Dữ liệu nghiên cứu và thu thập dữ liệu:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động lên quyết định quản trị rủi ro của các doanh nghiệp việt nam (Trang 28 - 36)

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

3.1. Dữ liệu nghiên cứu và thu thập dữ liệu:

Bài nghiên cứu được tiến hành ở các Cơng ty phi tài chính tại Việt Nam. Các cơng ty tài chính được loại trừ khỏi mẫu vì các cơng ty này hầu hết đều là nhà tạo lập thị trường ,do đó động cơ của họ khi sử dụng cơng cụ tài chính phái sinh có thể khác đối với các cơng ty phi tài chính. Nguồn dữ liệu được lấy từ Báo cáo tài chính của Doanh nghiệp và Bảng câu hỏi khảo sát.Câu hỏi được gởi trực tiếp hoặc được gởi bằng email hoặc phỏng vấn trực tiếp đến các Doanh nghiệp Việt Nam vào cuối tháng 5năm 2014 đến giữa tháng 8 năm 2014. Câu hỏi khảo sát được đặt ra để tìm hiểu xem có bao nhiêu cơng ty thực hiện quản trị rủi ro bằng các công cụ phái sinh và công cụ rủi ro tài chính khác. Các cơng ty có quản trị rủi ro khơng những là các công ty sử dụng cơng cụ tài chính phái sinh mà cịn có các cơng ty sử dụng cơng cụ phòng ngừa rủi ro khác như phòng ngừa tự nhiên,… Tuy nhiên, việc sử dụng các biến phụ thuộc nhị phân là có hạn chế vì nó khơng mơ tả đầy đủ quy mơ các hoạt động phịng ngừa rủi ro của một cơng ty. Nghĩa là một công ty bảo hiểm rủi ro 1% hay 100% rủi ro của nó đều được xem như nhau trong mơ hình. Theo như phân tích các nhà đầu tư sử dụng sản phẩm phái sinh, nên đưa vào biến phụ thuộc thứ hai màcó thể điều chỉnh nhược điểm của biến phụ thuộc nhị phân,gọi là một phương pháp đo lường liêntục. Để đại diện cho sự phịng ngừa của cơng ty, sử dụng giá trị danh nghĩa từ các hợp đồng kì hạn, quyền chọn và các sản phẩm phái sinh khác chia cho giá trị thị trường của tài sản công ty. Phương pháp này là sử dụng tổng giá trị danh nghĩa của tất cả các hợp đồng phái sinh sau khi được giảm phát bởi giá trị thị trường của tài sản đo lường từ các thông tin phái sinh đầu năm mà thông tin phái sinh được thu thập. Sử dụng giá trị danh nghĩa như là một biến phụ thuộc có nhiều ưu điểm hơn so với sử dụng biến nhị phân để cho biết cơng ty có sử dụng cơng cụ phái sinh hay không (Tufano (1996) hay Allayannis và Ofek (2001), người đã sử dụng biến liên tục. Ví dụ như sử dụng cơng cụ đo lường mang tính liên tục, chúng ta có thể kiểm định các giả thuyết vế các nhân tố của phòng ngừa rủi ro, kiểm định

và ảnh hưởng của các công cụ phái sinh cơng ty sử dụng để phịng ngừa rủi ro. Tuy nhiên nhược điểm của công cụ đo lường này chỉ đưa ra một chỉ báo khá đơn giản về quy mô của rủi ro ( Hentschel và Kothari, 2001). Do đó, giá trị danh nghĩa ước tính của các cơng cụ phái sinh phải được giải thích cẩn thận. Khơng thể thu thập được các thông tin về giá trị danh nghĩa của các công cụ phái sinh trong các cơng tyđược phân tích. Trong bài nghiên cứu sử dụng công cụ đo lường nhị phân như là một biến phụ thuộc, và đây được xem như là một hạn chế của bài nghiên cứu.

Để kiểm định giả thuyết liên quan đến xác suất xảy ra kiệt quệ tài chính và quy mơ kinh tế liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro,bài nghiên cứu thu thập các dữ liệu phản ánh quy mô và địn bẩy cơng ty như giá trị sổ sách của tài sản, giá trị sổ sách của doanh thu,tỷ số giá trị sổ sách nợ dài hạn trên giá trị sổ sách của tài sản, tỷ số giá trị sổ sách của nợ dài hạn trên giá trị sổ sách vốn cổ phần,tỷ số khả năng thanh toán lãi vay.

Để kiểm định được các giả thuyết liên quan đến vấn đề bất cân xứng thơng tin thì thu thập thơng tin về tỷ lệ phần trăm do các nhà đầu tư tổ chức nắm giữ và đánh giá tín nhiệm cơng ty . Cơ hội đầu tư ( tăng trưởng ) được đo lường bằng tỷ số chi tiêu đầu tư trên giá trị sổ sách tài sản và tỷ số chỉ tiêu đầu tư trên giá trị sổ sách của tổng tài sản.

Để kiểm định giả thuyết về thuế, sử dụng dữ liệu liên quan các phương pháp đo lường về hàm thuế hiệu quả của Doanh nghiệp, là tổng giá trị của khoản chuyển lỗ sang kì sau và trở lại kì trước, tổng giá trị của khoản chuyển lỗ kì sau cộng vớikhoản chuyển lỗ cho kì trướcchia cho tổng tài sản cũng như mức giảm thuế đầu tư sử dụng để bù trừ thuế thu nhập phải nộp.

Để kiểm định giả thuyết về chiến lược thay thế phòng ngừa rủi ro, bài nghiên cứu sử dụng tỷ lệ thanh toán nhanh và tỷ lệ thanh khoản để đại diện cho khả năng thanh khoản của Doanh nghiệp.

Cổ tức chi trả hàng năm cho cổ đơng đại diện cho chính sách cổ tức của cơng ty. Để phân biệt giữa công ty cổ phần đại chúng và công ty cổ phần nội bộ,được đánh giá qua dữ liệu của các công ty được niêm yết trên thị trường chứng khốn.

Các thơng tin trên được thể hiện thông qua bảng khảo sát câu hỏi được đưa ra ở phần mục lục cuối bài. Bảng câu hỏi khảo sát được gởi đến các Doanh nghiệp Việt Nam. Tỷ lệ phản hồi là 18% ở lần thứ nhất và 23% ở lần thứ hai. Bảng câu hỏi khảo sát được thực hiện vào cuối tháng 5 năm 2014 đến giữa tháng 8 năm 2014. Năm 2009, Bộ Tài chính đã ra Thông tư 210/2009/TT-BTC yêu cầu các Doanh nghiệp phải công bố thuyết minh báo cáo về quản trị rủi ro. Chi tiết bao gồm cơ chế quản trị rủi ro của Doanh nghiệp, rủi ro tín dụng ( thể hiện chi tiết số dư tài khoản tiền mặt và các đầu tài khoản phải thu và báo cáo tuổi nợ của các khoản phải thu), rủi ro thanh khoản yêu cầu thể hiện số dư phải trả, cũng như các khoản vay dưới dạng cơng thức dịng tiền ràng buộc hợp đồng, rủi ro thị trường tài chính ( tỷ giá, lãi suất, biến động giá cả).

Để đánh giá thực trạng quản trị rủi ro và nhận thức về rủi ro của các Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2014, Bảng khảo sát được gửi đến 512 Doanh nghiệp, tuy nhiên chỉ có 123 các Doanh trả lời đầy đủ, thỏa mãn Bảng câu hỏi khảo sát.

Bảng 3.1. Quản trị rủi ro tại các Doanh nghiệp Việt Nam

Số Doanh nghiệp hoạt động quản trị rủi ro 123

Có quản trị rủi ro tài chính 55

Trong 123 Doanh nghiệp trả lởi khảo sát, có 55 Doanh nghiệp có quản trị rủi ro và 68 Doanh nghiệp không hoạt động quản trị rủi ro tại Việt Nam. Như vậy, số Doanh nghiệp không thực hiện quản trị rủi ro nhiều hơn các Doanh nghiệp không thực hiện quản trị rủi ro. Kết luận trên cho thấy, đến nay mặc dù một số Doanh nghiệp đã nhận thức tầm quan trọng của quản trị rủi ro, thì bên cạnh đó, một số các Doanh nghiệp khác dường như vẫn chưa quan tâm đến hoạt động quản trị rủi ro trong quan trình kinh doanh. Trong thực tế, việc đối phó với hoạt động rủi ro còn phụ thuộc vào người điều hành của Doanh nghiệp. Trên thực tế, có nhiều ý kiến cho rằng các hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào chủ Doanh nghiệp, người điều hành. Nên đây là một trong các nguyên nhân khiến các Doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự quan tâm đến hoạt động quản trị rủi ro.

Bảng câu hỏi khảo sát đưa ra,các Doanh nghiệp Việt Nam có quản trị rủi ro tài chính hay khơng? Và Doanh nghiệp sử dụng loại quản trị rủi ro về giá, quản trị rủi ro về tiền tệ hay quản trị rủi ro lãi suất hay sử dụng kết hợp hai hay ba loại quản trị rủi ro trên.

Rủi ro lãi suất: Các Doanh nghiệp tại Việt Nam ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, họ cịn có thể vay từ các tổ chức tín dụng, thậm chí có trường hợp họ vay từ các tổ chức phi tài chính với lãi suất cao. Trong mối quan hệ tín dụng giữa Doanh nghiệp và ngân hàng, lãi suất cho vay phản ánh chi phí sử dụng vốn mà Doanh nghiệp phải trả cho các tổ chức tài chính. Đối với Doanh nghiệp, lãi suất cho vay là chi phí đầu vào trong quá trình sản suất kinh doanh của Doanh nghiệp. Do đó, sự biến động về lãi suất cho vay trên thị trường đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản suất kinh doanh, trực tiếp tác động đến lợi nhuận của Doanh nghiệp. “Trong tổng số 433 (5,6%) doanh nghiệp ngừng hoạt động thuộc mẫu điều tra, có đến 58,7% doanh nghiệp ngừng hoạt động do khơng tìm được thị trường đầu ra, 24,5% cho là giá cả nguyên vật liệu đầu vào cao, 21,3% doanh nghiệp cho là không vay được vốn, 16,6% doanh nghiệp cho là môi trường kinh tế vĩ mô không ổn định, 15,5% doanh nghiệp cho là hàng tồn kho cao, 5,3% doanh nghiệp cho là không tuyển dụng được

lao động theo yêu cầu (lưu ý: có một số doanh nghiệp lựa chọn 2 hoặc hơn 2 nguyên nhân dẫn tới doanh nghiệp ngừng hoạt động)” Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của Doanh nghiệp năm 2014 ( Website Tổng cục thống kê,http://www.gso.gov.vn/các cuộc điều tra/ doanh nghiệp).

Trong những năm gần đây, do những bất ổn về tài chính, lãi suất cho vay các tổ chức tài chính cũng có nhiều biến động và khơng theo bất cứ quy luật nào. Các định chế tài chính, các nhà cho vay, họ chuyển hướng sang cung cấp các khoản cho vay với lãi suất thả nổi. Những thay đổi về lãi suất có thể tác động đến các khoản thu hoặc các khoản chi phí, thì các Doanh nghiệp quan tâm đến chi phí lãi vay. “Những thay đổi trong lãi suất có thể dẫn đến độ nhạy cảm trong kinh tế”(Sách: Quản trị rủi

ro tài chính,PGS.TS. Nguyễn thị Ngọc Trang, trang 10). Năm 2008 trước sự tác

động của lạm phát, lãi suất cho vay của ngân hàng có thời điểm lên đến 21%/ năm. Từ sau năm 2008 cho đến nay, sau giai đoạn lạm phát, đến thời điểm này, lãi suất cho vay của các tổ chức tuy có giảm nhưng vẫn cịn khá cao, làm các Doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Chính sự biến động bất ổn của lãi suất, nên bắt buộc phải có các công cụ ưu việt hơn để quản trị rủi ro lãi suất như swaptions ( kết hợp quyền chọn và hoán đổi), hợp đồng giao sau áp dụng cho hoán đổi lãi suất,…

Rủi ro về giá: Những năm vừa qua, giá cả nhiều mặt hàng có sự biến động mạnh như giá xăng dầu, giá của các mặt hàng xuất khẩu như café, cao su, cá basa, giá vật liệu xây dựng,…Khi các mặt hàng này biến động, có thể đẩy Doanh nghiệp vào tình trạng thua lỗ nặng nề.

Trong những bất ổn, mặc dù gây ra nhiều tổn thất và phát sinh nhiều vấn đề mới, nhưng nó đã kích thích nhiều cải tiến về tài chính. Thơng qua q trình cải tiến này, các trung gian tài chính đã mở rộng các hoạt động bằng cách cung cấp các sản phẩm quản trị rủi ro. Chính sự biến động về giá cả hàng hóa, mà thị trường tài chính phản ứng lại với rủi ro giá cả bằng cách xuất hiện các công cụ mới, sản phẩm quyền

chọn nhanh chóng ra đời. Các ngân hàng thương mại cũng bắt đầu cung cấp các sản phẩm quản lý rủi ro hàng hóa.

Rủi ro tiền tệ:Trong khi nền kinh tế trong nước đang hướng mạnh về xuất khẩu, rủi ro tỷ giá có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của Doanh nghiệp. Các Doanh nghiệp Việt Nam hầu hết đều hoạt động trong nhiều lĩnh việc liên quan đến xuất khẩu như: sản xuất nông- lâm- thủy sản, chế biến nông- lâm –thủy sản xuất khẩu, sản xuất thủ công mỹ nghệ, xuất khẩu café,… nên chịu tác động khá lớn từ rủi ro tỷ giá. Như khi tỷ giá giảm, đồng tiền Việt Nam tăng, dẫn đến xuất khẩu khó khăn, các Doanh nghiệp thường bị ép giá. Trong trường hợp ngược lại, khi tỷ giá tăng, Doanh nghiệp không những không được hưởng lợi từ chênh lệch biến động tỷ giá mà còn chịu tác động rủi ro từ việc tăng giá ngun vật liệu sản xuất.

Chính vì vậy, thị trường tài chính đã đáp ứng được nhu cầu về quyền tiếp cận nhiều hơn đối với thị trường kỳ hạn bằng cách tạo ra các công cụ quản lý rủi ro như hợp đồng giao sau về tỷ giá, cơng cụ hốn đổi tiền tệ,…

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã quản lý tỷ giá khá chặt chẽ, nên tác động của rủi ro tỷ giá đến các Doanh nghiệp không lớn, trừ một số trường hợp như xảy ra tình trạng khan hiếm ngoại tệ, không đáp ứng kịp thời nhu cầu của các Doanh nghiệp, gây ra một số khó khăn cho Doanh nghiệp Việt Nam.

Bảng 3.2. Thống kê các công cụ quản trị rủi ro mà Doanh nghiệp sử dụng.

Các công cụ quản trị rủi ro DN sử dụng 55

Quản trị rủi ro tài chính ( rủi ro lãi suất, tiền tệ, biến động giá)

13

Quản trị rủi ro tiền tệ 2

Quản trị rủi ro lãi suất 25

Quản trị rủi ro về giá 12

Quản trị rủi ro lãi suất, tiền tệ 2

Quản trị rủi ro giá, tiền tệ 1

Theo Bảng câu hỏi khảo sát được đưa ra, có ba cơng cụ quản trị rủi ro tài chính mà Doanh nghiệp thường sử dụng là quản trị rủi ro lãi suất, quản trị rủi ro tiền tệ và quản trị rủi ro về giá. Các Doanh nghiệp có thể sử dụng kết hợp cả một hay nhiều công cụ quản trị rủi ro tài chính khác nhau. Dựa vào kết quả bảng khảo sát trên cho thấy quản trị rủi ro lãi suất là điều mà các Doanh nghiệp Việt Nam quan ngại nhất, có 25 Doanh nghiệp sử dụng. Tiếp theo là quản trị rủi ro tài chính, có 13 Doanh nghiệp sử dụng cả ba cơng cụ quản trị rủi ro là lãi suất, giá và tiền tệ, và quản trị rủi ro về giá có 12 Doanh nghiệp sử dụng.

Dựa vào kết quả trên cho thấy, quản trị rủi ro lãi suất là điều mà Doanh nghiệp quan ngại nhất, điều này đúng với thực tiễn hiện nay. Vì với tình hình kinh tế vừa qua cho thấy, tuy Ngân hàng Nhà nước đã giảm lãi suất cho vay, để tháo dỡ khó khăn cho các Doanh nghiệp, nhưng vẫn còn ở mức cao. Và lãi suất cho vay ảnh hưởng trực tiếp đến đầu vào nguyên vật liệu, hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp nên quản trị rủi ro lãi suất là điều Doanh nghiệp quan tâm nhất.

Và xếp cuối cùng là quản trị rủi ro tiền tệ, với 2 Doanh nghiệp sử dụng, cho thấy kết quả này phù hợp với thực tế. Bởi vì, trong thời gian vừa qua, chính sách ổn định tỷ giá của các Nhà nước quản lý tốt, tỷ giá ít biến động. Nên các Doanh nghiệp hầu như ít quan tâm đến quản trị rủi ro tiền tệ.

Vì vậy, có thể thấy hiện nay điều các Doanh nghiệp quan tâm nhất trong quản trị rủi ro lãi suất. Quản trị rủi ro tiền tệ, các Doanh nghiệp ít quan tâm hơn cả là do chính sách ổn định tỷ giá của Nhà nước quản lý tốt.

Bảng 3.3. Thống kê độ tuổi của Doanh nghiệp Việt Nam.

Năm thành lập 123 <= 5 năm 49 6-10 năm 37 11-15 năm 21 16-20 năm 5 Trên 20 năm 9

49 Doanh nghiệp được thành lập dưới 5 năm, chiếm tỷ trọng cao nhất, và số công ty thành lập từ 16-20 năm có 5 cơng ty. Điều này, cho thấy các Doanh nghiệp thành lập với thời gian chưa được lâu, để có chỗ đứng trên thị trường thì cần phải có thời gian tạo lập tương đối dài, mà các Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn ‘non, trẻ’ so với các Doanh nghiệp nước ngoài cả về thương hiệu, quy mô,… Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tháng 10 năm 2014, số Doanh nghiệp gặp khó khăn cần giải thể,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động lên quyết định quản trị rủi ro của các doanh nghiệp việt nam (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)