2.3.1. Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Quận 12
2.3.1.1. Những kết quả đạt được
Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo và đầu tư của Trung ương, Thành phố và sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành trong quận, đến nay đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào sự phát triển KT - XH của quận. Những mặt tích cực đạt được :
Một là, từ một quận ven thị với nông nghiệp truyền thống, từ sản xuất manh mún, tự canh về cây trồng, vật nuôi chuyển sang quận nội thành, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Quận đã từng bước chuyển dịch theo hướng đa canh.
CCKTNN của Quận đã vận động theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, nhưng giá trị tuyệt đối của cả chăn nuôi và trồng trọt đều tăng. Trong nội bộ ngành nơng nghiệp có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng các loại cây trồng, vật ni có giá trị kinh tế cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đất ở vùng trũng, phèn, ven sông được chuyển đổi sang nuôi thủy sản nước ngọt hoặc nuôi thủy sản trong bể kiếng. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng nhanh khơng chỉ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nơng nghiệp mà cịn góp phần thúc đẩy xuất khẩu của Quận tăng nhanh. Quá trình phân bố lại các nguồn lực, đặc biệt là đất đai và lao động từ ngành nông nghiệp sang ngành thủy sản cùng với sự đa dạng hóa các mơ hình sản xuất ở nơng thơn, đã góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng tài nguyên.
Hai là, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi tương đối phù hợp với từng
vùng sinh thái: Bước đầu đã khai thác được tiềm năng, thế mạnh của mỗi phường,
đang dần dần hình thành và phát triển những vùng sản xuất hàng hóa tương đối tập trung như vùng nuôi thủy sản nước ngọt, vùng sản xuất rau - màu, vùng chăn ni bị sữa, cá sấu, cá cảnh chất lượng cao, vùng trồng mai và cây kiểng, lan cắt cành…, từng bước phá thế độc canh cây mai, lài, tăng sản phẩm hàng hóa chăn ni và thủy sản chất lượng cao.
Ba là, các thành phần kinh tế trong nơng nghiệp đều có sự đổi mới về nhiều mặt: Kinh tế nhà nước có sự đổi mới phương thức hoạt động để phù hợp cơ chế
mới, đã có những đơn vị thích nghi và đứng vững, tiếp tục đóng vai trò chủ đạo cho nền kinh tế. Các HTX có bước chuyển đổi, tổ chức tốt dịch vụ cho kinh tế hộ gia đình. Kinh tế hộ gia đình phát triển, nhiều hộ làm ăn giỏi có thu nhập cao, đời sống ổn định, góp phần tích cực vào cơng tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn Quận. Xuất hiện những mơ hình hộ gia đình làm ăn có hiệu quả có thể nhân rộng sang các
vùng khác. Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn, chuyển dịch cơ cấu SXNN, từng bước gắn kết các loại hình tổ chức sản xuất kinh tế hợp tác.
Bốn là, Bộ mặt nơng thơn có nhiều đổi mới, việc đầu tư và nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn được quan tâm, các cơng trình thủy lợi, bờ bao kết hợp giao
thông được đầu tư, nâng cấp, cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất, dân sinh, phịng chống lụt bão. An ninh chính trị ln giữ vững, văn hóa, giáo dục, y tế từng bước được nâng cao. Hệ thống chính trị được tăng cường. Vị thế của giai cấp nông dân được chú trọng, dân chủ cơ sở ngày càng được mở rộng và phát huy.
Năm là, CDCCKTNN đã diễn ra theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ: Đây là sự chuyển dịch đúng hướng, hợp quy
luật. Cùng với quá trình CDCCKTNN, bước đầu đã hình thành và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề thủ công, các dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống nơng thơn. Mặc dù tỷ trọng cịn thấp, nhưng điều đó đã góp phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tiến bộ.
2.3.1.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân
Những mặt hạn chế:
Bên cạnh những kết quả nêu trên, CDCCKTNN ở Quận cũng bộc lộ những hạn chế chủ yếu sau:
Một là, cơ cấu giá trị SXNN chuyển dịch chậm, tốc độ đa dạng hóa sản phẩm trong nội bộ ngành không cao, trồng trọt vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn. Trong
CCKTNN của Quận, trồng trọt, chăn nuôi vẫn là ngành chiếm tỷ trọng chủ yếu. Tỷ trọng ngành thủy sản thấp, chiếm 1,6 - 1,7%, trong khi tiềm năng và tay nghề của nông dân là rất lớn. Với cơ cấu sản xuất như vậy nên doanh thu hàng hóa của ngành
nơng nghiệp còn thấp.
Hai là, cơ cấu lao động chuyển dịch chưa đạt kết quả mong muốn, chủ yếu diễn ra trong khu vực nông nghiệp, đặc biệt là năng suất lao động tăng chậm. Điều
này chứng tỏ CCKTNN Quận còn đang trong giai đoạn chuyển dịch theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào khai thác tiềm năng đất đai và lao động, hiệu quả và tác động
của khoa học và công nghệ vào sản xuất chưa cao. Việc sản xuất còn chạy theo một cách bị động nhu cầu thị trường, khi thị trường có nhu cầu mới thì chậm triển khai thực hiện. Do vậy, giá cả sản phẩm không mang lại thu nhập cao cho nông dân.
Ba là, SXNN manh mún, quỹ đất nơng nghiệp nhỏ chưa hình thành những vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mơ lớn. Chăn ni cịn ở quy mô nhỏ, chủ
yếu ở hộ gia đình, và vẫn cịn theo tập quán nuôi tận dụng phụ phẩm, chưa coi chăn nuôi là ngành sản xuất chính. Chất lượng đàn gia súc, gia cầm chưa cao, nhất là chưa đạt tiêu chuẩn nguyên liệu chế biến xuất khẩu nên giá trị kinh tế thấp.
Bốn là, mặc dù có những chuyển biến tích cực nhưng các thành phần kinh tế trong nông nghiệp vẫn bộc lộ nhiều hạn chế. Doanh nghiệp nhà nước tuy vẫn giữ vị
trí then chốt trong lĩnh vực kinh tế nơng nghiệp nhưng hoạt động kém hiệu quả nên thực hiện chưa tốt vai trị chủ đạo dẫn dắt kinh tế nơng nghiệp phát triển. Các HTX nhìn chung chưa hoạt động mạnh, chưa thật sự làm tốt công tác dịch vụ cho kinh tế hộ gia đình. Kinh tế hộ gia đình mặc dù được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ, là lực lượng chủ yếu làm ra của cải vật chất, song quy mô sản xuất nhỏ lẻ, trình độ sản xuất thấp kém… nên khó cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Một số ít mơ hình có thu nhập cao, cịn lại các mơ hình mang tính đi kèm với ngành truyền thống chứ khơng là thu nhập chính từ nơng nghiệp.
Ngun nhân của những hạn chế
Những hạn chế nêu trên trong CDCCKTNN Quận do các nguyên nhân chủ yếu sau:
Các cấp, các ngành trong Quận cịn nhiều lúng túng trong cơng tác chỉ đạo triển khai các chủ trương, chính sách của Trung ương và Thành phố về chuyển dịch
cơ cấu kinh tế cũng như CDCCKTNN tại địa bàn, chưa thật sự sâu sát với quá trình CDCCKTNN của địa phương. Các cấp, các ngành trong Quận cịn trơng chờ nhiều vào sự ưu tiên, hỗ trợ của Thành phố, chưa chủ động để tìm hướng đi mới. Cán bộ các cơ quan chuyên môn, cơ quan chức năng ở cấp Quận, cấp phường, một phần do năng lực còn hạn chế, một phần do tinh thần trách nhiệm với công việc được giao chưa cao chưa đáp ứng được yêu cầu, nên công tác kiểm tra, đôn đốc đối với quá
trình CDCCKTNN cịn nhiều hạn chế. Cơng tác phối hợp giữa các ban, ngành trong cơng tác triển khai thực hiện cịn thiếu tính chủ động, thiếu tự giác. Một số ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm tới SXNN và CDCCKTNN trên địa bàn Quận.
Trình độ dân trí, trình độ canh tác của nơng dân nhìn chung cịn thấp: Trình
độ văn hóa của người nơng dân cịn thấp. Tư duy bảo thủ, lạc hậu, tập quán sản xuất tự cung, tự cấp, sản xuất thủ cơng, theo kinh nghiệm vẫn cịn ở nhiều hộ gia đình nơng dân, chủ yếu tận dụng sân vườn phát triển hoa kiểng nên khơng có định hướng lâu dài. Nhận thức của nơng dân về CDCCKTNN cịn hạn chế.
Công tác chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, công tác hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập: Các tiến bộ khoa học,
kỹ thuật, công nghệ chậm được đưa vào sản xuất, mới nặng về thí điểm và xây dựng mơ hình ứng dụng ở diện hẹp, việc nhân rộng mơ hình chưa được coi trọng nên chưa tạo được sự tăng nhanh, mạnh về năng suất, chất lượng vật nuôi, cây trồng. Công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch chưa được quan tâm đúng mức nên tỷ lệ thất thoát về số lượng và chất lượng nông sản sau thu hoạch lớn, khả năng mở rộng thị trường, khả năng cạnh tranh của nơng sản hàng hóa bị hạn chế.
Hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nơng thơn cịn nhiều yếu kém: Hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn như đường giao thông, hệ thống thủy lợi, điện… trên địa bàn Quận cịn yếu kém. Do vậy, người nơng dân gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, bão, lũ, triều cường, ngập úng, ô nhiễm môi trường vẫn là mối đe dọa hàng năm đối với SXNN ở Quận, nhất và các vùng trũng, vùng ven sông như các 3 phường xung yếu là Thạnh Lộc, Thạnh Xuân và An Phú Đông. Nhiều đơn vị sản xuất bị mất trắng nông sản do lụt, bão, triều cường.
Những tác động bất lợi từ thị trường: Thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa
trên địa bàn, nhất là thị trường tiêu thụ nông sản và hàng tiêu dùng, chưa phát triển và không ổn định cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực đến CDCCKTNN Quận. Đầu ra không ổn định nên tâm lý nơng dân cịn lo ngại trong q trình sản xuất và tiêu thụ. Việc sản xuất cịn mang mang tính chất theo nhu cầu thị trường, khi thị
trường có nhu cầu thì mới bắt đầu triển khai thực hiện. Do vậy, khi đã có sản phẩm thì giá cả khơng đảm bảo mang lại thu nhập cao cho nông dân. Thị trường tại chỗ kém phát triển đã hạn chế sự giao lưu kinh tế vượt ra khỏi địa phương. Từ đó, thu nhập của dân cư nơng thơn thấp, sức mua hạn chế, sự cạnh tranh trong sản xuất, tiêu dùng chưa cao nên động lực kích thích sản xuất phát triển và CDCCKTNN chưa mạnh. Một số ít mơ hình nơng nghiệp có thu nhập cao, cịn lại các mơ hình mang tính đi kèm với ngành truyền thống chứ khơng là thu nhập chính từ nơng nghiệp do xu hướng dần dần chuyển đổi mơ hình sang kinh doanh thương mại (do người dân tạm cư thuê đất để canh tác theo thời vụ).
Tình trạng thiếu vốn để phát triển SXNN: Nguồn vốn đầu tư cho SXNN vừa thiếu vừa dàn trải, vốn tích lũy trong nơng dân hạn chế. Trong khi đó, nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chưa được huy động tối đa do phương thức huy động chưa phù hợp và thiếu linh hoạt. Mặc dù Quyết định số 36/2011 và Quyết định 13/2013 về hỗ trợ lãi suất trong sản xuất và đầu tư ở lĩnh vực nông nghiệp của Ủy ban nhân dân Thành phố là một giải pháp đột phá trong CDCCKTNN trên địa bàn nhưng đối tượng được hỗ trợ lãi vay cũng còn hạn chế. Từ khi triển khai thực hiện Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 20/3/2013 đến nay đã phê duyệt 106 phương án đầu tư với số vốn vay được hỗ trợ lãi suất là 72,48 tỷ đồng. Người nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo, khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng, hơn nữa thời gian và lượng vốn được vay chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất, chu kỳ sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi.
Quyết định số 40/2014/QĐ-UBND về việc bổ sung thêm một số đối tượng được hỗ trợ lãi vay theo Quyết định số 13 về khuyến khích chuyển đổi cơ cấu nơng nghiệp của Thành phố, gồm nghề sản xuất tiểu cảnh, hòn non bộ; nghề truyền thống, làng nghề truyền thống; đối với cây hoa kiểng gồm hoa lan, bonsai, hoa mai và cây ăn trái là theo chu kỳ sản xuất, nhưng không quá 5 năm đã giúp nông dân Quận 12 thêm quyết tâm cùng chính quyền địa phương SXNN theo mục tiêu chuyển dịch cơ cấu sản xuất, xây dựng nền nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, tạo thu nhập cao cho nông dân và thân thiện với môi trường.
Những bất cập của lực lượng lao động liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp:
Lực lượng lao động SXNN trên địa bàn tuy đông nhưng vẫn thiếu những lao động có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao, thiếu các nhà doanh nghiệp, thiếu cơ chế động viên khuyến khích các chun gia có tri thức và kinh nghiệm quản lý kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây là những bất lợi đặc biệt lớn đối với quá trình CDCCKTNN của Quận theo hướng nông nghiệp đô thị trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới.
Những bất cập do thiếu thông tin và xử lý thông tin thị trường: Việc thiếu
thông tin thị trường làm cho việc tiêu thụ nông sản không ổn định, giá bán thường biến động, lợi nhuận cho người sản xuất thấp, việc thâm nhập các kênh phân phối hiện đại cịn nhiều hạn chế, việc cung ứng hàng hóa nơng sản cịn mang tính riêng lẻ đang làm suy yếu khả năng ổn định về giá cho nông dân. Vấn đề dự báo thị trường của cơ quan quản lý còn nhiều hạn chế làm cho nông dân lúng túng trong việc trồng cây gì ni con gì, bán cho ai và bán bao nhiêu, đầu ra nơng sản cịn phụ thuộc nhiều vào thương lái, điệp khúc “được mùa rớt giá”, tình trạng người nơng dân bị “ép giá” trở thành phổ biến.
2.3.2. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết
Trước những kết quả đạt được và hạn chế nêu trên, để phát triển nông nghiệp Quận theo hướng cơng nghiệp hóa, cần lưu ý những vấn đề đặt ra như sau:
(1) CDCCKTNN Quận phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường để phát triển các nơng sản có khả năng cạnh tranh cao hướng về xuất khẩu, nhằm đạt tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, gia tăng thu nhập và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích đất canh tác, đảm bảo tiếp tục giữ vững vai trò về sản xuất rau màu, nông sản thực phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu.
(2) CDCCKTNN phải trên cơ sở khai thác hợp lý và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực KT - XH của Quận, gắn nông nghiệp với phát triển công
nghiệp chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ; thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở nông thôn, tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân. Thực hiện phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, đảm bảo đời
sống vật chất của nhân dân được nâng cao nhưng môi trường sống vẫn được đảm bảo an toàn.
(3) CDCCKTNN phải tạo thuận lợi và phát huy được vai trò tự chủ của mọi chủ thể kinh tế trong nông nghiệp, nhất là vai trò của các HTX, các doanh nghiệp và
các tổ hợp tác, nhằm tạo động lực mới, giải phóng sức sản xuất và sức lao động, sớm khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, hình thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mơ lớn.
(4) CDCCKTNN phải coi trọng đẩy mạnh ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ vào tất cả các lĩnh vực SXNN, nhằm nâng cao năng suất,
chất lượng và giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa. Phát huy thế mạnh các ngành chủ lực bằng việc đầu tư mới thiết bị, công nghệ để đủ