VII. KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ, PHIÊN BẢN 2.0
3. Kiến trúc ứng dụng
3.5. Sơ đồ tích hợp ứng dụng
Các dịch vụ chia sẻ và tích hợp là các dịch vụ có thể dùng chung, chia sẻ giữa các ứng dụng trong quy mô thành phố Đà Nẵng, điều này làm giảm đầu tư trùng lặp, lãng phí, thiếu đồng bộ. Mặt khác, một trong các chức năng quan trọng của các dịch vụ nhóm này là để kết nối, liên thơng, tích hợp các ứng dụng. LGSP cung cấp các dịch vụ để cho các hệ thống thông tin khác trao đổi thông tin, dữ liệu dùng chung của thành phố Đà Nẵng.
Kiến trúc tích hợp xác định cách thức tương tác và trao đổi thông tin giữa các ứng dụng nghiệp vụ trong hệ thống, nhằm hỗ trợ các hoạt động cung cấp và triển khai dịch vụ cho người sử dụng bên trong và bên ngoài thành phố Đà Nẵng cũng như xác định các thành phần trung gian hỗ trợ việc tích hợp các hệ thống, cơ sở dữ liệu của thành phố.
3.5.1. Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia
Hình 18: Sơ đồ tích hợp tổng thể Kiến trúc CPĐT Việt Nam
Hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương là thành phần trung gian của quốc gia để kết nối các nền tảng chia sẻ, tích hợp của các bộ, ngành, địa phương. Hệ thống này bao gồm các dịch vụ, ứng dụng có thể chia sẻ, dùng chung cấp quốc gia để kết nối, liên thông các HTTT, CSDL giữa các bộ, ngành, địa phương. Các dịch vụ nền tảng chia sẻ, tích hợp quốc gia cung cấp, bao gồm:
- Các dịch vụ chia sẻ dữ liệu từ các HTTT, CSDL quốc gia;
- Cơ sở dữ liệu chuyên ngành để giảm thiểu thành phần hồ sơ công dân, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC;
- Các dịch vụ chia sẻ, tích hợp giữa các bộ, ngành, địa phương và đảm bảo cơ chế một cửa trong xử lý TTHC (công dân, doanh nghiệp không phải đến nhiều nơi để thực hiện TTHC);
- Các dịch vụ trao đổi dữ liệu (gửi nhận dữ liệu) giữa các bộ, ngành, địa phương;
- Dịch vụ kết nối với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, thực hiện Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg về việc Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính cơng ích: Kết nối với hệ thống thông tin của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam để trao đổi thông tin về nhu cầu sử dụng; thông tin về trạng thái xử lý, kết quả giải quyết; trạng thái gửi, nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính cơng ích;
- Các dịch vụ nền tảng dùng chung quốc gia;
- Đáp ứng việc tích hợp và chia sẻ ngang hàng hoặc tập trung theo từng nghiệp vụ cụ thể.
Hình 19: Sơ đồ tích hợp tổng thể mức logic
3.5.2. Nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung của thành phố Đà Nẵng
Thành phần này để tích hợp, chia sẻ các HTTT, CSDL trong nội bộ các cơ quan, đơn vị của thành phố và giữa thành phố với các tỉnh khác qua nền tảng tích hợp, chia sẻ quốc gia (NGSP) hoặc cấp thành phố (LGSP) theo đúng quy định hiện hành. Với nền tảng này, thơng tin nghiệp vụ có thể được trao đổi theo chiều ngang và theo chiều dọc giữa các cơ quan đơn vị của thành phố. Thành phần này cũng hoạt động như một cổng nghiệp vụ, cùng với các dịch vụ để trao đổi thông tin với các bộ, ngành, địa phương khác hoặc với các hệ thống thông tin của các doanh nghiệp/tổ chức khác khi cần thiết.
Theo đó, nền tảng kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu thành phố Đà Nẵng được đề xuất theo sơ đồ tích hợp tổng thể sau đây:
Hình 20: Sơ đồ tích hợp, chia sẻ dữ liệu tổng thể
Với kiến trúc CQĐT của thành phố Đà Nẵng, nền tảng kết nối quy mô địa phương LGSP là Hệ thống chia sẻ, tích hợp thơng tin thống nhất của thành phố, tuân theo kiến trúc hiện đại như kiến trúc hướng dịch vụ - Service Oriented Architecture (SOA) hoặc Microservices với thành phần cốt lõi là Trục tích hợp dịch vụ - Enterprise Service Bus (ESB), nhằm đảm bảo khả năng cung cấp các kết nối trao đổi thông tin theo chiều ngang và chiều dọc. Hệ thống LGSP của thành phố cần được phát triển để đảm bảo duy trì và mở rộng để cung cấp đầy đủ các dịch vụ/thành phần như trong Kiến trúc, đảm bảo khả năng cho phép kết nối, chia sẻ, trao đổi thông tin theo chiều ngang và theo chiều dọc giữa các hệ thống ứng dụng.
Trong giai đoạn 2020-2025, thành phố Đà Nẵng cần tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung thành phố để làm tiền đề, cơ sở hỗ trợ triển khai các hệ thống ứng dụng nội bộ, tăng cường trao đổi chia sẻ, thông tin dữ liệu với các HTTT/CSDL cấp Quốc gia và với bộ, ngành, địa phương để phục vụ xử lý, giải quyết các bài toán/yêu cầu nghiệp vụ, đẩy mạnh việc phát triển CQĐT, hướng đến mục tiêu trở thành Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số.