phương trong nước và bài học kinh nghiệm rút ra
1.3.1- Khái quát tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản của một số địa phương trong nước một số địa phương trong nước
* Chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản Tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản từ năm 2001 đến nay. Trong chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản, Quảng Ninh xác định lấy nuôi trồng là ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản. Với chủ trương đó ni trồng thủy sản đã chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá, tập trung về xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Tốc độ tăng sản lượng hàng năm luôn đạt mức cao từ 12% đến 18%/năm trong cả giai đoạn từ năm 2001 đến nay. Năm 2011, diện tích ni đạt 3.180ha , vượt ngưỡng cho phép là 59%, sản lượng nuôi đạt 7.175 tấn (vượt 79,3%).[17, tr 15].
Các địa phương trong tỉnh đã có sự quan tâm đầu tư xây dựng vùng nuôi tập trung theo quy mô công nghiệp, hiện đại.
chân trắng... về cơ bản đã hoàn thiện và chủ động trong sản xuất. Một số đối tượng nuôi mới như: tôm he, ghẹ xanh, tu hài, cá giò, hầu... bước đầu được nghiên cứu ứng dụng đạt kết quả tốt, ngọc trai….
+ Hình thức ni ngày càng đa dạng, đặc biệt ở các vùng đất chuyển đổi đã thu hút được nhiều doanh nghiệp và hộ nông dân tham gia đầu tư với quy mô lớn. Trong năm 2009 đã thực hiện chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi cá rô phi tập trung với 43 hộ tham gia trên 16 ha mặt nước; năng suất bình quân 12,7 tấn/ha. Tổng sản lượng đạt 202,194 tấn; thu được 240 triệu đồng/ha; lãi bình quân 51 triệu đồng/ha. Các mơ hình ni trồng thủy sản chính là hướng làm giàu bền vững phù hợp với điều kiện thực tế và tiềm năng của tỉnh đem lại hiệu quả thiết thực, giúp người dân phát triển kinh tế gia đình, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp.
+ Chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản là đúng hướng, phù hợp với thực tế, phù hợp với đông đảo nguyện vọng của nhân dân, đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Hiệu quả kinh tế ở những vùng chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản cao hơn hẳn so với canh tác nông nghiệp truyền thống, nhiều nơi giá trị thu nhập từ thủy sản nuôi trồng tăng gấp 4 - 8 lần trồng lúa.
+ Việc sản xuất cung ứng giống thủy sản nước ngọt có tính ổn định cao hơn. Chất lượng con giống được nâng lên rõ rệt hàng năm. Công nghệ sản xuất giống tu hài, hầu biển, cá rô phi lai xa, cá chim trắng, tơm sú, tơm chân trắng cơ bản đã hồn thiện và chủ động trong sản xuất. Một số giống nuôi mới đang được nghiên cứu ứng dụng, bước đầu đạt kết quả tốt như ốc nhảy, điệp quạt. Hiện, tỉnh có 14 trại sản xuất giống, trong đó có 9 trại sản xuất tôm giống, 5 trại sản xuất giống nhuyễn thể với sản lượng năm 2009 là 208 triệu con tơm giống, trong đó: tơm he chân trắng 230 triệu, tôm sú 50 triệu con; giống cá nước ngọt 105 triệu con, cá biển 1 triệu con, giống ngọc trai 60 triệu con, giống thủy sản khác 64 triệu con. [17, tr 15]
+ Từ sản xuất, nuôi trồng đã thúc đẩy một số ngành dịch vụ đi kèm, trong đó có Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quảng Ninh tại Móng Cái mới đi vào hoạt động có cơng suất 60 tấn/ngày, tạo động lực cho bà con n tâm ni trồng và góp
phần nâng cao giá trị hàng xuất khẩu thủy sản.
+ Thị trường đầu ra cho ni trồng thủy sản nói riêng và ngành thủy sản của Quảng Ninh nói chung, gồm: Thị trường trong nước: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang và các tỉnh Tây Bắc. Thị trường nước ngồi đó là: Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…
Từ sự nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản của Quảng Ninh đã rút ra bài học đó là: Xác định ngành kinh tế mũi nhọn cho quá trình chuyển dịch, từ đó đưa ra đồng bộ các gải pháp để thực hiện, trong đó phát huy nguồn lực trong dân đã góp phần quan trọng cho sự thành cơng trên.
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản Tỉnh Quảng Ngãi
Quảng Ngãi là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực khai thác, phát triển kinh tế biển, sản lượng khai thác bình quân trên 100.000 tấn/năm, với hơn 5.630 chiếc tàu đánh cá, tổng công suất 540.000CV và trên 4 vạn lao động trực tiếp sản xuất trên biển.
Tỉnh Quảng Ngãi trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản đã xác định lấy ngành khai thác làm ngành kinh tế mũi nhọn cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thủy sản của tỉnh.
Chính sách hỗ trợ của tỉnh để phát triển nghề khai thác: Trên cơ sở của Quyết định số 32/2007/QĐ-UBND ngày 22/10/2007, tỉnh đã hỗ trợ cho nhiều ngư dân vay vốn để đóng mới tàu thuyền đáp ứng niềm mong mỏi của ngư dân. Từ đó, tàu cơng suất lớn cứ dần tăng lên, tàu công suất từ 50 CV - 90 CV, 100 CV - 250 CV khá nhiều, ở tỉnh cịn có tàu đánh cá cơng suất lên đến 400 - 450 CV. Trong giai đoạn 2006 - 2010, ngư dân đã đầu tư đóng mới, cải hốn, nâng cấp tàu thuyền lên đến 5.622 chiếc, với tổng công suất ước đạt 480.000 CV/305.000 CV (hơn 157%).
Phát triển cơ sở hạ tầng. Tiến hành quy hoạch xây dựng 5 cơ sở hạ tầng cảng, thông luồng và vũng neo đậu tàu thuyền. Trong đó có 3 cơ sở bước đầu đã phát huy tác dụng. Theo thống kê, trong 5 năm qua Quảng Ngãi đã đầu tư tổng thể khoảng hơn 584,5 tỷ đồng/686,7 tỷ đồng để phát triển kinh tế thủy sản. Nhờ đó cơ sở hạ tầng nghề cá ngày một cải thiện tạo điều kiện cho bà con ngư dân đánh bắt,
nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao.
Những năm qua ngoài vùng ngư trường đánh bắt ở Hoàng Sa, Trường Sa, một số ngư dân đã hợp đồng sang đánh bắt ở các vùng biển nước bạn Philippin, Malaysia.
Phát triển mơ hình nghề cá nhân dân. Từ những năm 2000, các tàu cá Quảng Ngãi đã bước đầu hình thành (tự phát) các tổ, đội sản xuất trên biển theo nguyên tắc “ba cùng”: cùng địa phương, cùng nghề và cùng ngư trường khai thác. Đây là việc làm cần thiết của ngư dân để hỗ trợ nhau lúc khó khăn và tiết kiệm chi phí khai thác. Sự hình thành các tổ, đội này đã mang lại những lợi ích thiết thực, góp phần hỗ trợ nhau trong khai thác; ứng cứu kịp thời khi thời tiết nguy hiểm, tai nạn trên biển, giảm chi phí sản, tạo tiền đề cho việc hình thành và phát triển hình thức quản lý khai thác mới, sẵn sàng giúp nhau trong quá trình chuẩn bị, đánh bắt, tiêu thụ sản phẩm, chia sẻ thông tin, áp dụng các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại phù hợp với điều kiện sản xuất; đồng thời góp phần triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chủ động xây dựng phương án phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai...
Thực hiện chính sách khuyến ngư, bên cạnh đầu tư trực tiếp về tiền của để xây dựng cở sở hạ tầng, tỉnh đã hỗ trợ kỹ thuật cho ngư dân làm ăn. Thơng qua chương trình khuyến ngư, Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư tỉnh tổ chức 190 lớp tập huấn với 8.800 lượt người tham dự và triển khai thực hiện 80 mơ hình khuyến ngư tỉnh, đào tạo trên 2.500 thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên.
Đi đôi với việc khai thác đánh bắt ở biển khơi, dọc dài ven biển, tỉnh đã quy hoạch để thực hiện các dự án ni tơm. Từ năm 2009 - 2011, đã có 5 dự án nuôi tôm ven biển đạt hiệu quả. Tuy mỗi dự án hiện chỉ thực hiện được 1/3 - 1/2 diện tích quy hoạch nhưng nhờ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật ni nên đã cho hiệu quả rõ rệt. Mỗi ha đạt bình quân từ 8 - 16 tấn/ha/vụ. Cá biệt như dự án nuôi tôm trên cát thuộc xã Đức Chánh (Mộ Đức) đạt 17 tấn/ha/vụ.
Trong những năm qua, nghề nuôi trồng thủy sản đã đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Tổng diện tích ni trồng ước đến năm 2010 gần 2.100 ha (đạt 102%),
sản lượng hơn 7.600 tấn hải sản, vượt 21% so với kế hoạch.
Khi khai thác và ni trồng phát triển thì cũng kéo theo các cơ sở mua bán thủy hải sản hoạt động, giải quyết hàng ngàn công lao động trên bờ ở các địa phương và các nhà máy chế biến thủy sản mang tính quy mơ cơng nghiệp.
Bài học rút ra từ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản ở Quảng Ngãi đó là: Lựa chọn ngành mũi nhọn cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, biết tận dụng và phát huy thế mạnh những lợi thế để thúc đẩy ngành kinh tế mũi nhọn phát huy hơn nữa. Sự hỗ trợ kịp thời về vốn và chính sách của chính quyền địa phương để tháo gỡ khó khăn cho ngành kinh tế mũi nhọn, đặc biệt là kết hợp giữa sự hỗ trợ của chính quyền là sự phát huy nhân tố nội lực của nhân dân qua chủ trương 3 cùng. Bên cạnh việc tập trung phát huy thế mạnh của ngành mũi nhọn, là cũng cần có sự hỗ trợ và phát triển các các ngành khác trong cơ cấu ngành để quá trình chuyển dịch được diễn ra nhanh và mạnh mẽ.
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản Tỉnh Cà Mau
Trên cơ sở những thuận lợi về tự nhiên so với cả nước, tỉnh Cà Mau đã phát triển thủy sản trên cả ba ngành là nuôi trồng, chế biến và khai thác. Chọn thủy sản là kinh tế mũi nhọn của q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, Cà Mau đã định hướng chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp: từ nông - lâm –
ngư sang ngư - nông - lâm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế thủy sản trong cơ cấu nông-lâm-thủy sản tương ứng là 20,4% - 4,6% - 75%. Nhằm phát huy lợi thế so sánh, chọn thủy sản làm mũi nhọn đột phá, trong đó chọn con tôm là sản phẩm xuất khẩu chủ lực; mơ hình kết hợp nơng nghiệp - thủy sản; lâm nghiệp - thủy sản, kết hợp nông - lâm - ngư áp dụng trên quy mô lớn đạt hiệu quả kinh tế cao hơn các thời kỳ trước, toàn tỉnh hiện có diện tích ni thủy sản chiếm 31%, sản lượng tôm nuôi chiếm 30%, kim ngạch xuất khẩu chiếm 20% so của cả nước.
- Về nuôi trồng thủy hải sản: Ngành nuôi tôm xuất khẩu đã trở thành một ngành sản xuất hàng hóa năng động, thành phong trào quần chúng rộng lớn, nhất là từ năm 2001 được chính quyền cho phép chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ nông - lâm - ngư sang ngư - nông – lâm, cơ cấu ngành thủy sản của tỉnh đến 2011là: tổng diện
tích ni trồng 282.404 ha, trong đó 240.834 ha ni tơm, với các loại hình chính là: tôm-lúa 72.000-82.000 ha; tôm-vườn 8.500 ha; chuyên tôm dạng sinh thái 110.334-119.334 ha; tôm-rừng 30.000 ha; tôm công nghiệp tập trung 7.000-7.500 ha; tơm cơng nghiệp quy mơ gia đình 3.000-3.500 ha. Nghề nuôi tôm sú Cà Mau năm 2011 đã đạt tổng sản lượng tôm nuôi 258.509 tấn.[24, tr 15]
- Đẩy mạnh áp dụng ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào
sản xuất tôm giống, tạo điều kiện thuận lợi cho ni trồng thủy sản phát triển và q
trình chuyển dịch cơ cấu nuôi trồng thủy sản. Cà Mau đã nghiên cứu, ứng dụng thành công một số giống mới phục vụ chuyển dịch cơ cấu, vật nuôi trong tỉnh. Sản phẩm chủ yếu là các giống có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với đặc điểm các tiểu vùng sản xuất thủy sản. Sự kết hợp giữa khoa học - công nghệ mới với đặc điểm tự nhiên của từng vùng biển của địa phương, thảm thực vật và hệ động vật phong phú, của Cà Mau đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Kết quả là Cà Mau đã vươn lên từ chỗ phụ thuộc chủ yếu vào nguồn tôm giống du nhập, nay đã tự cung ứng được trên 50% giống cho nuôi trồng thủy sản. Một hệ thống sản xuất giống được phát triển, từ 438 trại sản xuất 1,5 tỷ con sú giống vào năm 2000; tăng lên 905 trại, sản xuất 8 tỷ con giống, đáp ứng 74,5% tổng nhu cầu tôm giống vào năm 2011.
- Về chế biến xuất khẩu thủy sản. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và tiềm năng thủy sản to lớn, đa dạng để phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần đẩy mạnh cơng cuộc CNH, HĐH, đưa kinh tế từng bước hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, chế biến xuất khẩu 170.443 tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu 730 triệu USD năm 2011. Do các nhà máy tăng cường đổi mới thiết bị công nghệ, dây chuyền sản xuất tiên tiến, từ đó mức độ tham gia thị trường rộng và chuyên sâu hơn, sản xuất được nhiều mặt hàng giá trị gia tăng. Đây là thành tựu lớn, khẳng định vai trị ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chất thúc đẩy các ngành nghề và kinh tế xã hội tỉnh phát triển. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là: Mỹ, Nhật, Thị trường chung Châu Âu, Úc, Canada, Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc
phú nhất - lĩnh vực khai thác biển, tỉnh đã tổ chức lại hoạt động khai thác theo hướng giảm chi phí, nâng cao hiệu quả gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cảng cá, khu neo đậu tránh, trú bão; phát triển mạnh các dịch vụ hậu cần nghề cá. Số lượng tàu thuyền khai thác biển hiện có 5.335 chiếc, với tổng cơng suất 382.714 CV.
- Chú trọng đến đầu tư xây dựng cảng cá để phục vụ cho công tác khai thác, hệ thống dịch vụ phục vụ nuôi trồng thủy sản cũng không ngừng lớn mạnh với nghề nuôi tôm. Hiện nay, tồn tỉnh có trên 300 cơ sở kinh doanh thuốc thú y, thức ăn thủy sản, bước đầu cung ứng kịp thời các yêu cầu sản xuất của nông dân. Hệ thống thu mua nguyên liệu thủy sản cùng phát triển mạnh, với hơn 750 cơ sở có đăng ký và hàng trăm phương tiện thu gom, góp phần kết nối giữa người ni tơm với các xí nghiệp chế biến xuất khẩu.
Bài hoạc rút ra tư mơ hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản của Cà Mau là. Từ những lợi thế có được từ tự nhiên, xác định thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế ngành nơng nghiệp, tư đó tập trung phát triển trên cả 3 lợi thế có được của thủy sản là nuôi trồng, chế biến, khai thác. Trong 3 phân ngành này, lại xác định sản phẩm mũi nhọn, ở đây là đối tượng tơm sú. Kết hợp nhiều mơ hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, trong đó thủy sản vẫn được xác định là ngành mũi nhọn trong cơ cấu ngành nông nghiệp.