Vai trò của công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Địa lí kinh tế - xã hội (Trang 30 - 32)

Công nghiệp là bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc dân. Nó tạo ra tư liệu sản xuất, tiến hành khai thác tài nguyên và chế biến chúng thành sản phẩm phục vụ cho sản xuất và đời sống.

1. Công nghiệp có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp vào sự tăngtrưởng kinh tế trưởng kinh tế

- Là ngành sản xuất vật chất tạo ra khối lượng sản phẩm rất lớn cho xã hội, công nghiệp làm ra các máy móc, thiết bị, tư liệu sản xuất cho các ngành kinh tế mà không ngành nào có thể thay thế được cũng như các công cụ và đồ dùng sinh hoạt phục vụ đời sống con người.

- Công nghiệp là ngành có năng suất lao động cao, giá trị gia tăng lớn

Năm 2003, tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc là 8,5%, riêng tốc độ tăng trưởng công nghiệp là 17,3%.

- Đối với các nước đang phát triển, trong quá trình công nghiệp hoá, công nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập quốc nội. Chẳng hạn năm 2003, ngành công nghiệp chiếm 31% GDP của toàn thế giới, trong đó các nước đang phát triển 36% và các nước phát triển 30%.

2. Công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp và dịch vụ phát triển theo hướng công nghiệphoá, hiện đại hoá hoá, hiện đại hoá

- Công nghiệp có tác động trực tiếp và là chiếc chìa khoá để thúc đẩy các ngành kinh tế khác như nông nghiệp, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thương mại, dịch vụ.

- Đối với các nước đang phát triển, công nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng để thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn. Công nghiệp vừa tạo ra thị trường, vừa tạo ra những điều kiện cần thiết cho nông nghiệp phát triển.

Công nghiệp trực tiếp chế biến các sản phẩm nông nghiệp, nâng cao giá trị của chúng và mở ra nhiều khả năng tiêu thụ các sản phẩm này ở trong nước và xuất khẩu.

Công nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào cần thiết cho nông nghiệp, góp phần nâng cao trình độ công nghệ trong sản xuất, nhờ đó làm tăng năng suất lao động, hạ giá thành, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp.

Phát triển nông nghiệp có tác dụng sử dụng hợp lý lao động dư thừa trong chính ngành này, góp phần tổ chức và phân công lại lao động ở nông thôn và nâng cao thu nhập của người

lao động.

3. Công nghiệp góp phần đắc lực vào việc thay đổi phương pháp tổ chức, phương phápquản lý sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội quản lý sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội

- Khác với các ngành khác, công nghiệp là một ngành hết sức nhạy cảm với những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nó không chỉ sử dụng các trang thiết bị hiện đại, mà còn có các phương pháp tổ chức, quản lý sản xuất tiên tiến nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ thông qua việc sản xuất theo dây chuyền và hàng loạt. Nhiều ngành kinh tế khác đã áp dụng phương pháp tổ chức, quản lý kiểu công nghiệp và đều đạt được kết quả tốt đẹp.

- Ngay chính bản thân người công nhân được rèn luyện trong sản xuất cũng có tác phong riêng- tác phong công nghiệp, khác hẳn với nông nghiệp.

4. Công nghiệp tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm thay đổi sự phân công lao động và giảm mức độ chênh lệch về trình độ phát triển giữa các thay đổi sự phân công lao động và giảm mức độ chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng

- Công nghiệp phát triển tạo điều kiện khai thác có hiệu quả tài nguyên góp phần rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng.

- Công nghiệp làm thay đổi sự phân công lao động vì dưới tác động của nó, không gian kinh tế đã bị biến đổi sâu sắc. Công nghiệp cũng tạo điều kiện hình thành các đô thị hoặc chuyển hoá chức năng của chúng, đồng thời là hạt nhân phát triển các không gian kinh tế.

- Hoạt động công nghiệp làm giảm bớt sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa thành thị và nông thôn. Chính công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế của nông thôn, làm cho nông thôn nhanh chóng bắt nhịp được với đời sống đô thị.

5. Công nghiệp có khả năng tạo ra nhiều sản phẩm mới mà không ngành sản xuất vật chất nào sánh được đồng thời góp phần vào việc mở rộng sản xuất, thị trường lao động và giải nào sánh được đồng thời góp phần vào việc mở rộng sản xuất, thị trường lao động và giải quyết việc làm

Cùng với tiến bộ về khoa học và công nghệ, danh mục các sản phẩm do công nghiệp tạo ra ngày càng nhiều thêm. Công nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng vào việc mở rộng tái sản xuất.

Sự phát triển công nghiệp còn là điều kiện để thu hút đông đảo lao động trực tiếp và gián tiếp tạo thêm nhiều việc làm mới ở các ngành có liên quan.

6. Công nghiệp đóng góp vào tích luỹ của nền kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân

- Nhờ năng suất lao động và tốc độ tăng trưởng cao, ngành công nghiệp góp phần tích cực vào việc tăng nguồn thu ngân sách cho nhà nước, tăng tích luỹ cho các doanh nghiệp và thu nhập cho nhân dân.

- Quá trình phát triển công nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường cũng là quá trình tích luỹ năng lực khoa học và công nghệ của đất nước. Phát triển công nghiệp góp phần đào tạo, rèn luyện và nâng cao chất lượng nguồn lao động, đội ngũ chuyên gia khoa học và công nghệ, đội ngũ lãnh đạo, quản lí kinh doanh công nghiệp.

Như vậy, công nghiệp góp phần tích luỹ cho nền kinh tế, bao gồm nguồn tài chính, nhân lực và trình độ khoa học công nghệ, những nhân tố cơ bản của sự phát triển.

- Sự phát triển công nghiệp là thước đo trình độ phát triển, biểu thị sự vững mạnh của nền kinh tế ở một quốc gia.

Một phần của tài liệu Địa lí kinh tế - xã hội (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w