CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Nguyên vật liệu sử dụng
Như đã đề cập phần trên chúng ta có rất nhiều phương pháp để loại bỏ asen khỏi nguồn nước ngầm. Trong các phương pháp đã nêu thì phương pháp hấp phụ vẫn đang được sử dụng rộng rãi. Ưu điểm của phương pháp hấp phụ là thiết bị đơn giản, hiệu quả xử lý cao, thân thiện với người sử dụng, vật liệu hấp phụ đa dạng và đặc biệt là áp dụng được cho nhiều nguồn nước có chất lượng nước khác nhau. Do đó, chúng tơi muốn tìm ra mợt loại vật liệu rẻ tiền, thân thiện với mơi trường và có sẵn trên thị trường. Dựa vào đặc tính của asen có khả năng bị oxy hố từ As(III) thành As(V) trong nước ngầm bởi vật liệu có thành phần là đioxit mangan từ đó nâng cao hiệu quả xử lý asen hơn do khả năng cộng kết tủa giữa asen(V) với Mn2+ đồng thời asen sẽ bị hấp phụ trên bề mặt của vật liệu. Vì vậy, chúng tơi đã chọn vật liệu hạt Zeomangan. Trong bài báo cáo này chúng tôi sẽ đánh giá khả năng xử lý nguồn nước nhiễm asen(III) bằng việc kết hợp giữa phương pháp oxy hoá asen(III) lên asen(V) bằng vật liệu hạt Zeomangan với bộ lọc siêu hấp thu CDI trong việc loại bỏ tối ưu lượng asen(III) có trong nước nguồn.
3.2.1. Giới thiệu vật liệu hạt Zeomangan
Cát Mangan Đài Loan tên thương mại là Zeomangan được nhập khẩu từ Đài Loan. Cát Mangan Đài Loan là dạng quặng đioxit mangan nên có đợ cứng cao, ít bị bào mịn hao phí nhiều nên thời gian sử dụng lâu dài và không bị phân rã trong nguồn nước mềm hoặc có hàm lượng clorine dư. Đây là loại vật liệu chuyên dùng để lọc nước nhờ tính chất oxy hóa của đioxit mangan có trong vật liệu nên Zeomangan nên có thể để loại bỏ asen từ nguồn sinh hoạt bị ô nhiễm.
47
3.2.2. Thông số kỹ thuật hạt Zeomangan Bảng 3.3. Các thông số của hạt Zeomangan. Bảng 3.3. Các thông số của hạt Zeomangan.
STT Chỉ tiêu Thông số
1 Tỷ khối biểu kiến (mg/l) 1
2 Trọng lượng riêng (g/cm3) 2,4 – 2,5
3 Kích thước hạt (mm) 0,6 – 0,7
4 Cỡ hạt (mesh) 16 – 30
5 Nhiệt độ tối đa (oC) 25
6 Tuổi thọ (năm) 5 – 7