CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 MƠ HÌNH THỰC NGHIỆM
Từ những cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm thảo luận ở chương 2, các nghiên cứu trước chỉ ra mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ đối với giáo dục và tăng trưởng. Từ các học thuyết tăng trưởng Romer (1986) và Lucas (1988) nhấn mạnh vai
trị của của trình độ kỹ năng lao động, công nghệ đối với ảnh hưởng tới tăng trưởng
kinh tế, Bose và cộng sự (2007) đã khẳng định lại trong nghiên cứu tiếp theo.
Bài nghiên cứu dựa trên các khung lý thuyết về tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ với giáo dục Mankiw và cộng sự (1992), Barro và Sala-i-Martin (1995), Romer (1990), Barro (1991, 2002), Barro và Lee (2013), Krueger và Lindahl (2001), Benhabib và Spiegel (1994). Các thảo luận này tổng kết đều cho thấy mối quan hệ tích cực giữa
chi tiêu giáo dục chính phủ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Trong các khung lý
thuyết này, mơ hình tăng trưởng nội sinh do Mankiw và cộng sự (1992) đã khái quát
thành dạng hàm với các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng: GDP = f(K, L, ED)
Trong đó:
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
K : Vốn đầu tư nền kinh tế
L : Lao động
ED : Chi tiêu chính phủ cho giáo dục
Từ mơ hình lý thuyết này, các biến được logarit tự nhiên nhằm chuyển sang
26
quan hệ chi tiêu chính phủ giáo dục ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Hàm hồi quy
thực nghiệm sau khi logarit tự nhiên như sau:
= + + + +
Trong đó:
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội được đo lường bằng GDP thực.
K : Vốn đầu tư nền kinh tế hình thành.
L : Số lượng lao động của nền kinh tế.
ED : Chi tiêu chính phủ cho giáo dục.
uit : Sai số mơ hình hồi quy
i : quốc gia
t : thời gian năm
Ngồi ra, nhằm kiểm sốt thêm các yếu tố tránh hiện tượng thiếu biến, dựa trên
nghiên cứu Wei (2008), gồm thêm biến kiểm soát là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
bên cạnh vốn đầu tư nền kinh tế hình thành, lao động, chi tiêu chính phủ cho giáo dục, độ mở thương mại. Hàm hồi quy dài hạn như sau:
= + + + + + +
Trong đó:
Trade : Độ mở thương mại gồm tổng xuất khẩu và nhập khẩu trên GDP. FDI : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi
27
Phân tích các biến trong mơ hình: Vốn đầu tư nền kinh tế hình thành (K):
Nhiều nghiên cứu đã nhấn mạnh vai trò của vốn đầu tư đối với tăng trưởng, từ các lý thuyết số nhân đầu tư, lý thuyết gia tốc đầu tư, lý thuyết đầu tư trong mơ hình Harrod – Domar, lý thuyết Solow (1956), .. đến các nghiên cứu gần đây như Jwan and James (2014), Kongphet và Masaru (2012).
Số lao động của nền kinh tế (L):
Trong mơ hình tân cổ điển, lao động là một yếu tố cốt lõi ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu trên hàm sản xuất Cobb-Douglass, mơ hình Solow (1956) đều
nhấn mạnh vai trò của lao động. Trong mơ hình tăng trưởng nội sinh, vai trị của lao
động cũng được khẳng định tác động quan trọng tới tăng trưởng.
Chi tiêu chính phủ lĩnh vực giáo dục (ED):
Chi tiêu chính phủ cho lĩnh vực giáo dục: Chi tiêu chính phủ chung cho giáo
dục (hiện tại, vốn và chuyển đổi) được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm so với GDP của
quốc gia đó. Nó bao gồm chi phí được tài trợ bởi các nguồn tài trợ quốc tế cho chính
phủ. Chi tiêu chính phủ bao gồm cả chi tiêu của chính quyền địa phương, khu vực và trung ương. Trong nghiên cứu này, tác giả giả định tỷ lệ chi tiêu của chính phủ trong lĩnh vực giáo dục càng cao thì càng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó.
Độ mở thương mại (Trade):
Độ mở thương mại của nền kinh tế được đo bằng tổng kim ngạch xuất khẩu và
nhập khẩu so với GDP. Độ mở thương mại ảnh hưởng quan trọng đến tốc độ tăng
trưởng kinh tế. Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ làm gia tăng nguồn vốn đầu tư quốc tế chảy vào trong nước và thơng qua đó mà tích lũy vốn và gia tăng nguồn lực con người. Bên cạnh đó đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng đã phát hiện độ mở thương mại có
28
quan hệ mật thiết với tăng trưởng kinh tế (Albatel. 2000: Loizides et al. 2004: Alexiou, 2009).
Trong nội dung nghiên cứu, các giá kỳ vọng độ mở thương mại có tác động
cũng chiều đến làng trưởng kinh tế. Các học thuyết tăng trưởng trong mơ hình nội sinh đã cho thấy xuất nhập khẩu có ảnh hưởng cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế. Barro và
Sala-I-Martin (2004), Grossman và Helpman (1991) chỉ ra rằng sự linh hoạt chế độ
thương mại sẽ tăng khả năng tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, làm tăng trưởng kinh tế từ việc tăng xuất khẩu dịch vụ và hàng hóa.
Các nghiên cứu Jwan và James (2014), Kandenge (2010) tìm ra trong tăng trưởng kinh tế vai trò xuất khẩu là quan trọng.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đề cập đến dòng vốn đầu tư trực tiếp trong nền kinh tế báo cáo. Đó là tổng số vốn cổ phần, tái đầu tư thu nhập và vốn khác. Đầu tư trực tiếp
là một loại đầu tư xuyên biên giới gắn liền với một cư dân trong một nền kinh tế có
kiểm sốt hoặc mức độ ảnh hưởng đáng kể đến việc quản lý một doanh nghiệp cư trú trong một nền kinh tế khác. Quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng là chủ đề phổ biến trong các nghiên cứu. Các kết quả cho thấy cả mối quan hệ tích cực và tiêu cực. Như Balasubramanyam và cộng sự (1996) phân tích FDI có yếu tố cốt lõi trong xuất khẩu, kết quả này thu thập dữ liệu và chứng minh tại 46 quốc gia thực nghiệm.
Ngoài ra, Karikari (1992) cũng nghiên cứu tại Ghana và cho thấy FDI không
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các bằng chứng về FDI thường không đồng nhất. Sử
Đình Thành và Minh Tiến (2014) thấy rằng FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kết quả
này trong dài hạn khi thực nghiệm tại các tỉnh thành Việt Nam trong thời kỳ 1997-2012
29
Bảng 3.1: Cách tính tốn biến và dấu kỳ vọng
Ký hiệu Tên biến Mô tả dữ liệu Kỳ vọng dấu
GDP Tổng sản phẩm quốc nội thực Tổng sản phẩm quốc nội thực GDP năm gốc 2010 (USD) ED Chi tiêu chính phủ cho lĩnh vực giáo dục
Chi tiêu chỉnh phủ cho khu vực giáo dục (% chi tiêu chính phủ)
+ K Nguồn vốn hình hình Nguồn vốn hình thành nền kinh tế (% GDP) +
L Lao động Tổng lao động nền kinh tế (đơn vị
người)
+
FDI Đầu tư trực tiếp
nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngồi rịng (% GDP)
+
TRADE Độ mở thương
mại
Xuất khẩu cộng Nhập Khẩu (% GDP)
+
Tất cả các biến đều được sử dụng logarit tự nhiên nhằm làm phẳng mẫu dữ liệu nghiên cứu, dựa trên hàm hồi quy dài hạn Ozatac (2018).