2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.4.2.1 Hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế
Với vị trí địa lý khá thuận lợi, nhiều nguồn lực sẵn có tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển dịch CCKT và CCLĐ của huyện Củ Chi. Tuy nhiên, sự chuyển dịch còn chậm chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh vốn có. Q trình chuyển dịch chưa mang tính bền vững giữa các ngành kinh tế và ngay trong nội bộ của từng ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ cũng như nơng nghiệp.
Q trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành khá phù hợp nhưng vẫn chưa
theo kịp so với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong các ngành kinh tế, ngành cơng nghiệp - xây dựng có sự chuyển dịch lao động phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong khi đó lao động ngành nơng nghiêp sự dịch chuyển lao động nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngành thương mại - dịch vụ lại có sự dịch chuyển lao động ngược chiều so với dịch chuyển cơ cấu kinh tế khi tỷ trọng ngành thương mại có sự suy giảm đáng kể nhưng số lượng lao động lại có sự gia tăng.
Sự phát triển T - XH của các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước đ ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế của TP. Hồ Chí Minh nói chung và huyện Củ Chi nói riêng. Về mặt tích cực các địa phương phát triển mạnh các CN sẽ giúp cho TP. Hồ Chí Minh sẽ có nhiều lựa chọn trong việc tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng khai thác tiềm năng và lợi thế của thành phố để phát triển các ngành lĩnh vực mang hiệu quả kinh tế cao chuyển từ các ngành thâm dụng lao động sang các ngành thâm dụng về vốn. Tuy nhiên trong thời gian qua các địa phương phát triển nhanh chóng các CN có nhiều lợi thế so sánh và chính sách ưu tiên trong thu hút đầu tư đ thu hút nguồn lao động từ Thành phố qua đó ảnh hưởng đến sự dịch chuyển lao động theo ngành ở huyện Củ Chi.
Nhiều doanh nghiệp tại các CN ở tỉnh Bình Dương tỉnh Đồng Nai và một số tỉnh khác có chính sách “trải thảm đỏ” để lơi kéo, thu hút hàng ngàn lao động chất xám của TP. Hồ Chí Minh về Tỉnh làm việc (như: trả lương cao xe đưa rước lo ch ăn ở...) dẫn đến thiếu hụt nguồn lao động đặc biệt là lao động chất xám lao động có trình độ
CMKT cao. Tuy nhiên Củ Chi đang gặp phải vấn đề khó khăn trong việc quy hoạch các khu công nghiệp cụm công nghiệp chưa rõ ràng nên gặp vướng mắc trong quy hoạch nơng thơn mới.
Q trình chuyển dịch CCLĐ trong các ngành chưa đạt yêu cầu đặt ra. Tỷ lệ dịch chuyển lao động theo ngành kinh tế còn thấp chưa theo kịp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành chưa đạt yêu cầu các mục tiêu đ đề ra.
Trình độ văn hóa trình độ CM T của lao động huyện Củ Chi còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế - x hội. Tuy nhiên ở Huyện Củ Chi gặp phải vấn đề khó khăn trong đào tạo nghề cho lực lượng lao động của địa phương thường khó khăn trong vận động các lao động tham gia các lớp đào tạo nghề còn đối tượng đang tham gia lao động trong các doanh nghiệp thì thường khơng có thời gian để tham gia học tập. Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao. Đây là một tín hiệu tốt cho sự phát triển kinh tế của Thành phố theo định hướng phát triển theo chiều sâu đổi mới mơ hình tăng trưởng kinh tế. Tuy vậy, số lao động có trình độ CMKT vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của Thành phố, có sự mất cân đối về lao động có trình độ giữa các ngành kinh tế. Số lượng người được đào tạo nghề có tăng nhưng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển và không cân đối giữa các bậc học cao đẳng - đại học tăng nhanh trong khi đào tạo nghề và trung học chuyên nghiệp tăng chậm hơn làm cho cơ cấu lao động theo trình độ càng thêm bất hợp lý. Trên thực tế quy mô đào tạo công nhân kỹ thuật và trung cấp chuyên nghiệp quá nhỏ trong khi quy mơ đào tạo sinh viên trình độ cao đẳng và đại học lớn và đang có xu hướng gia tăng.
2.4.2.2 Hạn chế trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Củ Chi.
- Các thành viên Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã phần lớn đều kiêm nhiệm nên vừa lúng túng triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nơng thơn mới vừa phải hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế xã hội Huyện giao nên khối lượng công việc quá tải ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chương trình.
- Trong sản xuất đ hình thành được các mơ hình sản xuất có hiệu quả nhưng quy mơ cịn nhỏ chưa phát triển được các trang trại lớn và sự lan tỏa của mơ hình cịn
chậm. Nguyên nhân chủ yếu do người nơng dân cịn thiếu vốn để mở rộng sản xuất cũng như phát triển các mơ hình trang trại quy mơ lớn.
- Các cơng trình đầu tư cơ sở hạ tầng có nguồn vốn xã hội hóa (vốn dân, vốn vận động doanh nghiệp…) thực hiện chậm do thiếu nguồn cung nguyên vật liệu (đất đỏ) và ảnh hưởng của thời tiết cũng như nguồn vốn huy động bị hạn chế. Một số cơng trình phải điều chỉnh quy mô, kết cấu, vốn đầu tư và địa điểm do khơng phù hợp với thực tế.
- Trình độ của người lao động trên địa bàn chưa phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.
- Hoạt động bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh xã hội trên địa bàn Huyện vẫn còn nhiều hạn chế do sự phức tạp của tình hình nhập cư lao động từ nơi khác chuyển tới và ý thức của một bộ phận dân cư chưa được cải thiện.
- Tuy huyện Củ Chi có diện tích đất rộng nhưng chất lượng đất chưa tốt chiếm tỷ lệ cao (đất hoang, chua phèn) nên việc tập trung sản xuất sản phẩm nông nghiệp chưa có sản phẩm chủ lực, từ đó khơng tạo được thu nhập tốt cho người dân.
2.4.2.3 Một số vấn đề đặt ra cần giải quyết
Thực tế cho thấy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế trên địa bàn huyện Củ Chi trong q trình xây dựng nơng thơn mới đ có những chuyển biến khá rõ nét, phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xu hướng phát triển kinh tế nói chung của huyện. Tuy nhiên, sự dịch chuyển lao động trong các ngành kinh tế vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra phải giải quyết để góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện ngày càng phát triển, bao gồm:
- Một là, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành có xu hướng tăng về
ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm ngành nông nghiệp, tuy nhiên vẫn chưa bền vững giữa các ngành và trong nội bộ ngành. Nguyên nhân phần lớn do lao động ln có xu hướng nhảy việc sang các khu vực sản xuất có mức thu nhập cao hơn điều kiện lao động tốt hơn. Trong khi đó nơng nghiệp ln được coi là ngành chủ yếu của huyện và có nhiều tiềm năng để phát triển nơng nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao; các ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ mặc dù có mức thu nhập cao,
ổn định nhưng với lao động đang sinh sống tại vùng nông thôn sự dịch chuyển lẫn nhau giữa các nhóm ngành rất dễ xảy ra, làm mất đi sự ổn định và thiếu tính bền vững giữa các ngành. Vì vậy, cần phải có những giải pháp để tránh việc nhảy việc.
- Hai là, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế, các chính sách thu hút lao
động trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận đ thu hút lao động của địa phương chuyển đi, nhất là các lao động có trình độ cao do chế độ đ i ngộ và điều kiện làm việc tốt hơn. Trong khi đó lao động địa phương khác chuyển tới khơng nhiều, do chính sách đ i ngộ thấp hơn thu nhập thấp hơn. Qua đó làm giảm sút lượng lao động có tay nghề, có CMKT ở lại sản xuất trên địa bàn Huyện. Lao động dịch chuyển theo khu vực địa lý như trên đ làm mất sự ổn định trong số lượng lao động của địa phương.
- Ba là, sự dịch chuyển lao động theo ngành kinh tế trên địa bàn Huyện vẫn
chưa tương xứng với sự dịch chuyển của cơ cấu kinh tế. Sự dịch chuyển CCLĐ vẫn chưa thể theo kịp tốc độ tăng trưởng và PTKT của Huyện nguyên nhân là do sự dịch chuyển lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó bản thân người lao động không chịu thay đổi để phù hợp với yêu cầu của nguồn lao động.
- Bốn là, trình độ CM T cũng như chất lượng lao động trên địa bàn Huyện vẫn
còn thấp so với mặt bằng TP. Hồ Chí Minh và các địa phương khác. Mặc dù Huyện đ có các chương trình đào tạo nâng cao tay nghề cho người trong độ tuổi lao động, nâng dần chất lượng giáo dục trung học trên địa bàn Huyện tuy nhiên tỷ lệ lao động được đào tạo vẫn còn thấp chưa đạt yêu cầu đặt ra. Quá trình xây dựng NTM trong giai đoạn tới địi hỏi LLLĐ qua đào tạo cần đạt từ mức 85% trở lên trong đó 40% là lao động nữ. Đây là mục tiêu khá cao so với tỷ lệ hiện nay của Huyện là 58 66% lao động qua đào tạo (trong đó 25% là lao động nữ). Việc vận động người lao động tham gia các lớp đào tạo gặp nhiều khó khăn.
- Năm là, Chương trình nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2016-2020 đ đặt ra nhiều chỉ tiêu mới cao hơn nhiều so với các tiêu chí cũ trong giai đoạn 2011-2015. Đây là thách thức nhưng cũng là mục tiêu quan trọng để các địa phương vùng nơng thơn trong đó có huyện Củ Chi phấn đấu thực hiện thành
cơng. Các chỉ tiêu liên quan đến lao động được địa phương hết sức quan tâm để nâng cao được trình độ lao động địa phương chính sách thu hút lao động có trình độ, phát triển lao động các ngành nghề truyền thống, góp phần đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở địa phương và hồn thành tiêu chí đặt ra đến năm 2020.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Ở Chương 2 tác giả đ phân tích thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành kinh tế trong xây dựng NTM ở Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh từ 2010 đến nay và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. Qua phân tích về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và nguồn tài nguyên thiên nhiên, xã hội của địa phương; tình hình phát triển kinh tế - xã hội và thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động của Huyện Củ Chi gắn với phát triển kinh tế, trong đó nêu bật yếu tố dân số và lao động. Bên cạnh đó cũng phân tích sâu hơn về chuyển dịch CCLĐ theo ngành xét theo quy mô (tỷ trọng trong các ngành) hay xét về chất lượng và yếu tố chuyển dịch cơ cấu lao động tác động đến việc thực hiện chương trình Nơng thơn mới. Qua đó tác giả cũng đánh giá về chuyển dịch CCLĐ theo ngành kinh tế tại Huyện Củ Chi, nêu lên những thành tựu và những mặt hạn chế, nguyên nhân làm cơ sở tiền đề để nêu các giải pháp cho Huyện trong chuyển dịch CCLĐ theo ngành kinh tế gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
CHƯƠNG 3:
QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH KINH TẾ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THƠN MỚI Ở
HUYỆN CỦ CHI - TP. HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025