Bảng 4.7 : Phản ứng đẩy IRF tác động của cú sốc tỷ giá lên giá chứng khoán
4.8 Phân rã phương sai (Variance decomposition)
4.8.1 Mức giải thích của các biến đến sự thay đổi của Giá chứng khoán
Bảng 4.8: Kết quả phân rã phương sai
Mức giải thích của các biến đến sự thay đổi của Giá chứng khoán
Period S.E. IPI PRICE_INDEX EXCHANGE STOCK_PRICE POLICY_RATE
1 0.116426 0.038137 0.927713 1.172709 97.86144 0.000000 2 0.139793 0.140257 2.283498 0.557325 96.93867 0.080253 3 0.160850 0.162192 1.979575 0.444472 97.10603 0.307727 4 0.178051 0.134054 1.804657 0.833909 96.93317 0.294206 5 0.192806 0.121571 1.515207 1.441626 96.58892 0.332671 6 0.214396 0.317544 1.788157 1.707388 95.10883 1.078081 7 0.232286 0.571902 2.866651 1.823247 92.84186 1.896341 8 0.251752 0.704539 4.296138 2.201468 90.10041 2.697445 9 0.270616 0.754586 5.924285 2.889394 86.89145 3.540282 10 0.288965 0.712866 7.720770 3.573213 83.45663 4.536519 11 0.308800 0.666733 9.811738 4.046392 80.08077 5.394369 12 0.328411 0.636209 11.62575 4.435415 77.23246 6.070173 13 0.348641 0.625391 12.99142 4.797985 74.92163 6.663573 14 0.369550 0.650211 13.93960 5.077922 73.11002 7.222240 15 0.390120 0.725301 14.60227 5.254762 71.65860 7.759071 16 0.411138 0.824418 15.01381 5.363697 70.54401 8.254069 17 0.432414 0.930372 15.24113 5.441377 69.66765 8.719468 18 0.453885 1.041708 15.35673 5.497340 68.96756 9.136663 19 0.475465 1.174310 15.40972 5.533092 68.38823 9.494655 20 0.496923 1.322325 15.42476 5.550871 67.89723 9.804819
Cholesky Ordering: IPI PRICE_INDEX EXCHANGE STOCK_PRICE POLICY_RATE
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ Phần mềm Eviews trên số liệu tác giả thu thập
Mức tác động của mỗi biến số đến biến động của giá chứng khoán từ bảng trên. Kết quả đo lường được cho ta thấy:
Biến động ở trong giá chứng khốn được giải thích chủ yếu biến động trong tự bản thân giá chứng khoán, chỉ số giá, lãi suất, tỷ giá hối đối. Chỉ số sản xuất cơng nghiệp hầu như ít tác động đến sự biến động của giá chứng khoán. Đến kỳ thứ 20, tỷ trọng ảnh hưởng của chỉ số giá tiêu dùng, chính sách lãi suất và tỷ giá tới giá chứng khoán lần lượt đạt 15.42%; 9.80% và 5.55%.
Giá chứng khoán bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nội tại gắn liền với nhà phát hành. Nếu nhà phát hành biến động thì giá chứng khốn cũng sẽ bị biến động: yếu tố về
kỹ thuật sản xuất: trang thiết bị máy móc, cơng nghệ, tiềm năng nghiên cứu phát triển...; yếu tố về thị trường tiêu thụ: khả năng về cạnh tranh và mở rộng thị trường...; yếu tố về con người: chất lượng ban lãnh đạo, trình độ nghề nghiệp của cơng nhân; tình trạng tài chính của DN.... khi những yếu tố này thay đổi, có thể làm tăng hoặc giảm giá trị doanh nghiệp từ đó làm tăng hoặc giảm giá chứng khoán.
Giá chứng khoán chịu ảnh hưởng bởi chỉ số giá tiêu dùng. Chỉ số giá tiêu dùng là thước đo giá trị trung bình của những hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng mua tại một thời điểm nhất định. Chỉ số giá tiêu dùng – CPI là một công cụ dự báo lạm phát rộng rãi và phổ biến. Bằng cách theo dõi tỷ lệ lạm phát ở các mức độ cao - thấp, tăng giá - rớt giá, thì các nhà đầu tư có thể dự đốn trước lạm phát sẽ gây tác động như thế nào tới các loại hình đầu tư khác nhau, từ đó chọn lựa phương án đầu tư thích hợp nhất. Thị trường chứng khốn sẽ tăng tốc khi chỉ số CPI đứng ở mức thấp, do nó cho thấy tỷ lệ lạm phát thấp và hứa hẹn lãi suất cho vay sẽ duy trì ở mức thấp, kích thích các doanh nghiệp đi vay, mở rộng sản xuất, tăng lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai của doanh nghiệp dẫn đến tăng giá chứng khoán.
Biến động giá chứng khoán chịu sự tác động của tỷ giá hối đoái, điều này đã được lý thuyết chứng minh qua các mơ hình: (i) mơ hình định hướng theo dòng của Dornbusch và Fischer (1980), khi tăng tỷ giá thực sẽ dẫn đến tăng năng lực cạnh tranh của hàng hóa trong nước so với hàng hóa nước ngồi, cải thiện cán cân thương mại, tăng sản lượng và thu nhập thực, thơng qua đó làm tăng giá chứng khốn. (ii) mơ hình cân bằng danh mục đầu tư về tỷ giá của Branson, Halttunen, và Masson (1977) trong đó các nhà đầu tư được cho là nắm giữ một danh mục đầu tư quốc tế đa dạng và vai trò của tỷ giá như một yếu tố làm cân bằng cung và cầu các tài sản, tức là các chứng khốn. Khi có sự gia tăng đầu tư trong khối đầu tư nước ngoài vào tài sản trong nước, dẫn đến tác động đến tỷ giá hối đối và do đó nó gây ảnh hưởng đến giá chứng khoán. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả Granger và các cộng sự (2000), Muktadir – At-Mukit (2012), Moore và Wang
(2014), Oana A.Batori, Dimitrios Tsoukalas và Paolo Miranda (2010), Phan Thị Bích Nguyệt và Phạm Dương Phương Thảo (2013), Bùi Kim Yến và Nguyễn Thái Sơn (2014) đều đưa ra bằng chứng cho thấy có mối quan hệ giữa tỷ giá hối đối và giá chứng khốn.
Chính sách lãi suất tác động đến sự biến động trong giá chứng khoán, điều này phù hợp với mơ hình định giá cổ phiếu bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền thơng qua hai kênh chính: (i) Việc gia tăng lãi suất sẽ dẫn đến gia tăng lãi suất thị trường được sử dụng bởi những nhà đầu tư để chiết khấu dòng tiền mong đợi trong tương lai về hiện tại và kết quả làm giảm giá chứng khoán. (ii) Ảnh hưởng của nó lên kì vọng về dịng tiền tự do trong tương lai như thu nhập của công ty, dẫn đến ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Đã có rất nhiều các nghiên cứu chứng minh ảnh hưởng của chính sách lãi suất đến sự biến động giá chứng khoán như nghiên cứu của Bernanke and Gertler (1995) chính sách thắt chặt tiền tệ, làm giảm dòng tiền ròng dẫn đến giảm tổng cầu, chi tiêu tiêu dùng và tăng chi phí lãi phải trả dẫn đến giảm giá chứng khoán; Bernanke và Kuttner (2005) họ tìm thấy bằng chứng cho thấy chính sách tiền tệ có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thơng qua phí bảo hiểm rủi ro của chứng khốn; Hamburger và Kochin (1972) chính sách tiền tệ mở rộng, làm tăng tính thanh khoản sẽ ảnh hưởng rộng rãi đến những tài sản có tính khoản và một trong số những tài sản này là chứng khoán.
Do vậy, biến động trong giá chứng khoán phụ thuộc nhiều vào bản thân của giá chứng khốn, chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất bình quân liên ngân hàng và tỷ giá.