Đánh giá mức độ giải thích của mơ hình hồi quy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cấu trúc vốn và dự báo khả năng lâm vào kiệt quệ tài chính tại các doanh nghiệp việt nam (Trang 46 - 48)

(Nguồn số liệu: tổng hợp từ kết quả trên stata)

Kết quả R2

của bảng 3 cho biết khả năng giải thích của các biến trong cấu trúc vốn tối ưu lên xác suất lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Theo kết quả bảng 3 có thể thấy mơ hình 1 có R2 cao nhất đối với tất cả các ngành. Ngành dầu khí có R2 trong khoảng từ 5.81%-37.14%. Ngành thuỷ sản có R2 trong khoảng từ 1.72%-36.03%. Ngành y tế và thiết yếu giá trị Nagelkerke trong khoảng từ 1.84%-30.34%. Ngành thương mại giá trị Nagelkerke trong khoảng từ 1.38%-35.33%. Ngành vận tải giá trị Nagelkerke trong khoảng từ 0.26%-52.93%. Ngành xây dựng giá trị Nagelkerke trong khoảng 0.91%-26.53%. Ngành sản xuất-kinh doanh giá trị Nagelkerke trong

khoảng 1.4%-15.37%. Cuối cùng, ngành khác giá trị Nagelkerke nằm trong khoảng từ 0.39%-26.87%.

4.2.3 Đánh giá độ chính xác của mơ hình hồi quy

Một cách khác để đánh giá sự phù hợp của mơ hình hồi quy logistics là thông qua bảng Classfication.

Bảng 4. Đánh giá độ chính xác của mơ hình hồi quy

(Nguồn số liệu: tổng hợp từ kết quả trên stata)

Bảng 4 cho thấy mức độ chính xác của mơ hình giữa kết quả thu được từ mơ hình hồi quy và giá trị quan sát trong nghiên cứu. Có thể thấy, trong tất cả các ngành, và các mơ hình thì mơ hình 1 có mức độ phù hợp cao nhất. Điều này có nghĩa là sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận trước lợi ích cổ đơng thiểu số là biến phân loại xác suất lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính tốt nhất khi phối hợp cùng với các thành phần trong cấu trúc vốn tối ưu.

4.2.4 Kiểm định AIC

Một phương pháp khác để củng cố kết quả mơ hình nào là phù hợp nhất, tác giả sử dụng kiểm định AIC

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cấu trúc vốn và dự báo khả năng lâm vào kiệt quệ tài chính tại các doanh nghiệp việt nam (Trang 46 - 48)