2.2. Thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Quận 12
Có thể nói, việc duy trì hoạt động nơng nghiệp trên địa bàn quận trong những năm vừa qua là do hoàn cảnh lịch sử, yếu tố địa lý chi phối. Tuy nhiên, với tốc độ đơ thị hóa mạnh mẽ, đất SXNN dần dần bị thu hẹp đến nay khơng cịn quy hoạch đất nông nghiệp, chủ yếu người dân SXNN xen cài trong khu dân cư. Diện tích đất nông nghiệp chuyển dần từ cây hàng năm sang đất trồng cây lâu năm trong đó có các loại cây kiểng, hoa kiểng. Diện tích đất trồng cây hàng năm, đất cỏ dùng cho chăn nuôi giảm dần và được chuyển qua trồng các loại rau và hoa nền mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn (bảng 2.5).
Bảng 2.5: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và Qui hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến 2025 tại Quận 12
Hiện trạng/Qui hoạch sử dụng Thực trạng Qui hoạch (ha) theo QĐ 5930/2009 và
QĐ 13/2011/QĐ-UBND Đất nông nghiệp 2008 2010 2015 2020 2025 Tổng diện tích đất tự nhiên 5.275 5.275 5.275 5.275 5.275 1. ĐẤT NÔNG NGHIỆP 1.972 723 540 0 0 1.1 Đất SXNN 1.931 684 525 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 573 176 135
- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 82 60 45
- Đất trồng cây hàng năm còn lại 491 116 90
+ Rau 0 90 70
+ Hoa nền 0 20 20
+ Các cây còn lại 0 6 0
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 1.358 508 390
- Đất trồng cây ăn quả lâu năm 220 120 30
- Đất trồng cây lâu năm khác 1.138 388 360
+ Đất trồng hoa cây kiểng (mai, lan) 0 300 270
+ Cây lâu năm còn lại (vườn tạp, dừa) 0 88 90
1.2 Đất nuôi trồng thủy sản 42 40 15
2. ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 3.302 4.551 4.735 5.275 5.275
Đất sông suối và MNCD 358 358 358 358 358
Theo qui hoạch thì đến 2015 đất nơng nghiệp của Quận phải là 540 ha. Tuy nhiên, theo Báo cáo của Quận, hiện đất nơng nghiệp cịn khoảng 1.000 ha, điều đó cho thấy tình hình chuyển đổi cơng năng của đất (từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp), chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của Quận tuy đúng hướng nhưng quá trình chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành là chậm.
Mặc dù vậy, Quận đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển SXNN theo định hướng sản xuất hàng hóa nhằm tăng giá trị và năng suất sản phẩm, góp phần tăng thu nhập, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống người dân. Đến nay, SXNN trên địa bàn có nhiều bước tiến mới về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, mang lại hiệu quả giá trị kinh tế cao.
Khi Nghị quyết 26/TW năm 2008 ban hành, giá trị SXNN giảm từ 76,7 tỷ đồng năm 2008, giảm dần qua các năm, đến cuối năm 2012 là 51,286 tỷ đồng, và cuối năm 2013 là 49,607 tỷ đồng (bảng 2.6). Tuy giá trị SXNN giảm nhưng do chuyển đổi cơ cấu cây trồng nên thu nhập bình quân trên 1 ha đất trồng đạt cao: năm 2010 là 150 triệu đồng/ha/năm, 2015 là 220 triệu đồng/ha/năm, điển hình có các mơ hình trồng mai 400 triệu đồng/ha/năm.
Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp một cách khoa học và hợp lý là giảm tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn ni, thủy sản. Chương trình CDCCKTNN theo hướng CNH HĐH của Quận 12 tiếp tục phát huy tốt, CCKTNN tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm diện tích trồng lúa kém hiệu quả (đến nay khơng cịn diện tích trồng lúa) sang các các loại cây trồng, vật ni chủ lực có giá trị kinh tế, cụ thể chuyển sang trồng các loại cây lâu năm, cây ăn trái, tăng tỷ trọng diện tích cây rau màu có giá trị kinh tế cao, chuyển sang mơ hình cây kiểng, mai kiểng, lan cắt cành. Từng bước tăng tỷ trọng nuôi trồng thủy sản (cá kiểng, ếch, ba ba, cá sấu, cá giống), xác định hợp lý cơ cấu đàn heo, bò sữa, gia cầm, trăn, thỏ, nhím. Thực hiện phương thức chăn ni kết hợp chế biến, tiêu thụ sản phẩm để có hiệu quả kinh tế cao.
Nội dung
Bảng 2.6: Cơ cấu giá trị sản lượng nông nghiệp Quận 12
2004- 2008 2009 2010 2011 2012 2013 BQ 5 năm NQ26 Tổng giá trị sản lượng ngành Nông nghiệp (triệu đồng) 61. 274 57.14 54.74 53.82 51.29 49.607 53.326 Tỷ trọng giá trị trong GDP (%) 1,72 0,99 0,81 0,66 0,53 0,43 0,64
Cơ cấu giá trị sản lượng
Nông nghiệp - Trồng trọt (%) 21,60 20,19 21,62 22,60 24,35 25,86 22,83 - Chăn nuôi (%) 73,56 74,94 73,21 69,80 68,62 66,42 70,74 - Thủy sản (%) 1,66 1,62 1,65 1,64 1,68 1,69 1,65 - … Tỷ lệ hộ nghèo (%) 17,11 7,09 5,31 2,97 2,67 7,03
Nguồn: Chi cục Thống kê Quận 12 - 2014
Tuy SXNN cịn nhiều khó khăn, nhưng nơng dân vẫn gắn bó với mảnh vườn, ln thực hiện chủ trương chuyển đổi cây trồng vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất, ln có ý chí vươn lên làm giàu chính đáng, đã giúp cho nơng dân có thêm tích lũy, số hộ nghèo giảm mạnh từ 17,11% trước Nghị quyết 26/TW năm 2008, đến cuối năm 2013 là 2,67%, hộ khá giàu tăng lên, tình hình sản xuất và đời sống của nông dân từng bước phát triển, đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Quận theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận lần III đã đề ra.
Bên cạnh những thành quả nhất định trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp của Quận, ngành nông nghiệp của Quận vẫn chưa khai thác hết các tiềm năng hiện có. Sản xuất dựa trên hộ gia đình riêng lẻ là chủ yếu, chưa phát huy hết vai trị của hình thức sản xuất tổ hợp tác, HTX nên chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa những người sản xuất để nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, chưa tạo được thương hiệu của Quận, chưa có sự liên kết mật thiết giữa sản xuất và chế biến, phân phối nên người sản xuất nhỏ luôn chịu rủi ro và thiệt thòi.
2.2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng
CDCCKT theo vùng thể hiện sự tái phân công lao động theo vùng lãnh thổ. Dựa trên những lợi thế về điều kiện tự nhiên, địa lý, KT - XH của mỗi vùng mà hình thành các vùng kinh tế. Các vùng kinh tế này có những đặc điểm khác nhau nhưng có điểm chung là dựa vào những lợi thế đó để khai thác có hiệu quả các nguồn lực và tiềm năng kinh tế trong vùng nhằm tạo ra sự phát triển.
Trong giới hạn địa lý hành chính là Quận thì CDCCKT theo vùng được hiểu là sự thể hiện sự tái phân công lao động theo từng phường. Trước đây Quận 12 thuộc huyện Hóc Mơn, là vùng ngoại thành TP. HCM, dân cư thưa thớt và chuyên sống dựa vào SXNN, nhưng từ khi thành lập Quận 12 (tháng 4/1997), với tốc độ đô thị hóa nhanh, dân số tăng chủ yếu là tăng dân số cơ học, diện tích đất nơng nghiệp ngày càng thu hẹp, đến nay Quận chỉ còn 6 trên 11 phường còn SXNN, gồm Thạnh Xuân, Thạnh Lộc, An Phú Đông, Tân Chánh Hiệp, Hiệp Thành và Thới An. Dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, địa lý, KT - XH mà mỗi phường phát triển các cây trồng, vật nuôi khác nhau. Cụ thể, tại phường Thạnh Lộc, Thạnh Xuân có làng cá sấu hoa cà, mai kiểng, bò sữa, phường Thới An, Tân Chánh Hiệp có cá kiểng, các loại cây ăn trái, lan cắt cành… Các phường tuy có những đặc điểm khác nhau nhưng có điểm chung là dựa vào những lợi thế riêng có của mình để khai thác có hiệu quả các nguồn lực và tiềm năng kinh tế trong phường nhằm tạo ra sự đột phá riêng góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của Quận. CDCCKTNN trong từng phường còn làm cho những diện tích trước đây sử dụng chưa hiệu quả, hoặc chưa chuyển đổi sang hướng sản xuất phù hợp được sử dụng hiệu quả hơn. Hơn thế nữa, khi CCKT từng phường hợp lý sẽ thu hút vốn đầu tư từ bên ngồi nhằm duy trì và phát triển kinh tế địa phương đó. Trong nền KTTT, ở mỗi vùng, ngành nào có ưu thế cạnh tranh sẽ phát triển nhanh. Từ đó, kéo theo các ngành khác có liên quan cùng phát triển cả về qui mô và tốc độ theo một quan hệ, tỷ lệ nhất định, qua đó đạt hiệu quả kinh tế cao nhất của vùng. Xác định CCKT vùng hợp lý sẽ tạo cơ sở để khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn những tiềm năng về tài nguyên, sức lao động, cơ sở vật chất hiện có của từng vùng. Điều này quyết định tốc độ phát triển KTHH
ở nông thôn mỗi vùng cũng như cả nước. Khi có biến đổi lớn trong vùng kinh tế về kết cấu hạ tầng và tình hình KT - XH như hệ thống giao thơng, thủy lợi, trình độ dân trí, vốn đầu tư, thị trường tiêu thụ, đặc biệt là sự xuất hiện của những tiến bộ mới trong công nghệ sinh học, nhu cầu mới của thị trường… sẽ xuất hiện những ngành SX - KD mới có hiệu quả kinh tế cao hơn. Để phát triển các ngành mũi nhọn ở các vùng kinh tế nơng thơn, trong q trình xây dựng và phát triển CCKT vùng cần coi trọng tác động vĩ mô của Nhà nước thông qua hệ thống các chủ trương, chính sách như: Khuyến nơng, xây dựng kết cấu hạ tầng, chính sách thuế ưu đãi và những thơng tin cần thiết…
2.2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lao động
CDCCKT theo lao động là sự tái phân công lao động dựa vào các lợi thế
trong quá trình phát triển sản xuất. CDCCKT theo lao động nhằm tạo ra đủ việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập và đời sống cho người lao động, phát huy
năng lực của lao động, đóng góp hiệu quả hơn cho khu vực, cho vùng, cho đất
nước, cho sự phát triển và ổn định kinh tế. CDCCKT theo lao động được thực hiện
trên cơ sở kế hoạch, chiến lược qui hoạch đội ngũ cán bộ, công nhân, nông dân…
theo một cơ cấu hợp lý để từ đó phát huy được thế mạnh về lao động.
Tính từ 2010 đến nay, Quận đã thực hiện đào tạo nghề cho 26.278 lao động nông nghiệp chuyển sang ngành nghề khác, chủ yếu tập trung vào các ngành nghề tin học, ngoại ngữ, sửa chữa xe gắn máy, lái xe, kế tốn, kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa kiểng, thiết kế sân vườn. Giới thiệu và giải quyết việc làm cho 20.893 lao động, trong đó có 24.665 lao động đã qua đào tạo nghề.
2.2.2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo trình độ cơng nghệ
Trình độ cơng nghệ trong SXNN nước ta từng bước được nâng cao, cơ sở
vất chất kỹ thuật của nông nghiệp ngày càng hiện đại, khai thác có hiệu quả hơn
những tiềm năng to lớn của nền nông nghiệp nhiệt đới phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển KT - XH. Đứng trước bối cảnh phát triển KTTT, hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện khoa học công nghệ trên thế giới phát triển cao, nhất là công nghệ
tin học, cơng nghệ sinh học, địi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa quá trình CDCCKT
theo trình độ cơng nghệ trong SXNN. Xu hướng chung hiện nay là phải tăng tỷ
trọng công nghệ sản xuất và quản lý hiện đại kết hợp với khai thác lợi thế của công nghệ truyền thống.
Tuy nhiên, tại Quận 12 việc ứng dụng khoa học - công nghệ vào các lĩnh vực SX - KD và đời sống xã hội còn thấp, hoạt động lao động nông nghiệp chủ yếu là dựa trên kinh nghiệm. Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở còn yếu, thiếu chủ động.
2.2.2.5. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi
Ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế quận và tiếp tục giảm qua từng năm. Điều này phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Quận là tăng dần tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp và doanh thu thương mại dịch vụ trong tổng cơ cấu toàn ngành kinh tế. Chất lượng giống cây trồng được nâng lên, nhiều mơ hình sản xuất mới có hiệu quả kinh tế cao được từng bước nhân rộng như mơ hình ni cá sấu, lan cắt cành, mai kiểng. Thu nhập bình quân đạt trung bình 150 triệu đồng/ha/năm, bên cạnh đó xuất hiện mơ hình SXNN hiệu quả, đạt thu nhập 400 triệu/năm (đối với cây mai) và 500 triệu đồng/năm (đối với cá kiểng). Năm 2010, số hộ nông dân sản xuất giỏi là 1.435 hộ trong tổng số 2.791 hộ lao động nông nghiệp, đạt tỉ lệ 51% và nhân rộng để các hộ khác học tập cũng như giới thiệu tham gia giao lưu cấp thành phố.
** Lĩnh vực trồng trọt:
Quận tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả kinh tế. Diện tích đất nơng nghiệp giảm hàng năm từ 300 - 500ha/năm, hiện còn khoảng 1.000ha. Đến nay trên địa bàn đã khơng cịn diện tích trồng lúa. Hoạt động trồng trọt trên địa bàn chủ yếu là rau, lài và hoa kiểng, cụ thể diện tích trồng hoa mai là 63,35 ha, cây kiểng, bonsai là 25,775 ha, hoa lan là 4,712 ha, hoa nền các loại 4,97 ha. Riêng về hoa kiểng, đây là một lợi thế của Quận với kinh nghiệm và tay nghề cao trong trồng, chăm sóc cây mai cùng
với các loại hoa nền khác. Do đất nông nghiệp thu hẹp dần đến nay khơng cịn quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp nên việc trồng trọt chủ yếu xen cài trong khu dân cư. Theo qui hoạch của Ủy ban Nhân dân TP. HCM thì đến năm 2020 Quận khơng cịn diện tích đất nơng nghiệp mà chuyển sang đất phi nông nghiệp, tại bảng 2.7 cho thấy chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ lúa, hoa màu sang hoa nền, cây kiểng và rau an toàn, năng suất tăng do áp dụng khoa học công nghệ, đầu tư giống mới, phát huy thế mạnh tay nghề của các nghệ nhân ngành truyền thống địa phương là cây kiểng, mai, lan…dù diện tích gieo trồng các loại cây giảm nhưng năng suất cao và sản lượng tăng tốt.
Bảng 2.7: Qui hoạch kế hoạch trồng hoa cây kiểng, rau an toàn, cây ăn quả tại Quận 12
Năm Thực trạng Qui hoạch
2008 2010 2015 2020 2025
Hoa, cây kiểng 296,2
Hoa nền (ha) 20 20 0 0
Cây kiểng (ha) 300 290 0 0
Rau an toàn
Diện tích (ha) 1.204 270 210 0 0
Năng suất (tấn/ha) 13,6 17 22
Sản lượng (tấn) 16.374 4.590 4.620
Cây ăn quả
Diện tích (ha) 220 120 30 0 0
Năng suất (tấn/ha) 7 7 8,5
Sản lượng (tấn) 1.540 840 255
Nguồn: Ủy ban Nhân dân Tp. HCM - 2013
Với mục tiêu xác định trên lĩnh vực trồng trọt của Quận cần tập trung khai thác thế mạnh, tiềm năng vị trí thổ nhưỡng và nhu cầu của thị trường là cây mai kiểng, hoa lan cắt cành, cây rau trong nhà lưới. Do đó, Ủy ban nhân dân Quận chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với các ban ngành đoàn thể tổ chức tập huấn, dạy nghề chuyển giao khoa học kỹ thuật, các lớp dạy ngắn ngày như trồng mai ghép, tạo dáng cây kiểng, thiết kế sân vườn, mơ hình trồng lan cắt cành, kỹ thuật trồng rau an tồn theo chương trình VietGAP của Trung tâm Khuyến nông thành
phố. Qua đó theo chủ trương của thành phố, tổ chức 04 đợt cho nông dân đi tham quan học tập kinh nghiệm tại Thái Lan, Trung Quốc và các tỉnh phía Bắc về mơ hình trồng cây lan cắt cành và mơ hình VAC khép kín, kinh tế hợp tác. Từ đó áp dụng sản xuất với qui mơ lớn như: về lan: có vườn lan Ngọc Phước ở phường Thới An, vườn lan hộ ông Nguyễn Văn Bảy ở phường Thạnh Lộc, vườn lan Út Tài ở phường Tân Chánh Hiệp… về mai kiểng: có vườn của hộ ơng Tư Bay phường An Phú Đông, hộ ông Mua và hộ ơng Nhị ở phường Thạnh Lộc … Ngồi ra, tổ chức vận động nông dân tham gia lễ hội sinh vật cảnh và hội chợ nông nghiệp do cấp