CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Luận văn công nghệ sinh học ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật lên quá trình phát sinh hình thái cây hoa huệ hương (Polianthes Tuberosel) in vitro (Trang 45 - 47)

4.1. Kết luận

Thí nghiệm 1. Xác định phương pháp khử trùng tốt nhất đối với mẫu nuôi cấy

là phần đỉnh của các mắt ngủ tách từ củ hoa Huệ Hương.

Thí nghiệm 1.1. Khảo sát ảnh hưởng của HgCl2 0,1% ở các mức thời gian khác

nhau đến hiệu quả khử trùng mẫu.

Trong các thí nghiệm, khử trùng HgCl2 0,1% trong 15 phút là nghiệm thức có hiệu quả tốt nhất trong các thí nghiệm. Tỷ lệ sống cao đạt 45,83% và tỷ lệ mẫu nhiễm và chết 54,17%.

Thí nghiệm 1.2. Khảo sát ảnh hưởng của việc kết hợp HgCl2 0,1% trong 15 phút

và Ca(OCl)2 15% đến hiệu quả khử trùng mẫu cấy.

Phương pháp khử trùng mẫu tốt nhất đối với mắt ngủ củ hoa huệ là dùng HgCl2 0,1% trong 15 phút kết hợp với Ca(OCl)2 15% trong 20 phút. Với chế độ khử trùng này tỷ lệ mẫu sống đạt cao nhất 58,33%.

Thí nghiệm 2. Khảo sát ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật lên tới quá trình phát sinh hình thái của mẫu cấy.

Thí nghiệm 2.1. Khảo sát ảnh hưởng của kinetin lên khả năng phát sinh hình thái của mẫu cấy.

Kinentin là một cytokinin tổng hợp được sử dụng chủ yếu trong kỹ thuật nuôi cấy mô. Trong thí nghiệm này, nồng độ 3mg/l kinetin là tối ưu nhất, tỷ lệ mẫu cảm ứng là 54,17% và tạo chồi là 46,67%.

Thí nghiệm 2.2. Khảo sát ảnh hưởng của BA lên khả năng phát sinh hình thái của mẫu cấy.

BA là một cytokinin tổng hợp có tác dụng kích thích sự hình thành, sinh trưởng và phát triển của chồi. Sau khi tiến hành thí nghiệm, cho thấy 4mg/l BA là nồng độ tối ưu nhất trong thí nghiệm này, tỷ lệ mẫu cảm ứng là 73,33% và tỷ lệ tạo chồi là 66,67%.

Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Lê Ngọc Mỹ

Thí nghiệm 2.3. Khảo sát ảnh hưởng của BA với các auxin khác nhau lên khả năng phát sinh hình thái của mẫu cấy.

Môi trường tối ưu cho mẫu phát sinh hình thái là môi trường MS + 30 g/l saccaroza + 9 g/l agar + 4mg/l BA + 0,25mg/l α-NAA. Trên môi trường này, mẫu phát sinh hình thái đạt 88,33%, trong đó tỷ lệ mẫu tái sinh tạo chồi đạt cao nhất là 80,83%.

4.2. Đề nghị

Vì thời gian thực hiện có hạn nên em xin đề nghị:

- Tiếp tục tiến hành nghiên cứu giai đoạn nhân nhanh, một giai đoạn then chốt của quy trình nhân giống in vitro. Nó có ý nghĩa tạo hiệu quả kinh tế cao, thực hiện mục tiêu nhân nhanh giống cho sản xuất và các nghiên cứu cho chuyển gen, lai tạo giống.

- Tiến hành nghiên cứu giai đoạn tạo cây hoàn chỉnh, trong nuôi cấy mô, một cây in

vitro sau khi kết thúc giai đoạn sống dị dưỡng trong ống nghiệm chuyển sang cuộc

sống tự dưỡng trong tự nhiên cần có bộ rễ khỏe, hoàn chỉnh giúp cây có khả năng hút nước và dinh dưỡng tốt, làm tiền đề cho sự sinh trưởng và phát triển sau này. - Thực hiện giai đoạn đưa cây ra vườn ươm đây là giai đoạn cuối của quá trình nhân giống in vitro. Giai đoạn này có tính chất quyết định đến khả năng ứng dụng của kỹ thuật nhân giống in vitro trong nhân giống cây trồng.

Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Lê Ngọc Mỹ

Một phần của tài liệu Luận văn công nghệ sinh học ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật lên quá trình phát sinh hình thái cây hoa huệ hương (Polianthes Tuberosel) in vitro (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w