CHƯƠNG 5 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.2. Kiểm định mơ hình hồi quy
Trước khi phân tích dữ liệu, nghiên cứu thực hiện các kiểm định để xem dữ liệu có thỏa mãn các điều kiện hay không? Tác giả tiến hành thực hiện kiểm định White cho hiện tượng phương sai sai số thay đổi và kiểm định Wooldridge cho hiện tượng tự tương quan.
5.2.1. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Bàng 5.2: Nhân tử phóng đại phương sai
Biến VIF 1/VIF
FFC 11.11 0.090033 PORT 7.49 0.133506 AGE 6.57 0.152307 TRADE 6.18 0.161724 EDU 5.11 0.195592 RATE 4.31 0.231872 PPP 3.34 0.299735 GDP 1.37 0.727772 Mean VIF 5.69
Nhằm xác định có sự tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến trong mơ hình hồi quy hay khơng, tác giả tiến hành kiểm định hệ số phóng đại phương sai (VIF- Variance Inflation Factor). Kết quả thể hiện ở bảng 5.2 cho thấy giá trị mean VIF = 5,69 << 10, điều này kết luận rằng khơng có sự hiện hữu hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến trong mơ hình hồi quy.
5.2.2. Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Kiểm định phương sai sai số thay đổi được thực hiện với giả thuyết: - Giả thuyết H0: khơng có hiện tượng phương sai thay đổi,
- Giả thuyết H1: có hiện tượng phương sai thay đổi,
- Kết quả kiểm định White bằng phần mềm Stata cho thấy p-value bằng 0.0000<α = 0.05. Như vậy, tại mức ý nghĩa 5%, bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1, mơ hình tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi.
5.2.3. Kiểm định hiện tượng tự tương quan
Kiểm định hiện tượng tự tương quan được thực hiện với giải thuyết: - Giả thuyết H0: khơng có hiện tượng tự tương quan,
- Giả thuyết H1: có hiện tượng tự tương quan,
- Kết quả kiểm định Wooldridge bằng phần mềm Stata cho thấy kết quả với p- value bằng 0.3809 > α = 0.05. Như vậy, tại mức ý nghĩa 5%, bác bỏ giả thuyết H1, chấp nhận giả thuyết H0, mơ hình khơng tồn tại hiện tượng tự tương quan.