3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Các biến nghiên cứu và dữ liệu
3.1.1. Các biến nghiên cứu
Để nghiên cứu cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam, luận văn sử dụng dữ liệu quý, từ quý 3 năm 2000 đến quý 2 năm 2013. Các dữ liệu đều được điều chỉnh tính mùa bằng phương pháp Census X12. Vì các biến như GDP, CPI, M2 có tính mùa vụ, thường tăng cao vào những dịp lễ tết. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm các biến sau đây.
CPI: chỉ số giá tiêu dùng, được tính theo quý (2000Q1 = 100). Được điều chỉnh tính mùa bằng phương pháp Census X12. Nguồn dữ liệu thu thập từ IFS.
GDP: là logarit cơ số tự nhiên của GDP với giá cố định 1994, được điều chỉnh tình mùa bằng phương pháp Census X12. Nguồn dữ liệu thu thập từ Datastream.
M2: logarit cơ số tự nhiên của khối tiền mở rộng, được điều chỉnh tình mùa bằng phương pháp Census X12. Nguồn dữ liệu thu thập từ IFS.
CREDIT: là logarit cơ số tự nhiên của tổng tín dụng nội địa, được điều chỉnh theo mùa bằng phương pháp Census X12. Nguồn dữ liệu thu thập từ IFS.
SPI: là logarit chỉ số giá chứng khoán VN-INDEX, dữ liệu quý (2000 =
100). Nguồn dữ liệu thu thập từ IFS.
IRATE: lãi suất cho vay thực, đơn vị tính % mỗi năm, được tính bằng lãi
suất cho vay danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát cùng thời kỳ. Nguồn dữ liệu thu thập từ IFS.
REER: tỷ giá hối đoái thực hiệu lực (2000=100). Tác giả tính tốn từ CPI, tỷ giá hối đối, dữ liệu xuất nhập khẩu của 20 quốc gia đối tác.
RICE: logarit cơ số tự nhiên giá gạo thế giới (USD/tấn). Nguồn dữ liệu thu thập từ IFS.
FFR: lãi suất cơ bản của Mỹ (Federal Funds Rate). Nguồn dữ liệu thu thập từ IFS.
Tất cả thống kê các biến trên đây được trình bày trong phần phụ lục 1.
Bởi vì thị trường chứng khốn Việt Nam mới chỉ đi vào hoạt động vào năm 2000. Cho nên, thời kỳ nghiên cứu của luận văn này là từ quý 3 năm 2000 đến quý 2 năm 2013.
Để có kết quả ước lượng khơng thiên lệch, các biến nghiên cứu sẽ được kiểm định tính dừng. Johnston và DiNardo (1997) và Gujarati (2003) đồng tình rằng việc tính tốn trung bình của một chuỗi khơng dừng sẽ không gặt hái được kết quả hợp lý. Nếu mơ hình có ít nhất một biến độc lập khơng dừng. Biến này thể hiện một xu thế tăng (giảm) và biến phụ thuộc cũng có xu thế như vậy, thì ước lượng mơ hình có
thể thu được các hệ số có ý nghĩa thống kê cao và R2 đều cao, nhưng điều này có thể
giả mạo. R2 cao có thể do hai biến này đều có cùng xu thế.
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị Augmanted Dickey – Fuller (ADF) theo tiêu chuẩn Schwaz (SIC) và phương pháp Phillips – Person để kiểm định tính dừng của các biến. Đây là các phương pháp kiểm định phổ biến và cho ra các kết quả đáng tin cậy. Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị cho thấy hầu hết các biến đều không dừng ở chuỗi gốc và dừng ở chuỗi sai phân bậc một.
3.1.2. Cách tính tốn REER
Tỷ giá thực song phương chỉ cho chúng ta biết được sự lên giá hay xuống giá của đồng nội tệ so với một đồng ngoại tệ. Ngày nay, quan hệ thương mại là đa phương, một nước có quan hệ buôn bán với rất nhiều nước trên thế giới. Vấn đề được đặt ra là tại một thời điểm nhất định làm sao có thể biết được đồng nội tệ lên giá hay giảm giá so với các đồng tiền của các quốc gia khác có quan hệ mậu
hóa của đồng nội tệ với các đồng ngoại tệ để làm cơ sở đánh giá tác động của tỷ giá đối với cán cân thương mại của quốc gia? Để có cái nhìn tồn diện hơn về vị thế cạnh tranh của hàng hóa trong nước với các đối tác thương mại khác người ta dùng tỷ giá thực đa phương (tỷ giá trung bình) hay cịn gọi là tỷ giá hối đối thực hiệu lực.
Tỷ giá hối đoái thực hiệu lực là một chỉ số phản ánh mức độ cạnh tranh về giá cả của quốc gia và là cơ sở để đánh giá đồng nội tệ bị định giá cao hay thấp. Chỉ số này rất hữu ích cho việc đạt được mục tiêu thích hợp trong cơ chế tỷ giá hỗn hợp giữa linh hoạt và cố định. Vì vậy, nó được nhìn nhận như là dữ liệu cơ bản cho q trình thực thi chính sách.
Tỷ giá hối đối thực hiệu lực được tính tốn để định ra giá trị thực của đồng nội tệ so với các ngoại tệ (rổ ngoại tệ). Bằng cách điều chỉnh tỷ giá theo chênh lệch lạm phát quốc nội so với lạm phát các đối tác tác thương mại, ta sẽ có tỷ giá thực song phương với từng đồng ngoại tệ. Sau đó xác định quyền số (mức độ ảnh hưởng đối với tỷ giá thực thông qua tỷ trọng thương mại của từng đối tác với quốc gia có đồng tiền tính REER).
Tỷ giá hối đối thực có hiệu lực, được tính theo cơng thức sau:
Trong đó:
Pi là lạm phát tại Việt Nam tại thời điểm i, i = 1, 2,…, n.
Pj là lạm phát tại các quốc gia đối tác thương mại.
là tỷ giá hối đoái song phương giữa đồng VND với đồng tiền quốc gia j tại
là trọng số thương mại của tỷ giá song phương của quốc gia j tại thời điểm i được tình tốn như sau:
∑
là trọng số thương mại của tỷ giá song phương; j là số thứ tự tỷ giá song phương (j = 1,..,20); i là kỳ tính tốn. Nguồn dữ liệu để tính REER: IFS.
Chọn năm gốc. Vấn đề chọn năm gốc (năm cơ sở) rất quan trọng, nó sẽ ảnh
hưởng đến kết quả tính tỷ giá thực. Năm gốc được chọn phải phù hợp tiêu chí là khơng q xa hiện tại, cán cân thanh toán cân bằng và nền kinh tế ổn định. Luận văn chọn năm gốc để tính REER là năm 2000. Ngoài ra trong thời gian gần đây, các tổ chức tài chính quốc tế khi cơng bố số liệu thường chọn năm cơ sở là năm 2000.
Chọn rổ tiền tệ đặc trưng. Căn cứ vào tỷ trọng thương mại của Việt Nam
và đối tác thương mại, tác giả chọn ra các đồng tiền tham gia “rổ tiền” để tính tỷ giá hối đối thực hiệu dụng (REER) theo nguyên tắc ưu tiên chọn đồng tiền của các đối tác có tỷ trọng thương mại lớn với Việt Nam. Ngồi ra các đối tác có sự cạnh tranh trong xuất khẩu với Việt Nam, các đồng tiền mạnh, các đối tác tiềm năng... cũng được xem xét trong việc lựa chọn đồng tiền tham gia vào “rổ tiền”.
Tác giả lựa chọn 20 đối tác thương mại sau: Úc (AUD), Mỹ (USD), Thụy Sĩ (CHF), Pháp (EURO), Hà Lan (EURO), Đức (EURO), Ý (EURO), Anh (GBP), Nga (RUB), Trung Quốc (CNY), Nhật Bản (JPY), Hồng Kông (HKD), Hàn Quốc (KRW), Thái Lan (THB), Singapore (SGD), Philippines (PHP), Malaysia (MYR), Indonesia (IDR), Campuchia (KHR), Ấn Độ (INR). Hai mươi đối tác thương mại này chiếm trung bình khoảng 90% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với Việt Nam trong toàn bộ giai đoạn nghiên cứu.
Thu nhập dữ liệu
Tỷ giá danh nghĩa song phương: tác giả thu thập tỷ giá hối đoái của đồng tiền Việt Nam và 20 đối tác thương mại đối với đồng USD. Dữ liệu được thu thập từ trang thống kê của IFM (IFS). Riêng đối với bốn nước châu Âu là Pháp, Đức, Hà Lan và Ý, tác giả chọn tỷ giá đồng Euro so với đồng USD.
Chỉ số lạm phát: chỉ số giá tiêu dùng CPI của từng quốc gia theo quý. Nguồn chỉ số lạm phát lấy từ IFS.
Kim ngạch xuất nhập khẩu: lấy giá trị xuất và nhập khẩu theo quý (cuối quý) của Việt Nam với 20 đối tác thương mại. Giá trị xuất nhập khẩu có đơn vị là triệu USD. Nguồn thu thập: IFS.
Các bước tính REER
Tính trọng số thương mại. Cộng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam đối với từng đối tác thương mại ta có tổng giá trị xuất nhập khẩu. Lấy giá trị xuất nhập khẩu của từng đối tác thương mại chia cho tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu của Việt Nam ta có wji. Tổng các trọng số thương mại của từng đối tác thương
mại bằng 1.
Điều chỉnh CPI về kỳ gốc. Vì kỳ gốc được chọn để tính REER là Q1 năm
2000. Ta cũng điều chỉnh CPI các quốc gia về kỳ gốc Q1 năm 2000.
Tính tỷ giá hối đối danh nghĩa song phương của đồng tiền các quốc gia đối với đồng tiền Việt Nam. Vì dữ liệu thu thập là tỷ giá hối đoái song phương của
các đồng tiền đối với USD. Nên để điều chỉnh tỷ giá thành tỷ giá song phương giữa các đồng tiền đối với VND ta lấy tỷ giá đồng ngoại tệ so với USD chia cho tỷ giá đồng VND so với USD. Kỳ gốc là quý 1 năm 2000, ta lấy tỷ giá ở thời điểm t chia cho kỳ gốc.
Chi tiết tính tốn tỷ giá thực hiệu dụng REER được trình bày trong phần phụ lục 1.