

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến ý định tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang thai tại thành phố hồ chí minh (Trang 74 - 76)

CHƯƠNG 4 : Kết quả nghiên cứu thực nghiệm

4.6 Tóm tắt chương 4

Với mục địch kiểm định các thang đo, kiểm định mơ hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu đã được xây dựng ở chương 2, chương 4 này tiến hành lấy mẫu nghiên cứu gồm 227 phụ nữ mang thai tại TP. HCM và thực hiện thống kê mô tả; phân tích Cronbach’s Alpha; phân tích nhân tố khám phá EFA; phân tích hời quy đa biến, kiểm định t-tests và ANOVA.

Kết quả cho thấy, mơ hình các yếu tố tác động đến ý định tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang thai tại TP. HCM gồm ba yếu tố được xếp theo mức độ quan trọng giảm dần như sau: kiểm soát hành vi cảm nhận (β = 0,469, p<0,01), tập thể dục tự hiệu quả (β = 0,236, p<0,01) và cuối cùng là chuẩn chủ quan (β = 0,157, p<0,01).

Mơ hình nghiên cứu giải thích được 52,2% sự biến thiên của biến phụ thuộc ý định tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang thai tại TP. HCM. Nội dung tiếp theo (chương 5) sẽ thảo luận kết quả kiểm định này.

Kết quả kiểm định sự khác biệt về ý định tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang thai tại TP. HCM theo các đặc điểm nhân khẩu học (độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập hàng tháng của hộ gia đình) cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ý định tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang thai tại TP. HCM với độ tin cậy 95%.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH VỀ TẬP THỂ DỤC TRONG THAI KỲ

Chương 5 trình bày tóm tắt những nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu, trên cơ sở đó đưa ra gợi ý chính sách giúp các chun gia y tế có cái nhìn bao qt về việc tập thể dục trong thời kỳ mang thai (là một trong số các mục tiêu chăm sóc sức khỏe sinh sản), để các nhà làm chính sách trong lĩnh vực sức khỏe tại Việt Nam nhận thức rõ các yếu tố và mức độ tác động đến ý định, hành vi tập thể dục của phụ nữ mang thai, nhằm xây dựng các chương trình can thiệp phù hợp và nâng cao hơn nữa các biện pháp nhằm khuyến khích các bà mẹ tham gia tích cực trong việc tập thể dục thường xuyên trong thời kỳ mang thai.

5.1 Tóm tắt nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu này là xác định các yếu tố tác động đến ý định tập thể

dục thường xuyên của phụ nữ mang thai tại TP. HCM, đánh giá mức độ tác động của các yếu tố, kiểm định sự khác biệt về ý định tập thể dục thường xuyên của phụ nữ mang thai tại TP. HCM có đặc điểm nhân khẩu học khác nhau; từ đó đưa ra những gợi ý để các nhà làm chính sách trong lĩnh vực sức khỏe tại Việt Nam nhận thức rõ các yếu tố và mức độ tác động đến ý định, hành vi tập thể dục của phụ nữ mang thai, nhằm xây dựng các chương trình can thiệp phù hợp.

Nghiên cứu định tính được thực hiện thơng qua kỹ thuật thảo luận nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát cho các thang đo. Kết quả nghiên cứu định tính đã khẳng định các yếu tố do tác giả đề xuất là những yếu tố chính tác động đến ý định tập thể dục thường xuyên của phụ nữ mang thai tại TP. HCM, đồng thời phát triển thang đo các yếu tố này gồm 23 biến quan sát và thang đo ý định tập thể dục thường xuyên của phụ nữ mang thai gồm 03 biến quan sát.

Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua nghiên cứu định lượng bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ đang mang thai tại TP. HCM thông qua bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng. Số mẫu thu thập được là 227 sau khi đã loại các mẫu không hợp lệ từ khảo sát của tác giả.

Kết quả đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cho thấy các biến đo lường của các thành phần đều đạt yêu cầu. Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy mơ hình phù hợp và biến phụ thuộc đạt được giá trị hội tụ. Vì vậy, mơ hình nghiên cứu đề xuất ban đầu được giữ nguyên. Tiếp theo, kết quả kiểm tra hệ số tương quan cho thấy các biến độc lập có tương quan với biến phụ thuộc, đồng thời các biến độc lập đạt giá trị phân biệt. Bước kế tiếp, tác giả đưa các nhân tố của mô hình đề xuất vào phân tích hời quy đa biến và kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Mơ hình nghiên cứu giải thích được 52,2% sự biến thiên của biến ý định tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang thai tại TP. HCM, còn lại 47,8% do tác động bởi các yếu tố khác chưa được nghiên cứu trong mơ hình này. Cường độ tác động của các yếu tố lần lượt sắp xếp theo thứ tự quan trọng giảm dần như sau: kiểm soát hành vi cảm nhận (β = 0,469, p<0,01), tập thể dục tự hiệu quả (β = 0,236, p<0,01) và chuẩn chủ quan (β = 0,157, p<0,01).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến ý định tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang thai tại thành phố hồ chí minh (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)