Ngành khai thác rừng

Một phần của tài liệu Địa lí kinh tế - xã hội (Trang 26 - 27)

- Chăn nuôi dê

b. Ngành khai thác rừng

Tài nguyên rừng

Sự phát triển của ngành này gắn liền với nguồn tài nguyên rừng hiện có. Trên thế giới, tài nguyên rừng có sự biến động mạnh cả về số lượng và chất lượng, cả về mặt không gian và thời gian. Đã từng có thời kì rừng che phủ tới 7,2 tỷ ha của thế giới. Song đáng tiếc, rừng đang bị thu hẹp nhanh chóng. Hơn 3 thế kỉ qua, gần 1/2 diện tích rừng đã bị biến mất, trong đó 2/3 là rừng nhiệt đới. Như vậy, trung bình mỗi năm trên thế giới có khoảng 9,5 triệu ha rừng bị phá huỷ. Cùng với sự gia tăng dân số, kết quả là diện tích rừng tính bình quân theo đầu người bị giảm mạnh.

Độ che phủ rừng thấp nhất ở châu á và châu Phi, còn tốc độ mất rừng nhanh nhất là châu Phi (0,78%/năm), sau đó đến Nam Mỹ (0,41%/năm) và châu á (0,22%/năm). Nguyên nhân chính là do qui mô dân số đông, gia tăng dân số nhanh kết hợp với sự bùng nổ của quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá cùng với nhu cầu ngày càng tăng về đất trồng và nguồn nguyên liệu gỗ.

Các nước còn nhiều rừng nhất trên thế giới là LB Nga, Braxin, Canađa, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ôxtrâylia, CHDC Cônggô, Inđônêxia, Ăngôla và Pêru.

Sản lượng khai thác gỗ tròn trong hơn thập kỉ vừa qua tương đối ổn định, ở mức trên dưới 3,3 tỉ m3. Các nước đứng đầu về sản lượng gỗ tròn là Hoa Kỳ (481 triệu m3), Trung Quốc (287,5 triệu m3), Braxin (236,4 triệu m3), Canada (176,7 triệu m3), ấn Độ (164,5 triệu m3), LB Nga (162,3 triệu m3)....

Sản lượng khai thác gỗ hàng năm trên thế giới đang có xu hướng giảm dần, nhất là ở các nước phát triển. Việc khai thác và kinh doanh rừng cần phải kết hợp với trồng rừng để tái tạo nguồn tài nguyên quí giá này và bảo vệ môi trường.

Ngành trồng rừng

Việc đẩy mạnh trồng rừng có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Nó không chỉ cung cấp nguyên liệu ổn định cho gỗ trụ mỏ, công nghiệp bột giấy, chế biến gỗ, sản

xuất đồ dùng mỹ nghệ, nâng cao giá trị sản phẩm rừng, mà còn có tác dụng phòng hộ và bảo vệ môi trường.

Theo kết quả đánh giá của FAO về tài nguyên rừng năm 2000, diện tích rừng trồng của thế giới tăng khá nhanh, từ 17,8 triệu ha năm 1980 lên 43,6 triệu ha năm 1990 và đạt mức 187 triệu ha năm 2000. Như vậy, trung bình mỗi năm trồng mới được khoảng 8,4 triệu ha, trong đó châu á chiếm khoảng 62%.

Mặc dù chỉ chiếm gần 5% diện tích rừng toàn cầu, song rừng trồng đã cung cấp khoảng 35% tổng sản lượng gỗ tròn của thế giới. Quốc gia có diện tích rừng trồng lớn nhất là Trung Quốc (45 triệu ha), ấn Độ (32,6 triệu ha), LB Nga (17,3 triệu ha), Hoa Kỳ (16,2 triệu ha), Nhật Bản (10,7 triệu ha), Inđônêxia (9,9 triệu ha), Braxin (5 triệu ha), Thái Lan (4,9 triệu ha),

Ucraina (4,4 triệu ha) và Iran (2,3 triệu ha).

- Rừng ở Việt Nam có đặc trưng cơ bản là rừng nhiệt đới, rất phong phú về loài, có giá trị sinh khối và đa dạng sinh học cao. Song tài nguyên rừng của nước ta đã bị suy giảm nghiêm trọng.

9.

Một phần của tài liệu Địa lí kinh tế - xã hội (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w