3. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp như nghiên cứu tương tự của Michael Faulkender và Rong Wang (2006), ở bài nghiên cứu này tôi sử dụng phương pháp phân tích sự kiện để đo lường tỷ suất sinh lợi của các cổ phiếu và danh mục trong khung thời gian nghiên cứu. Phương pháp phân tích sự kiện được hiểu là việc tập trung nghiên cứu sự kiện để dự báo tác động của một sự kiện cụ thể đến tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu. Trong phương pháp nghiên cứu sự kiện theo tiêu chuẩn, giá trị hiện tại ròng của sự kiện được dự báo bằng việc quan sát tỷ suất sinh lợi bất thường xung quanh thời gian có sự kiện. Tỷ suất sinh lợi dự báo được ước tính bằng cách sử dụng một mơ hình mà các tham số được dự báo ngoài vùng sự kiện. Trong bài nghiên cứu này, tôi tập trung vào vấn đề sự thay đổi của nắm giữ tiền mặt tác động đến tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu như thế nào, kiểm soát những sự thay đổi liên quan khác trong trạng thái tài chính của cơng ty. Sự kiện ở đây được hiểu là sự thay đổi ngoài dự báo của nắm giữ tiền mặt, và vùng sự kiện được định nghĩa là năm tài chính. Bởi vì khơng có một vùng dự báo, nên thay vào đó tơi dự báo tỷ suất sinh lợi bằng cách sử dụng tỷ suất sinh lợi của danh mục 25 theo quy mô và tỷ số giá trị sổ sách – giá trị thị trường. Tỷ suất sinh lợi vượt trội của cổ phiếu là sự chênh lệch giữa tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu và tỷ suất sinh lợi danh mục. Sự thay đổi ngoài dự báo của các yếu tố cụ thể của cơng ty sẽ giải thích cho những tỷ suất sinh lợi bất thường, tương tự như phương pháp nghiên cứu sự kiện.
Để kiểm định giả thuyết 3, tôi thực hiện kiểm định đối với từng nhóm cơng ty hạn chế tài chính và nhóm khơng hạn chế tài chính. Ở phần này tơi tìm kiếm kết quả thực nghiệm về việc cổ đông đánh giá giá trị biên của tiền mặt của một công ty hạn chế tài chính cao hơn hay một cơng ty khơng hạn chế tài chính cao hơn. Có những lý thuyết khác nhau về việc đo lường mức độ hạn chế tài chính. Trong bài nghiên
cứu này, tôi phân chia mẫu theo hai cách, thứ nhất là theo tỷ lệ chi trả cho cổ đông, cách thứ hai là trên cơ sở quy mô của công ty. Cách phân chia này đã được sử dụng trong nghiên cứu của Almeida et al. (2004) và nghiên cứu của Faulkender và Wang (2006).
Với cách chia thứ nhất, tỷ lệ chi trả cổ đông được tính bằng tổng cổ tức chi trả và mua lại cổ phần chia cho thu nhập rịng. Trong mỗi năm, tơi sắp xếp các công ty theo tỷ lệ chi trả và phân vào nhóm hạn chế tài chính nếu cơng ty thuộc nhóm 30% có tỷ lệ chi trả thấp nhất và xếp vào nhóm khơng hạn chế tài chính nếu cơng ty thuộc nhóm 30% có tỷ lệ chi trả cao nhất. Các cơng ty có tỷ lệ chi trả cao nhiều khả năng có các quỹ nội bộ để trang trải cho các khoản phải trả và cấp vốn cho các dự án đầu tư của họ, và vì vậy họ sẽ đánh giá giá trị của tiền mặt tăng thêm thấp hơn so với các cơng ty có tỷ lệ chi trả thấp.
Với cách phân loại thứ hai, quy mô công ty được đo lường bằng logarit tự nhiên của doanh thu thuần. Trong mỗi năm, các công ty được sắp xếp theo doanh thu thuần và phân vào nhóm hạn chế tài chính nếu cơng ty nằm trong số 30% của mẫu có doanh thu thuần thấp nhất, và được phân vào nhóm khơng hạn chế tài chính nếu cơng ty nằm trong số 30% của mẫu có doanh thu thuần cao nhất. Trong cách phân chia này, các cơng ty lớn vì được biết đến nhiều hơn nên có khả năng tiếp cận thị trường vốn tốt hơn các cơng ty nhỏ, và do đó dễ dàng huy động vốn tài trợ cho các dự án đầu tư hơn.
Ngoài việc phân chia mẫu quan sát thành các nhóm hạn chế và khơng hạn chế tài chính, tơi cũng sử dụng một phương pháp khác để đánh giá tác động của yếu tố hạn chế tài chính của cơng ty là sử dụng biến giả trong mơ hình hồi quy, được thực hiện theo hai tiêu chí phân loại là tỷ lệ chi trả cho cổ đông và quy mô doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhằm kiểm định sâu hơn giả thuyết 3 đối với các cơng ty hạn chế tài chính đồng thời có cơ hội đầu tư tốt thì giá trị biên của tiền mặt được đánh giá như thế nào, tơi chia các quan sát thành các nhóm dựa theo tiêu chí là khả năng trả lãi và
cơ hội đầu tư. Các cơng ty được chia thành bốn nhóm dựa trên yếu tố về khả năng trả lãi (IC) và chia thành bốn nhóm khác dựa trên tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách bình qn ngành của cơng ty (MB). Trong đó, khả năng trả lãi được tính là tổng của mức nắm giữ tiền mặt đầu năm của công ty và thu nhập trong năm chia cho chi phí lãi vay trong năm. Một cơng ty có khả năng trả lãi cao thì có nhiều vốn hơn có thể dùng cho đầu tư và phân phối. Về tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của ngành, tôi dùng chỉ số này làm thước đo các cơ hội đầu tư của công ty, giống như cách mà Faulkender và Wang (2006) thực hiện trong nghiên cứu tại Mỹ. Trong tổng số các quan sát, thì một phần tư số quan sát có tỷ lệ MB cao nhất sẽ đánh giá một đồng tiền mặt nội bộ tăng thêm cao hơn so với số còn lại. Giá trị được sử dụng là giá trị của ngành để không bị tác động bởi yếu tố hạn chế tài chính của cơng ty và khả năng tương ứng là cơng ty sẽ có thể huy động vốn cho các cơ hội đầu tư này. Tôi tiến hành hồi quy với các nhóm có khả năng trả lãi thấp nhất và tỷ lệ MB ngành thấp nhất, nhóm có khả năng trả lãi thấp nhất và tỷ lệ MB ngành cao nhất, nhóm có khả năng trả lãi cao nhất và tỷ lệ MB ngành thấp nhất.
Về mơ hình hồi quy, đối với dữ liệu bảng có thể sử dụng các mô hình ước lượng bao gồm OLS, Fix effects model FEM và Random effects model REM. Việc lựa chọn mơ hình nghiên cứu dựa trên các kiểm định: (1) Kiểm định F test nhằm lựa chọn giữa mơ hình OLS và FEM; (2) Kiểm định Hausman test nhằm lựa chọn giữa mơ hình FEM và REM; (3) Kiểm định LM test nhằm lựa chọn giữa mơ hình OLS và REM.
Bên cạnh đó, tơi sử dụng các kiểm định White nhằm kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi theo thời gian và kiểm định hiện tượng tương quan chuỗi bằng kiểm định Wooldridge. Nếu có hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tương quan chuỗi sẽ thực hiện khắc phục bằng hồi quy FGLS.