5. Đóng góp vào thu nhập.
1.2. Giải pháp hỗ trợ đẩy mạnh chất lượng tín dụng.
- Đẩy mạnh công tác huy động vốn.
+ Ngân hàng phải nghiên cứu và đưa ra một mức lãi suất huy động hợp lý, vừa có tính cạnh tranh nhưng đồng thời cũng hấp dẫn khách hàng. Cần đẩy mạnh huy động vốn và tăng trưởng nguồn vốn trên địa bàn, đặc biệt là nguồn vốn trung – dài
hạn là điều kiện hàng đầu để mở rộng tín dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
+ Cần đưa ra một biên độ lãi suất cho vay phù hợp với lãi suất huy động, đảm bảo không quá cao nhưng vẫn mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.
- Tăng cường công tác tiếp thị.
+ Ngân hàng nên xúc tiến việc tiếp thị đối với các khách hàng mới nhằm giới thiệu những khả năng mà ngân hàng có thể đáp ứng, kích thích nhu cầu vay vốn của khách hàng.
+ Chủ động tiếp cận từng khách hàng, chọn lọc những nhóm khách hàng phù hợp, tiếp tục tuyên truyền sâu rộng tới từng khách hàng nhằm đem lại lòng tin, sự tin tưởng của họ với ngân hàng.
+ Định kỳ mở hội nghị khách hàng, từ đó có thể khắc phục những sai sót đồng thời phát huy những mặt mạnh. Ngồi ra ngân hàng có thể thực hiện khảo sát qua phiếu điều tra nhằm thu thập thơng tin liên quan. Qua đó giúp ngân hàng rút ra những dữ kiện hữu ích cho việc xây dựng phương án hành động, ứng xử thích hợp.
- Mở rộng địa bàn đầu tư:
+ Khu công nghiệp tập trung nhiều doanh nghiệp hoạt động, ngành nghề kinh doanh đa dạng. Vì thế ngân hàng cần chủ động tìm kiếm địa điểm thuận lợi để mở thêm chi nhánh ở đây.
+ Chủ động nghiên cứu, tìm kiếm những thị trường tiềm năng để mở thêm những chi nhánh ngoại tỉnh, góp phần đạt được mục tiêu đưa BIDV ngân hàng trở thành NHTM phủ sóng khắp cả nước.
- Nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu ngoại tệ.
+ Ngân hàng cần có chính sách ưu đãi về lãi suất, về chi phí thanh tốn cho các doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, thiết lập mối quan hệ lâu dài với các đầu mối xuất khẩu có nguồn ngoại tệ lớn.
+ Đối với các doanh nghiệp có cân đối ngoại tệ xuất lớn hơn nhập thực hiện thanh toán qua ngân hàng thì ngân hàng nên cam kết đảm bảo cung ứng ngoại tệ kịp thời khi doanh nghiệp có nhu cầu.
- Có chính sách ưu đãi về lãi suất.
+ Đối với những khách hàng tiềm năng, ngân hàng nên xem xét và áp dụng một lãi suất cho vay ưu đãi nhằm giữ chân và tạo quan hệ tín dụng lâu dài.
+ Đối với những khách hàng mới, thì CBTD nên đánh giá khách quan mức độ rủi ro của phương án, nhằm khuyến khích khách hàng thì ngân hàng có thể hạ lãi suất cho vay nhưng đồng thời tăng biên độ lãi suất có điều chỉnh 3 tháng, 6 tháng để tránh rủi ro có thể xảy ra.
- Xây dựng chiến lược khách hàng.
+ Chiến lược khách hàng là một vấn đề mang tính trọng tâm, quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để công tác huy động vốn và cung ứng tín dụng hoạt động một cách có hiệu quả thì ngân hàng cần sớm có phịng chăm sóc khách hàng riêng, hoạt động chuyên sâu.
+ Với phương châm hoạt động “Khách hàng là thượng đế”, “Mọi khách hàng là bạn đồng hành”, ngân hàng phải cho khách hàng thấy được những tiện ích, quyền lợi khi họ giao dịch với ngân hàng.
2. Từ hoạt động thanh toán.
Để phát triển dịch vụ phi tín dụng cho Ngân hàng BIDV, thời gian tới cần bám sát các giải pháp sau:
- Thứ nhất là cần quan tâm cơng tác chăm sóc khách hàng, khảo sát nhu cầu khách hàng về dịch vụ phi tín dụng. Thơng qua thơng tin ghi nhận từ khách hàng, các NHCP sẽ xây dựng được cái giải pháp và hướng phát triển các dịch vụ phi tín dụng phù hợp với thực tiễn và đáp ứng tối đa nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.
- Thứ hai là cần chú trọng nâng cao nền tảng công nghệ ngân hàng để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng cao của khách hàng. Chiến lược công nghệ cần đi sâu vào các mặt, như: trình độ cơng nghệ, kỹ thuật, khả năng cải tiến, nghiên cứu và phát triển sản phẩm dịch vụ, ứng dụng, khai thác cơng nghệ thơng tin…
+ Bên cạnh đó, phát triển cơng nghệ NH phải đảm bảo tính an tồn trong vận hành, theo đó cần xây dựng quy trình, quy định về việc vận hành và sử dụng hệ thống công nghệ thông tin của NH nhằm tăng mức độ an tồn, tăng tính bảo mật trong hệ thống cơ sở dữ liệu.
- Thứ ba là cần đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ phi tín dụng, làm cho việc sử dụng DVPTD của khách hàng trở nên dễ dàng, hấp dẫn hơn và đem lại cho khách hàng nhiều sự lựa chọn đa dạng cũng như những giá trị và tiện ích mới bằng cách hồn thiện qui trình, đơn giản hóa thủ tục nghiệp vụ và tính năng của DVPTD: Đa dạng hóa các gói sản phẩm, thiết kế và mở rộng hơn tới các vùng miền, khu vực và toàn hàng áp dụng cho từng phân khúc khách hàng để tăng cường thu hút và nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
- Thứ tư là xây dựng các chương trình ưu đãi riêng cho từng đối tượng khách hàng sự quan tâm và chăm sóc chu đáo, tăng sự gắn kết bền vững, lâu dài hơn.
- Thứ năm là đẩy mạnh công tác marketing, thường xuyên cập nhật các thông tin về các sản phẩm mới/ các chương trình ưu đãi cho các phân khúc khách hàng thông qua website, email… đảm bảo khách hàng nhận được thông tin sớm nhất.
- Thứ sáu là nghiên cứu giảm thủ tục không trọng yếu và tăng sự lựa chọn đa dạng hồ sơ có thể thay thế mà khách hàng cần cung cấp và đẩy nhanh thời gian cung cấp dịch vụ tới khách hàng.
- Thứ bảy là cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực bao gồm đội ngũ cán bộ có khả năng tiếp cận và làm chủ được công nghệ mới, đội ngũ nhân viên marketing dịch vụ ngân hàng chun nghiệp nhằm tối đa hóa việc tiếp thị thơng tin các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng tới khách hàng, nâng cao tác phong làm việc và văn hóa giao dịch của nhân viên.(mới, tiềm năng) như: Giảm chi phí/ lãi suất, ưu đãi theo mùa,… có chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp nhất đối với từng nhóm khách hàng (thời gian, tần suất, hình thức, đối tượng…) đảm bảo tất cả các khách hàng khi giao dịch đều nhận được.
KẾT LUẬN
Thị trường cho vay khách hàng cá nhân tại Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng nhưng chưa được khai thác đúng mức. Do đó việc tăng cường hoạt động cho vay khách hàng cá nhân là một hướng đi đúng đắn của các ngân hàng thương mại và cũng đáp ứng được nhu cầu của người dân. Việc đẩy mạnh hoạt động này cũng sẽ giúp các ngân hàng thương mại có thêm nguồn thu, nhất là khi mơi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở lên khốc liệt hơn.
Để giải quyết một cách hồn chỉnh các vấn đề có liên quan đến tang cường hoạt động cho vay khách hàng cá nhân đòi hỏi phải có sự nỗ lực của nhiều ngành, nhiều cơ quan, đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước trong việc ban hàng và thống nhát các nguồn luật, các quy định điều chỉnh nghiệp vụ tín dụng. Nhận thức được vai trị của mình, xu hướng phát triển trong tương lai, BIDV tiếp tục giữ vững và phát huy nền tảng vững chắc từ cơ sở vật chất, kiểm soát tốt hơn chất lượng tín dụng, triển khai các dịch vụ, sản phẩm tiên tiến đáp ứng nhu cầu khách hàng. Với đà tăng trưởng hiện tại, BIDV có thể thực hiện tham vọng bứt phá trở thành một tập đồn tài chính lớn mạnh hàng đầu Việt Nam, tiên tiến trong khu vực và có vị thế trên thế giới và hội nhập quốc tế thành công.