Hàm ý chắnh sách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của giáo dục đối với nghèo của hộ gia đình nông thôn tỉnh vĩnh long (Trang 63 - 65)

Chương 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.2 Hàm ý chắnh sách

Lợi ắch của giáo dục đối với giảm nghèo là rõ ràng. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, càng phải chú ý nâng cao giáo dục sau cơ bản, đào tạo tay nghề và kỹ năng làm việc. Do tầm quan trọng của giáo dục sau tiểu học, điều cần thiết là phải lập các chắnh sách giáo dục tồn diện. Chắnh sách cơng phải nhìn nhận rõ giáo dục phổ thơng và cao hơn trong phát triển, xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế. Mặc dù vậy, các ý tưởng đề xuất này có thể khó được hiện thực hóa triệt để khi cịn có những cản ngại và thách thức. Có những lắ do như sau: i) Tác động của giáo dục là trong dài hạn chứ không phải là nhất thời hay trong hiện tại đối với thu nhập của một hộ gia đình, ii) Chi phắ cơ hội của việc đi học là rất cao đối với người nghèo, và iii) Chất lượng giáo dục, nhất là chất lượng đào tạo nghề cho lao động nơng thơn cịn có khoảng cách rất xa đối với yêu cầu của doanh nghiệp. Chúng ta thấy rõ điều này trong thực tế. Giáo dục tuy mở ra cơ hội kinh tế cho người dân (Jonathan R. Pincus, 2012) nhưng giáo dục không phải là phương thức trị bách bệnh. Nó giúp người dân nắm bắt cơ hội và thể hiện mình, nhưng khơng phải lúc nào cũng tạo ra cơ hội này. Trong nhiều tình huống, nhiều người có trình độ giáo dục vẫn thất nghiệp hoặc làm những cơng việc khơng có kỹ năng liên quan đến kiến thức và năng lực của mình. Đây là tổn thất cho xã hội, cả theo nghĩa không tận dụng được nguồn lực quan trọng và bỏ phắ số tiền mà xã hội (Chắnh phủ/ các địa phương) lẫn cá nhân đã đầu tư cho giáo dục. Lợi ắch của giáo dục chỉ hiện thực hóa khi thực hiện đúng các phần khác trong chắnh sách phát triển. Chắnh sách về giáo dục trong cơng cuộc xóa đói giảm nghèo ở nơng thơn

cần hướng đến mục tiêu đa chiều và phải được tiến hành cùng các giải pháp ở các lĩnh vực khác nhau.

Việc nâng cao trình độ cho các hộ gia đình nơng thơn, nhất là các hộ nghèo là rất cần thiết. Cho dù có những khó khăn, nhưng lợi ắch của việc đi học cần phải được khẳng định. Các giải pháp đề xuất bao gồm, 1) Về phắa Chắnh phủ: Tiếp tục duy trì chắnh sách hỗ trợ (miễn giảm học phắ và các khoản đóng góp khác) cho con em các hộ nghèo được đến trường và hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tuy nhiên, cần tổ chức đánh giá hiệu quả của việc thực hiện các chắnh sách này cùng sự tác động của chúng để có sự điều chỉnh thắch hợp trong điều kiện hiện nay; 2) Về phắa địa phương: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp, phòng chức năng và các trang thiết bị, học cụ phục vụ việc giảng dạy và học tập ngang bằng với các trường ở thành thị; xây dựng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và tận tâm, trách nhiệm đối với học sinh; có biện pháp hữu hiệu để động viên các em bỏ học trở lại lớp; 3) Về phắa người dân: Bản thân người nghèo phải tắch cực phấn đấu vươn lên để có mức sống cao hơn thông qua việc nâng cao vốn con người. Nâng cao vốn con người cho người nghèo trước hết là trách nhiệm của chắnh người nghèo. ỘThị trường lao động khơng thể làm gì cho những người bỏ học - những người hầu như không thể đọc và chưa bao giờ tự tạo cho mình những kỹ năng làm việc tốt - và việc vạch ra các chắnh sách để giúp những nhóm người

này thường là nhiệm vụ bất khả thiỢ (Charles Wheelar, 2002). Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có sự khác biệt đáng kể trong cơ cấu

thu nhập giữa các loại hộ. Những hộ có việc làm từ làm cơng ăn lương hoặc phi nơng nghiệp có thu nhập thực cao hơn những hộ chỉ có việc làm thuần nơng. Điều này cho thấy trong các chắnh sách phát triển nơng thơn, nhất là chắnh sách xóa đói giảm nghèo cần tiếp cận đúng đối tượng hưởng lợi. Ở Vĩnh Long, trong những năm gần đây, đã có nhiều chắnh sách hỗ trợ trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản; hỗ trợ tắn dụng mua máy móc sản xuất trong nơng nghiệp... Các chắnh sách này đang

mang lại lợi ắch cho hộ khá, giàu, bởi vì họ có năng lực cao hơn đối với các tài sản hữu hình (như vốn tài chắnh, đất đai, trang thiết bị máy móc) và tài sản vơ hình (như vốn con người, kiến thức, kỹ năng và năng lực tiếp cận), vẫn thiếu chắnh sách nâng cao năng lực, tạo việc làm, và cải thiện thu nhập cho nhóm hộ nghèo. Kết quả là, nhóm hộ nghèo có thể bị lãng quên trong một số chắnh sách kinh tế. Vì vậy, khuyến khắch phát triển thị trường lao động nông thôn, tạo ra công ăn việc làm, đặc biệt ngành nghề chế biến; tập huấn, đào tạo về ngành nghề mới tại địa phương để nhóm hộ nghèo có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp, có khả năng đa dạng hóa những ngành nghề phi nông nghiệp nhằm mang lại thu nhập cao hơn trong tương lai.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của giáo dục đối với nghèo của hộ gia đình nông thôn tỉnh vĩnh long (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)