Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Thực trạng kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu
4.1.1 Đặc điểm, tình hình chung của tỉnh
Vĩnh Long là một trong những tỉnh có tỷ lệ nghèo tương đối thấp ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Theo Bảo (2013), vào thời điểm năm 2010, chỉ số
nghèo tắnh đầu người của Tỉnh (Po) là 0,815; Chỉ số khoảng cách nghèo (P1) là
0,064; Chỉ số bình phương khoảng cách nghèo (P2) khoảng 0,005. Theo tiêu chuẩn của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, năm 2014, tỉnh có 9.766 hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 3,54% so với tổng số hộ (Sở Lao động - Thương binh - Xã hội,
năm 2014). Kinh tế của Vĩnh Long vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nuôi trồng
thủy sản. Tỷ trọng lĩnh vực này còn chiếm đến 36 % GDP của tỉnh. (Cục Thống
kê tỉnh Vĩnh Long, năm 2013). Cả 2 lĩnh vực sản xuất và dịch vụ cịn kém phát triển. GRDP bình qn đầu người mới chỉ đạt xấp xỉ mức thu nhập trung bình khá trong khu vực.
Mặc dù cịn gặp khó khăn về nguồn lực, nhưng Vĩnh Long đã tập trung đầu tư cho phát triển nông nghiệp và nông thôn. Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu cho nông thôn là chắnh sách ưu tiên Tỉnh đã thực hiện. Kết quả đến năm 2014: Về giao thơng: 100% số xã có đường ơ tơ đến trung tâm, có 58,9% xã khu vực nơng thơn có đường ơ tơ liên ấp, và hầu hết đều đảm bảo xe hai bánh lưu thông cả hai mùa mưa nắng. Điện lưới quốc gia đã phủ kắn 100% khóm, ấp với tỷ lệ số hộ dân sử dụng điện trong toàn tỉnh đạt 99,6%. Cơ sở trường lớp cho hệ thống giáo dục được đầu tư: đảm bảo đều có hệ thống trường cấp 1 và cấp 2 ở mỗi xã, trường cấp 3 cũng được quy hoạch đặt ở vị trắ trung tâm vùng để thuận lợi cho việc đi lại của học sinh. Cơ sở vật chất Trạm y tế được xây dựng, trang thiết bị được đầu tư đạt chuẩn quốc gia. Ở 100% xã, chợ đã được hình thành ở vùng nơng thơn. Hạ tầng thơng tin liên lạc khơng có khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. (Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Long, năm 2013).
Khuyến nông là một dạng dịch vụ công mà Tỉnh cũng đã cung cấp cho hộ nông nghiệp. Với mục tiêu chuyển giao công nghệ và kiến thức cho nơng dân, giúp các hộ gia đình làm nơng tăng năng suất, nắm thông tin thị trường, lường trước rủi ro và đương đầu với những thay đổi của giá cả hàng hóa. Cùng với việc mở các khu công nghiệp như khu cơng nghiệp Hịa Phú, tuyến cơng nghiệp Cổ Chiên và cụm công nghiệp ở một số huyện, đã tạo cơ hội cho ngành nghề phi nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến phát triển. Điều này giúp cho người dân nơng thơn có thể có thêm nhiều lựa chọn để đa dạng hóa sinh kế cho hộ gia đình.
Kết quả cơ bản trong việc thực hiện chắnh sách phát triển nông thôn ở Vĩnh Long được ghi dấu đậm nét bằng việc mang lại cho nông thôn một diện mạo mới. Tuy nhiên, đây chỉ là vẻ bên ngồi, về thực chất nơng thơn (cụ thể ở 6 xã nghiên cứu) vẫn còn nhiều yếu tố bất cập: i) Cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn yếu kém so với thành thị (vắ dụ: mạng lưới cung cấp nước sạch từ hệ thống tập trung mới chỉ đạt 60% cho vùng nông thôn), đặc biệt là cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp (Vắ dụ: Hệ thống thủy lợi, hệ thống điện ba pha phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chưa đảm bảo ...), ii) Các ngành công nghiệp chế biến nông sản chưa phát triển, iii) Nghiên cứu phục vụ nông nghiệp kém hiệu quả, và iv) Thiếu cơ sở hạ tầng tiếp thị cho hàng hóa nơng nghiệp.
Hộ nghèo ở địa bàn nông thôn Vĩnh Long hiện hưởng 7 loại chắnh sách
sau: 1) Chắnh sách hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển giao kiến thức, 2) Chắnh sách hỗ trợ y tế: người nghèo được cấp thẻ BHYT, 3) Chắnh sách hỗ trợ giáo dục đào tạo: miễn, giảm học phắ cho hộ nghèo, 4) Chắnh sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, 5) Chắnh sách hỗ trợ vốn, 6) Chắnh sách hỗ trợ tiền điện/dầu thắp sáng, 7) Chắnh sách đặc thù cho hộ dân tộc thiểu số và hộ nghèo ở vùng khó khăn.
Ngoài các chắnh sách trên, tỉnh Vĩnh Long đã ban hành chắnh sách cho người nghèo mới thoát nghèo được hưởng đầy đủ các chắnh sách đối với hộ
nghèo trong một năm, vay vốn ba năm với lãi suất ưu đãi và được hỗ trợ nhà ở đối với những hộ khó khăn về nhà ở.
Đối với hộ cận nghèo, Tỉnh có chắnh sách hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho các thành viên trong hộ với mức: cấp tỉnh hỗ trợ bằng 10% giá trị mệnh giá thẻ, cấp
huyện hỗ trợ bằng 10%, 80% còn lại do hộ gia đình gánh vác.
4.1.2 Đặc điểm của các huyện, xã nghiên cứu
Huyện Long Hồ cách trung tâm tỉnh 15 km, tiếp giáp thành phố Vĩnh Long.
Tổng diện tắch của huyện là 193,17km2; dân số 163.091 người. Đất sản xuất nông
nghiệp: 13712,4 ha. Huyện có 14 xã và 1 thị trấn. Hoạt động kinh tế chắnh của huyện là trồng lúa, cây ăn quả và ni trồng thủy sản. Huyện có 1438 hộ nghèo, chiếm 3,49% số hộ của huyện. Trên địa bàn huyện có khu Cơng nghiệp Hịa Phú góp phần tuyển dụng lao động địa phương. Xã Thạnh Quới và Tân Hạnh là những xã nơng nghiệp, có thành phần dân tộc Kinh chiếm đa số. Người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa. Những năm gần đây, người dân chuyển vào làm việc ở khu cơng nghiệp có xu hướng tăng rõ rệt.
Huyện Mang Thắt nằm dọc theo sông Cổ Chiên, cách trung tâm tỉnh 30km.
Tổng diện tắch 159,85km2. Đất sản xuất nơng nghiệp là 11.301,5ha. Huyện có 1
thị trấn và 13 xã. Hoạt động kinh tế chắnh của huyện là nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, sản xuất gạch gốm. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 2,5% với 661 hộ nghèo. Ngoài sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản, người dân ở xã Chánh Hội và An Phước cịn tham gia hoạt động tiểu thủ cơng nghiệp bằng việc sản xuất gạch gốm. Tuy nhiên, do khủng hoảng kinh tế cùng với việc chậm chuyển đổi công nghệ nên làng nghề sản xuất gạch gốm của địa phương bị ngưng trệ, ảnh hưởng đến đời sống của người dân .
Huyện Vũng Liêm tiếp giáp với tỉnh Trà Vinh, cách trung tâm tỉnh khoảng 40km, có 19 xã và 1 thị trấn. Hoạt động kinh tế chắnh của huyện là nông nghiệp.
Tỷ lệ hộ nghèo 3,1% với 1391 hộ. Vũng Liêm là một trong 4 huyện có đơng đồng bào Khmer sinh sống. Xã Trung Ngãi, xã Thanh Bình là những xã vùng sâu, người dân sản xuất nông nghiệp là chắnh. Trên địa bàn 2 xã có làng nghề truyền
thống đan lát đã được tỉnh công nhận.(Niên giám thống kê tỉnh, năm 2013).
Tại các xã nghiên cứu, các nhóm hộ gia đình nơng nghiệp đều được thụ hưởng như nhau từ sự đầu tư cơ sở hạ tầng mang lại. Đường nhựa tới xã/ấp, điện lưới, chợ xã, trạm y tế, dịch vụ bưu điện, trường mẫu giáo, trường cấp1, cấp 2 đều được phủ khắp. Việc xây dựng cầu đường đã tạo điều kiện thuận lợi cho giao thơng và trao đổi hàng hóa nơng sản. Hệ thống thủy lợi, các kênh cấp 3, cống đập và bờ vùng bờ thửa đã được củng cố, cho phép sản xuất lúa vụ 3 hoặc luân canh 2 vụ lúa - 1 vụ màu. Đường, điện cũng có tác động đến việc phát triển ni gia cầm, đan thảm, xe lát. Nhiều trường học đã được xây dựng, khơng cịn học ca ba. Nhà ở cho người dân có chuyển biến theo xu hướng kiên cố hóa.