Mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM) được áp dụng như nền tảng của bài nghiên cứu này với 2 nguyên nhân; (a) dễ áp dụng và (b) giúp người đọc dễ hiểu hơn về mối tương quan của các biến số dùng trong bài nghiên cứu này. Hơn nữa, TAM là một mơ hình mang tính lý thuyết chỉ ra người sử dụng chấp nhận hay không một công nghệ quản lý thông tin nào đó. Mơ hình này đề xuất rằng, khi người dùng được trải nghiệm một hình thức cơng nghệ bất kì, có 2 niềm tin là cảm nhận tính hữu dụng và cảm nhận sự dễ dàng khi sử dụng tác động đến quyết định mang tính hành vi của người dùng đối với cơng nghệ đó.
Mơ hình chấp nhận cơng nghệ này được nghiên cứu trong nhiều hình thức khác nhau. Như Leong (2003) đã nghiên cứu sự vững mạnh của mơ hình này sau 10 năm có mặt của nó để tìm ra liệu mơ hình này vẫn hữu dụng sau rất nhiều thay đổi về mặt công nghệ và về cách quản lý hệ thống hay khơng. Ơng đã phỏng theo Davis (1989) và ông đã dùng phần mềm Microsoft Access vào nghiên cứu của mình. Kết quả đã khẳng định mạnh mẽ hơn về sự hữu dụng của mơ hình này, rằng 2 niềm tin được nêu trên vẫn ảnh hưởng rất lớn đến sự khả thi của cơng nghệ mà đang được thử nghiệm đó.
Một nghiên cứu khác về kiểm tra mức chấp nhận công nghệ của các giáo viên ở Hongkong, người thực hiện là Hu, Clark và Ma (2003). Thông qua ứng dụng Power Point, họ nhận định rằng cảm nhận tính hữu dụng của cơng nghệ đó rất quan trọng. Tuy nhiên, trái với nhận định của Davis (1989), Hu (2003) cho rằng, cảm nhận tính dễ dàng của cơng nghệ đó khơng hẳn quan trọng. Vì vậy, dẫu cho cơng nghệ đó có dễ dàng sử dụng, nếu nó khơng mang lại mục đích tốt hay hữu ích, khơng ai chấp nhận nó cả.
Ở Malaysia, Noor, Hashim, Haron và Ariffin (2005) đã nghiên cứu tầm ảnh hưởng của lòng tin, rủi ro và việc chia sẻ thông tin từ khách hàng đến cộng đồng (C2C) thông qua các website du lịch. Trái với những phát hiện của mơ hình chấp nhận cơng nghệ, nghiên cứu này cho thấy cảm nhận tính hữu dụng (perceived usefullness) và cảm nhận mức độ dễ sử dụng (perceived ease of use) không hề ảnh
hưởng gì đến quyết định của khách hàng. Ignatius và Ramayah (2005) cung cấp những điều tra thực nghiệm từ Course Website Acceptance Model (CWAM), một dạng của mơ hình chấp nhận cơng nghệ đến các sinh viên trong các trường đại học và họ đã nhận định có lẻ văn hố là sự ảnh hưởng tiềm tàng đối với việc chấp nhận công nghệ thông tin, nhất là trong các quốc gia đang phát triển. Amin (2008) đã nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng điện thoại di động như một thẻ tín dụng và ơng cũng thấy rằng những biến số trong mơ hình chấp nhận cơng nghệ này ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định của người tiêu dùng. Trước đó, Amin cũng đã thử nghiệm độ tin dùng của người dân Malaysia xem họ chấp nhận dùng ngân hàng di động (mobile banking), nơi khách hàng có thêm sự tín nhiệm cảm tính, sự an tồn cảm tính và áp lực nào đó ra sao. Ơng nhận thấy cảm nhận tính hữu dụng và cảm nhận mức độ dễ sử dụng chiếm đến 53.2% ý định sử dụng ngân hàng điện tử của khách hàng. Ramayah, Suki, và Ibrahim (2005) cũng thí nghiệm mức chấp nhận cơng nghệ mạng để thanh tốn hố đơn và cũng tìm thấy mơ hình chấp nhận cơng nghệ giải thích được khả năng những sinh viên cao học ở Malaysia muốn thanh tốn hố đơn qua mạng hay khơng.
Mơ hình chấp nhận cơng nghệ cũng được đem ra thử nghiệm trong môi trường thuế. Dịch vụ thuế qua mạng đem lại nhiều thuận tiện và sự tiếp cận cho các hoạt động thuế đến thông tin của người nộp thuế. Wang (2003) đã nghiên cứu mức chấp nhận của dân Đài Loan khi điền thông tin lên hệ thống điện tử và nhận thấy mơ hình chấp nhận cơng nghệ chiếm đến 62%, giải thích những thay đổi của hành vi quyết định. Bài nghiên cứu của Wang xác nhận cảm nhận tính hữu dụng và cảm nhận mức độ dễ sử dụng rất quan trọng đến hành vi quyết định, trong đó, cảm nhận mức độ dễ sử dụng chiếm phần cao hơn so với các biến số khác trong mơ hình.
Hung (2006) đã tiến hành một nghiên cứu khác xem mức chấp nhận nộp thuế qua mạng của dân Đài Loan. Tuy nhiên, ở Đài Loan, việc điền thông tin thuế qua mạng và nộp thuế qua mạng được gộp chung trên một hệ thống gọi là Hệ thống Điền và Thanh Toán Thuế Điện Tử (OTFPS). Họ đã phân tích lý thuyết TPB, mà trong lý thuyết này, những biến số của mơ hình chấp nhận cơng nghệ đã giải thích
sự chấp nhận của dân Đài Loan nộp thuế ra sao. Những khám phá trong bài nghiên cứu này cho thấy 72% dân Đài Loan chấp nhận dùng (OTFPS) để nộp thuế.
Lai, Obid và Meera (2005) đã nghiên cứu mức chấp nhận dùng hệ thống e- Filling giữa một số người trải nghiệm bài nghiên cứu này ở Malaysia. Họ nhận thấy cảm nhận tính hữu dụng và cảm nhận mức độ dễ sử dụng chiếm một ưu thế tích cực khi dùng hệ thống này.
Hai nhà Nghiên Cứu Anuar và Othman (2010) thực hiện nghiên cứu đề tài “ Xác Định Nhân Tố Tác Động Tới Việc Sử Dụng Phần Mềm Nộp Thuế Qua Mạng, E-Bayaran” tại Malaysia. Thêm bốn yếu tố tác động tới việc sử dụng phần mềm nộp thuế qua mạng E-Bayaran tại Malaysia đó là: Chuẩn chủ quan, Mức độ tin tưởng, Khả năng sử dụng công nghệ tin học, Thông tin về cơng nghệ mới. Kết quả phân tích cho thấy việc sử dụng E-Bayaran chịu tác động của Mức độ hữu dụng, Chuẩn chủ quan và Khả năng sử dụng công nghệ tin học. Các yếu tố cịn lại khơng có tác động mạnh. Cũng như những nghiên cứu được báo cáo trước đó, một lần nữa, cảm nhận dễ sử dụng ảnh hưởng quan trọng đến cảm nhận tính hữu dụng của hệ thống e- Bayaran này.
Tác giả Lê Thị Kim Tuyết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Internet Banking tại Việt Nam. Nghiên cứu đề xuất thêm hai nhân tố mới là Sự tin cậy cảm nhận và Sự tự tin cảm nhận. Kết quả phân tích cuối cùng cho thấy tại Việt Nam có ba nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking là Sự hữu ích cảm nhận, Khả năng sử dụng và Sự tin cậy cảm nhận.
Theo nhóm nhà Nghiên Cứu Medyawati, Christiyanti (2011), với các giả thuyết các biến ảnh hưởng tới việc chấp nhận hệ thống E-Banking gồm 2 nhân tố chính là: Mức độ hữu dụng và Mức độ dễ sử dụng. Nhóm đã đi nghiên cứu sâu hơn đâu là yếu tố tác động tới 2 nhân tố này. Trong hai nhân tố này đâu là nhân tố ảnh hưởng tới Thái độ sử dụng hệ thống. Tiếp theo, Thái độ khi sử dụng hệ thống ảnh hưởng như thế nào tới thói quen sử dụng và chấp nhận hệ thống.
Kết quả phân tích cho thấy nhân tố Khả năng sử dụng máy tính, Thiết kế giao diện khơng có ảnh hưởng đáng kể tới nhân tố Mức độ dễ dàng sử dụng. Kinh
nghiệm sử dụng máy tính, Sự quan trọng của ứng dụng, Bảo mật và Yếu tố cá nhân có ảnh huởng mạnh tới Mức độ dễ sử dụng. Sự quan trọng của ứng dụng khơng có ảnh hưởng đáng kể tới mức độ hữu dụng của hệ thống. Thiết kế giao diện, Mức độ dễ sử dụng có ảnh hưởng đáng kể tới Mức độ hữu dụng của hế thống. Mức độ dễ dàng sử dụng ảnh hưởng đáng kể tới thái độ sử dụng hệ thống. Nhận thức về Mức độ hữu dụng khơng có ảnh hưởng đáng kể tới Thái độ sử dụng hệ thống. Thái độ khi sử dụng hệ thống ảnh hưởng trực tiếp tới thói quen sử dụng và chấp nhận hệ thống. Như vậy, có hai kết luận quan trọng là: Thứ nhất, Mức độ Dễ dàng sử dụng bị ảnh hưởng đáng kể bởi các nhân tố sau Kinh nghiệm sử dụng máy tính, Sự quan trọng của ứng dụng, Bảo mật và Yếu tố cá nhân. Thứ hai, Mức độ dễ dàng sử dụng có ảnh hưởng đáng kể tới việc chấp nhận công nghệ mới thông qua Thái độ sử dụng hệ thống.
Sau đây là một số nghiên cứu khác, Theo nhà nghiên cứu Amin (2008), đã thực hiện khảo sát xác định yếu tố tác động tới việc sử dụng hệ thống thẻ tín dụng qua điện thoại tại Malaysia. Kết quả nghiên cứu cho thấy Mức độ hữu dụng, Mức độ dễ sử dụng, Mức độ tin tưởng và Thông tin về ứng dụng mới là các yếu tố tác động mạnh tới thái độ của người dùng. Theo nghiên cứu của tác giả Aderonke, 2010, Mức độ tin tưởng có ảnh hưởng lớn tới việc sử dụng ứng dụng công nghệ mới E-Banking tại Nigeria. Nhóm tác giả Dashti (2010) kết luận rằng ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý nhà nước chịu ảnh hưởng của Mức độ tin tưởng và Cảm nhận nhận mức độ tin tưởng từ người sử dụng. Theo nhà nghiên cứu Kamarulzaman và Azmi (2010), Mức độ tin tưởng là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới quyết định sử dụng E-Filing tại Malaysia.
Áp dụng cho hệ thống Chính phủ điện tử tại Việt Nam, Tác giả đưa ra giả thuyết là việc sử dụng hệ thống Chính phủ điện tử chịu tác động của các yếu tố sau: (1) Mức độ dễ sử dụng, (2) Mức độ hữu dụng, (3) Mức độ tin tưởng, (4) Khả năng ứng dụng công nghệ của người sử dụng, (5) Chuẩn chủ quan.
Từ những lý thuyết đã được phân tích tác giả đưa ra mơ hình khảo sát gờm 5 nhân tố có tác động đến ý định sử dụng dịch vụ Chính phủ điện tử như sau:
(1) Mức độ dễ sử dụng (2) Mức độ hữu dụng (3) Mức độ tin tưởng
(4) Khả năng ứng dụng công nghệ của người sử dụng (5) Chuẩn chủ quan
2.3. Mức độ dễ dàng sử dụng (PEOU - Perceived ease of use) 2.3.1. Định nghĩa
Mức độ dễ dàng sử dụng: là mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ khơng phí cơng sức (Davis, 1989).
2.3.2. Vai trò của Mức độ dễ dàng sử dụng đối với ý định sử dụng Chính phủ điện tử.
Khi đưa một cơng nghệ mới vào triển khai thì người sử dụng có thể dễ dàng sử dụng và sử dụng thành thạo cơng nghệ đó. Thời gian người sử dụng làm quen và sử dụng được công nghệ mới ngắn. Hệ thống chính phủ điện tử được sử dụng dễ dàng thể hiện qua việc người sử dụng nhanh chóng học được cách sử dụng hệ thống và dễ dàng xử lý được những trục trặc gặp phải và nhanh chóng trở nên chuyên nghiệp khi sử dụng hệ thống mà không cần phải quá nỗ lực. Khi người sử dụng cảm nhận các dịch vụ chính phủ điện tử dễ dàng sử dụng, họ sẽ nhận thức hệ thống này hữu ích. Từ đó họ cảm thấy thích thú và sử dụng nhiều hơn. Cho nên, giả thuyết sau đây được thử nghiệm:
H1: Mức độ dễ sử dụng có tác động cùng chiều tới ý định sử dụng chính phủ điện tử.
2.4. Mức độ hữu dụng (PU - Perceived usefulness) 2.4.1. Định nghĩa
Mức độ hữu dụng: là mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ nâng cao hiệu suất cơng việc của mình (Davis, 1989).
2.4.2. Vai trị của Mức độ hữu dụng đới với ý định sử dụng chính phủ điện tử
Khi áp dụng một ứng dụng công nghệ mới vào thực tế sẽ đem lại những lợi ích cho người sử dụng so với khi khơng áp dụng cơng nghệ đó. Với hệ thống Chính
phủ điện tử Mức độ hữu dụng được đo lường bằng việc hệ thống này sẽ giúp tiết kiệm được chi phí về thời gian thực hiện cơng việc. Từ đó, năng suất cơng việc được tăng lên. Do đó mà Mức độ hữu dụng có ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ chính phủ điện tử. Cho nên, giả thuyết sau đây được thử nghiệm:
H2: Mức độ hữu dụng có tác động cùng chiều tới ý định sử dụng chính phủ điện tử.
2.5. Mức độ tin cậy (PC - Perceived credibility) 2.5.1. Định nghĩa 2.5.1. Định nghĩa
Mức độ tin cậy: Theo Wang (2003), Mức độ tin cậy bao gờm hai yếu tố quan trọng đó là sự riêng tư và bảo mật. Bảo mật và sự riêng tư có thể được liên kết với sự tin tưởng và mức độ rủi ro mà người sử dụng sẽ thực hiện giao dịch. Wang (2003) đã báo cáo rằng sự tín nhiệm nhận thức là yếu tố dự báo thứ hai của việc chấp nhận ngân hàng điện tử ở Đài Loan.
2.5.2. Vai trị của Mức độ tin cậy đới với ý định sử dụng chính phủ điện tử
Mức độ tin cậy của người dùng vào hệ thống Chính phủ điện tử được đo lường dựa vào tính bảo mật của hệ thống. Mức độ tin cậy được đo lường bằng sự chính xác, kịp thời của thơng tin và tin tưởng vào việc hệ thống này sẽ hoạt động hiệu quả. Vì vậy, Mức độ tin cậy có ảnh hưởng rất quan trọng đến việc người sử dụng sẽ sử dụng hay không sử dụng các giao dịch điện tử của chính phủ điện tử. Cho nên, giả thuyết sau đây được thử nghiệm:
H3: Mức độ tin cậy có tác động cùng chiều tới ý định sử dụng chính phủ điện tử.
2.6. Khả năng ứng dụng công nghệ (CSE - Computer Self-Efficacy) 2.6.1. Địng nghĩa
Khả năng ứng dụng công nghệ: Theo Compeau và Higgins (1995, p. 191) định nghĩa khả năng ứng dụng công nghệ như "Nhận thức của một cá nhân về khả năng sử dụng máy tính của mình trong việc hồn thành một nhiệm vụ". Định nghĩa này dựa trên khái niệm về sự hiệu quả được giới thiệu bởi Bandura (1986, p. 391) là "Nhận biết của mọi người về khả năng của mình để tổ chức và thực hiện các khóa
học cho các hoạt động cần thiết để đạt được các loại chỉ định trong cơng việc. Nó khơng chỉ quan tâm tới các kỹ năng đã có mà cịn với những gì hiểu biết người ta có thể làm bất cứ điều gì với kỹ năng người ta có ". Khi khơng có khả năng về cơng nghệ thì người sử dụng sẽ khơng quan tâm nhiều tới lợi ích của cơng nghệ mới và dẫn đến việc khơng sử dụng cơng nghệ.
2.6.2. Vai trị của Khả năng ứng dụng công nghệ đối với ý định sử dụng chính phủ điện tử
Các nghiên cứu về Khả năng ứng dụng công nghệ cho thấy rằng Khả năng ứng dụng công nghệ là một yếu tố quyết định quan trọng của quyết định của một cá nhân để sử dụng máy tính. Hill (1987) báo cáo rằng Khả năng ứng dụng công nghệ ảnh hưởng đến kỳ vọng của một cá nhân trong những kết quả của việc sử dụng máy tính và cuối cùng là ảnh hưởng của người đó quyết định để sử dụng máy tính. Compeau và Higgins (1995) cũng báo cáo rằng Khả năng ứng dụng cơng nghệ đóng một vai trị quan trọng trong việc hình thành cảm xúc và hành vi của một cá nhân. Cho nên, giả thuyết sau đây được thử nghiệm:
H4: Khả năng ứng dụng cơng nghệ thơng tin có tác động cùng chiều tới ý định sử dụng chính phủ điện tử.
2.7. Chuẩn chủ quan (SN - Subjective norms) 2.7.1. Định nghĩa 2.7.1. Định nghĩa
Chuẩn chủ quan: Được định nghĩa như sự nhận thức của một người rằng hầu hết mọi người xung quanh anh ta nghĩ rằng anh ta nên hoặc không nên thể hiện thái độ được nói đến (Anuar và Othman, 2010).
2.7.2. Vai trị của Chuẩn chủ quan đới với ý định sử dụng chính phủ điện tử
Các Chuẩn chủ quan từ bên ngoài tác động tới quyết định sử dụng công nghệ mới mà không liên quan tới chất lượng hoặc tính năng của cơng nghệ mới. Khi có nhiều người sử dụng cơng nghệ mới thì những người cịn lại bị ảnh hưởng bởi đám đơng và có mong muốn sử dụng. Trong hệ thống Chính phủ điện tử tác động từ bên ngoài là tác động từ các yếu tố như tác động từ bạn bè, người thân, các kênh truyền thơng hoặc khi đã có một số lượng lớn người sử dụng hệ thống này thì những người
Ý định sử dụng Intention to use
Khả năng ứng dụng công nghệ