Xu hướng phát triển của dòng sản phẩm vay cá nhân.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH SẢN PHẨM DỊCH VỤ NHTM BIDV (Trang 33 - 38)

Dân số tại Hà Nội và TPHCM sẽ tăng mạnh trong mấy năm tới. Nếu như năm 2017, dân số tại 2 thành phố này lần lượt là 7,6 triệu người và 8,6 triệu người. Dự báo đến năm 2020, quy mô dân số 2 thành phố sẽ tăng tương ứng lên là 8,5 triệu người và 9,4 triệu người. Như vậy, tăng trưởng dân số tại TP HCM và Hà Nội ở mức rất cao, chiếm 17% dân số cả nước. Các thành phố TP HCM và Hà Nội thuộc nhóm những đơ thị có tốc độ đơ thị hóa cao nhất khu vực ASEAN (chẳng hạn giai đoạn 2010-2016, tốc độ đơ thị hóa một số thành phố trong khu vực như: Hà Nội 5%, TPHCM 3%, trong khi Bangkok 2%, Phnom Penh 3%, Singapore 2%, Jakarta 1%...).

Với lợi thế, kinh nghiệm chuyên sâu trong cho vay đầu tư xây dựng cơ bản, quan hệ hợp tác chặt chẽ với các chủ đầu tư, BIDV đã xây dựng chiến lược phát triển cho vay nhà ở theo chuỗi liên kết Chủ đầu tư - BIDV - Khách hàng mua nhà, hướng tới tất cả các phân khúc thị trường bất động sản, tạo cơ hội cho Khách hàng của BIDV tiếp cận được những dự án nhà ở tốt; được hưởng ưu đãi lãi suất nên BIDV sẽ thu hút được lượng khách hàng đông trong lĩnh vực cho vay Bất động sản.

4.2. Vay mua ô tô:

Trong giai đoạn từ 2016 đến 2018, cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân được dự báo có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) vào khoảng 7% tại 5 nền kinh tế mới nổi tại Đông Nam Á bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Mảng cho vay mua ô tơ tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây nhờ tăng trưởng kinh tế nhanh, sức mua của người tiêu dùng được cải thiện và sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu.

Trước đây, số ngân hàng có dịch vụ cho vay mua xe hơi chỉ đếm trên đầu ngón tay thì đến nay, đây đã là phân khúc tiềm năng mà không nhà băng nào muốn bỏ qua, thậm chí tranh giành thị phần ác liệt. Đối với ngân hàng, trong khi quy trình xử lý tài sản thế chấp là bất động sản mất khá nhiều thủ tục và thời gian thì xe ơ tơ lại có khả năng xử lý, chuyển nhượng đơn giản và nhanh chóng hơn. Các tranh chấp về sở hữu ơ tơ cũng không phức tạp như với bất động sản.

Nhiều chương trình khuyến mãi, với nhiều gói vay, lãi suất ưu đãi được tung ra để cạnh tranh thu hút khách hàng. Cùng với đó, quy trình cho vay, thủ tục hồ sơ cũng được đơn giản hóa và nhanh chóng hơn trước. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong những ngân hàng có gói sản phẩm vay mua ô tô rất tốt. Tiếp tục đồng hành với khách hàng thực hiện ước mơ mua xe ôtô phục vụ mục đích tiêu dùng hoặc kinh doanh, BIDV tiếp tục triển khai gói vay mua ơ tơ BIDV với tên gọi “ước mơ trong tầm tay” để phát triển sản phẩm vay mua ơ tơ của mình.

4.3. Vay du học:

Vay du học là hình thức ngân hàng BIDV áp dụng cho các khách hàng có nhu cầu đi du học nước ngồi hoặc học tập các chương trình đào tạo nước ngồi ngay trong nước. Với nhiều lợi ích mang lại, hiện nay gói vay du học tại ngân hàng BIDV được khá nhiều khác hàng lựa chọn.

BIDV có nhiều ưu đãi trong gói vay du học của mình, cụ thể trong q trình sử dụng gói vay du học ngân hàng BIDV khách hàng sẽ nhận được nhiều lợi ích sau: - Mở tài khoản tiết kiệm và phát hành thẻ tín dụng.

- Cho vay thanh tốn chi phí du học. - Chuyển tiền thanh tốn chi phí du học.

- Thủ tục gói cho vay du học BIDV đơn giản, thuận tiện. - Đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, chuyên nghiệp. - Lãi suất cạnh tranh, lãi tính trên dư nợ giảm dần. - Mức cho vay tối đa 100% học phí và chi phí du học. - Thời gian cho vay tối đa lên tới 10 năm.

Khách hàng được sử dụng các phương thức trả nợ linh hoạt như trả gốc và lãi định kỳ hàng tháng hoặc trả gốc định kỳ và trả lãi hàng tháng.

Hiện nay việc sử dụng các gói vay du học ngân hàng BIDV được khá nhiều gia đình lựa chọn để hướng cho con em mình có một mơi trường học tập tốt nhất.

4.4. Vay sản xuất kinh doanh:

Đây là mảng cho vay chính của BIDV cũng như các ngân hàng ở Việt Nam, chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu các sản phâm cho vay của BIDV. BIDV vẫn sẽ triển khai các gói cho vay hướng đến các doanh nghiệp cần vay vốn để sản xuất kinh doanh. Cụ thể, BIDV triển khai Gói vay kinh doanh mới với quy mơ 20.000 tỷ đồng từ ngày 18/10/2018 đến 31/12/2018 với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Khách hàng vay sản xuất kinh doanh trong thời gian này sẽ đồng thời được tham gia nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn từ các sản phẩm dịch vụ khác như Ngân hàng điện tử, bảo hiểm… để quản lý hiệu quả tài khoản cá nhân.

Đến thời điểm hiện tại trong năm 2018, BIDV đã triển khai thành cơng 4 gói tín dụng vay sản xuất kinh doanh với tổng quy mô 80.000 tỷ đồng và được đông đảo khách hàng tin tưởng, đồng hành.

4.5. Vay cầm cố:

Cho vay cầm cố là một nghiệp vụ rất cơ bản trên thế giới và các ngân hàng Việt Nam đã có nhiều năm triển khai. Tuy nhiên nghiệp vụ này vẫn tiềm ẩn đầy rủi ro khó lường hết. Ví dụ đối với giao dịch cho vay cầm cố chứng khoán, khi giá cổ phiếu sụt quá mạnh, vượt tỷ lệ đã thỏa thuận giữa ngân hàng và người cầm cố, các ngân hàng thường có một trong hai động thái đó là yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo, hoặc lấy cổ phiếu bán để xử lý nợ.

Dù vậy ngay cả khi “xiết” được cổ phiếu, ngân hàng cũng khó lịng bán phát mại bởi một khi thị trường đã đi xuống thanh khoản sẽ sụt giảm, và việc đưa thêm

hàng ra trong lúc thị trường đã ế ẩm sẽ chỉ càng khiến giá giảm thêm. Nhưng nếu không bán, thời gian nắm giữ càng lâu rủi ro cho ngân hàng càng tăng.

Do vậy, đây là 1 mảng cho vay khá rủi ro khơng chỉ đối với BIDV mà cịn với các ngân hàng khác ở Việt Nam. Việc mở rộng, phát triển mảng này của BIDV cần thêm thời gian và nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ ngân hàng.

4.6. Vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo:

Chiếm 6,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, đến nay, nhu cầu vay tiêu dùng vẫn còn rất lớn. Hiện cho vay tiêu dùng là sản phẩm phổ biến ở nhiều quốc gia, nhất là ở các nước phát triển. Tại Việt Nam, hầu hết các ngân hàng thương mại và cơng ty tài chính đều có các sản phẩm cho vay tiêu dùng.

Theo một kết quả nghiên cứu, hiện tổng dư nợ cho vay tiêu dùng ở Việt Nam tăng trưởng trung bình ở mức 20%/năm. Ước tính, tỷ lệ cho vay tiêu dùng/GDP đạt 6,4%; tỷ lệ tín dụng tiêu dùng/tổng tín dụng là 5,6%; tỷ lệ cho vay tiêu dùng/tiêu dùng cuối cùng là 7,3% và dư nợ cho vay tiêu dùng bình quân đầu người đạt xấp xỉ 1,5 triệu đồng/người. Hiện có khoảng gần 16 triệu người là khách hàng tiềm năng, thỏa mãn các điều kiện cơ bản về độ tuổi và thu nhập. Mặc dù đây là mảng cho vay khá tiềm năng và khá thơng thống về quy định vay vốn nhưng trên thực tế, hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV vẫn rất “kén” khách. Bên cạnh tài sản đảm bảo, hầu hết các khách hàng vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại vẫn phải chứng minh thu nhập, ít được vay tín chấp và phải chờ đợi thẩm định hồ sơ rất kỹ càng.

Việt Nam đang ở giai đoạn dân số vàng, người trẻ chiếm tỷ lệ lớn nên nhu cầu vay vốn phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày là rất lớn. Nắm bắt xu hướng này, BIDV đã liên tục đưa ra thị trường các sản phẩm cho vay khá tiện ích trong việc tiếp cận vốn, thời gian trả nợ và đặc biệt là lãi suất tương đối phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Để có thể cho vay khơng có tài sản đảm bảo, các tổ chức tín dụng phải dựa trên thông tin về khách hàng do các cơng ty định mức tín nhiệm cung cấp và từ một số nguồn thơng tin khác. Trong đó, thơng tin quan trọng hàng đầu cần thu thập là năng lực trả nợ, dòng tiền trong tương lai và ý thức trách nhiệm của khách hàng khi vỡ nợ.

Trong nền kinh tế tăng trưởng nóng như đã xảy ra tại Việt Nam trước khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, lãi suất đã tăng liên tục, một số người tìm cách thu gom nguồn tiền nhàn rỗi từ nhiều người khác nhau về một đầu mối với lãi suất cao ngất ngưởng, dẫn đến đổ vỡ khi kinh tế suy thối do người vay khơng cịn khả năng thanh toán.

Liên quan đến các vụ vỡ hụi, kỳ vọng về lãi suất được hưởng quá cao đã khiến bên cho vay là nạn nhân của những mối quan hệ khác nhau, kể cả quen biết rõ ràng, do người khác giới thiệu, thậm chí khơng hề quen biết. Kỳ vọng về lãi suất cao đã thu hút nhiều người có tiền, mà khơng để ý đến những rủi ro có thể xảy ra.

Đây là sản phẩm có rủi ro cao của BIDV, ngân hàng cần cẩn trọng trước các khoản vay không tài sản đảm bảo. Do vậy, BIDV vẫn chưa thể liều lĩnh mở rộng sản phẩm một cách ồ ạt do mức độ rủi ro vẫn ở mức cao, kinh tế hồi phục chậm và đang đối mặt với nhiều rủi ro từ trong và ngồi nước, thơng tin về khách hàng cũng chưa thật sự khách quan, trung thực. Để mở rộng, BIDVphải thu thập thông tin và đánh giá lại khách hàng và lĩnh vực đầu tư theo hướng tiếp cận chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro nhằm đảm bảo hiệu quả cho vay…

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH SẢN PHẨM DỊCH VỤ NHTM BIDV (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w