Các tác phẩm văn học khác trong giai đoạn này

Một phần của tài liệu Khảo sát điền dã văn học người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 36 - 42)

Mai hoa nữ 梅花女 của tác giả Húc Như 旭如 do Nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh và Báo Giải

Phóng Hoa văn xuất bản năm 1989.

Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của tác giả người Hoa sáng tác, mô tả khá sinh động và chân thật những sinh hoạt, số phận các nhân vật chủ yếu là người Hoa. Bối cảnh tác phẩm là sau cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của cả dân tộc và bước đầu xây dụng Chủ nghĩa xã hội. Tiểu thuyết này đã từng được đăng trên báo Giải Phóng Hoa văn nhiều kỳ trong năm 1986, 1987.

Hình 7: Mai hoa nữ

Hành trình tự tại” 潚灑旅程 – Lâm Yến Huê (Hoa) 林燕華 : Lâm Yến

Huê hay còn gọi là Lâm Trích Hiền, sinh năm 1936 ở làng Diên An, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng (淩臻) của Việt Nam. Bút danh của bà: Hải Yến, Thanh Sơn, Lục Thủy, Lưu Thủy, Sơn Xuyên,… nguyên tịch ở làng Tỉnh Châu huyện Nhiêu Bình, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Bà từng đảm nhận các công việc thợ dệt, y tá, giáo viên, dịch báo, ký giả, biên tập, Ủy viên thường vụ của Hội Phụ nữ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em…

Hiện tại bà là chủ tiệm sách Bồi Trí ở Quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh, là thành viên của Tầm Thanh thi Xã. Bà là người yêu thích văn nghệ, vũ đạo, du lịch và viết lách, từng được xem là cây bút cừ khôi của trang Văn nghệ của Báo Sài Gòn giải phóng.

Tuyển tập gồm ba phần chính: tản văn, tin tức và du lịch nhưng chủ yếu được chia thành hai phần chính: phần tản văn gồm những bài hồi ký viết về cuộc sống bản thân cô và những hoài bão lý tưởng, những gian truân mà cô gặp phải và quá trình rèn luyện trưởng thành, hai là phần tập họp những bài du ký tả những cảnh đẹp mà cô đã đi qua và cảm nhận. Sách được Nhà xuất bản Thế Giới xuất bản năm 2009.

Thái văn tập 采文集 , Tập gồm 61 bài tản văn của 37 tác giả của Chợ

lớn, được Chi hội văn học Hoa văn thuộc hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh biên soạn, Nhà xuất bản Thế Giới, năm 2007.

Chợ Lớn xưa và nay堤岸今昔

Tác giả Lưu Vi An劉爲安, sinh năm 1939 tại Thành phố Bạc Liêu, nguyên tịch là người Cao yêu 高要tỉnh Quảng Đông 廣 東. Ông là người có lòng yêu mến văn học, hiện đang công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Trưởng Hội Văn học Hoa văn. Tập tản văn Chợ Lớn xưa và nay gồm có 58 bài tản văn viết về Chợ Lớn với những tâm

tư cảm xúc và những kỷ niệm của bản thân ở “quê hương thứ hai” này. Hình 9: Chợ Lớn xưa và nay

Chúng tôi đến gần với nhau我們走得斋近斋近 là tuyển tập thơ văn của

tác giả Dương Địch Sanh 淩迪生. Dương Địch Sanh (hay còn gọi thân mật là anh Kỳ lân) là phóng viên được báo Sài Gòn Giải Phóng Hoa văn cử đi đào tạo ở Trung quốc. Trong thời gian học tập và sau khi về nước Địch Sanh đã nhiều lần bày tỏ tình yêu thương như anh em một nhà của các bạn sinh viên, đặc biệt là những sinh viên Trung Quốc dành cho lưu học sinh việt Nam. Để ghi lại những

kỷ niệm khó quên ấy, Địch Sanh đã tập hợp những bài viết của mình và những người bạn xuất bản thành tập truyện ngắn. Nhà xuất bản Trẻ xuất bản năm 2004.

Bước lên bến đò cuộc đời 踏上人生的渡口 của tác giả Lý Vĩ Hiền 李

偉賢 gồm 14 bài tản văn tất cả được viết từ năm 2001 đến năm 2009, và được xuất bản năm 2009. Lý Vĩ Hiền bút danh là Hoàn Vũ 淩宇, nguyên tịch Đông Hoàn 東莞 , Quảng Đông 廣東, sinh năm 1981 tại Thành phố Hồ Chí Minh là một cây bút trẻ đầy tiềm năng. Hiện Lý Vĩ Hiền đang là ký giả Báo Sài Gòn Giải Phóng Hoa văn. Đồng thời là tác giả cuốn thơ tự do

Năm tháng đốt cháy 燃燒的歲月 được

Nhà Xuất bản Thế Giới xuất bản cùng

năm 2009

Hình 10: Bước lên bến đò cuôc đời

Thơ mới Chợ Lớn 詩的盛宴 gồm 210 bài thơ của 39 tác giả của Chợ Lớn như Lý Vĩ Hiền, Dư Vấn Canh, Triệu Minh, Quá Khách, Học Minh, Trần Quốc Chính, Lưu Vi An, Kha Thi Kiệt, Thu Mộng, Lê Quán Văn,… Tuyển tập thơ được nhà xuất bản Thế giới liên kết với Chi hội Văn học Hoa văn xuất bản năm 2009.

Ngoài ra trong giai đoạn này còn có tập:

Trở về 斋旋, tập thơ của 4 tác giả Lê Quán Văn, Húc Lâm, Bỉnh Hoa và

Lạc Văn Lương, Nhà xuất bản thế giới 2008.

Thơ Tạ Chấn Dục謝振煜的詩được hoàn thành và xuất bản năm 1993.

Tản văn Văn học Việt Hoa 散文作品gồm 64 bài tản văn của các tác giả Hoa ở chợ Lớn, được Nhà xuất bản Thế Giới xuất bản năm 2007;

Văn học Hoa văn Việt Nam 越南華文文學 , đây chính là Đặc san Văn

học nghệ thuật Hoa Việt của các tác giả Chợ lớn, các tác giả được dự Hội nghị

văn học Hoa văn thế giới ở các nơi. Tính đến thời điểm chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này, Văn học Hoa văn Việt Nam đã có được 7 tập san.

PHẦN IV

KẾT LUẬN

Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa giáo dục càng ngày càng được quan tâm, bên cạnh đó đời sống tinh thần cũng được chú ý nhiều hơn. Việt Nam ta có hơn 50 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có một màu sắc văn hóa riêng, trong số đó thì người Hoa có đời sống tinh thần gần người Kinh nhất, nhiều khi vốn văn hóa của người Hoa và Việt hòa lẫn vào nhau trong đó có cả văn học. Thế nhưng cùng với việc sử dụng chữ quốc ngữ bằng mẫu tự Latinh, văn học Hoa văn ngày càng mờ nhạt trong văn đàn văn học Việt Nam và càng ngày càng tách ra khỏi nhau. Văn học Hoa văn có hướng đi của mình, dù ở trên đất nước Việt Nam nhưng vẫn sử dụng chữ Hán, tiếp thu và phát triển văn học hiện đại theo hướng riêng. Thời nay không mấy người Việt quan tâm tới văn hóa đọc viết của người Hoa vì lý do cách biệt ngôn ngữ, và do nhiều nguyên nhân khác như chiến tranh loạn lạc… số tác phẩm văn học Hoa văn cũng không còn nhiều. Nhiều tác phẩm chỉ còn tên chứ không có sách, ngay cả chính nhiều người Hoa cũng không quan tâm tìm hiểu hoặc không có điều kiện tìm hiểu. Trong những năm gần đây, văn học hoa văn được chú ý đến nhiều, có thể xem là đang được phát triển.

Qua quá trình khảo sát các tác giả tác phẩm văn học Hoa văn, chúng tôi đã cố gắng sưu tầm lại các tác phẩm văn học Hoa văn trong khả năng của mình. Chúng tôi đã tìm thấy số lượng tác phẩm tương đối. Trong giai đoạn văn học Hoa văn trước khi Pháp đánh chiếm miền Nam, các tác phẩm được thể hiện dưới hình thức thi tập, văn tập kèm theo lời bạt, chỉ còn thấy:

ST T

Tác giả Tác phẩm Hiện trạng

1 Trịnh Hoài Đức Cấn Trai thi tập, 327 bài Đã bị rách nát 2 Ngô Nhân Tĩnh Thập Anh đường thi tập, 187 bài

Thập Anh văn tập, 187 bài

Còn 3 Lê Quang Định Hoa Nguyên thi thảo, 77 bài Còn 4 Trương Hảo Hợp Mộng Mai đình thi thảo, 170 bài Còn T/c 4 tác giả 4 tập thơ, 761 bài

Bảng thống kê tác phẩm tác giả của văn học Hoa văn trước khi Pháp đánh chiếm miền Nam

Các tác giả tác phẩm văn học Hoa văn từ những năm 40 đến những năm đầu thập niên 70 về hình thức thể hiện có thêm hình thức báo, nhiều thể loại như : thơ, phú, vịnh, tản văn, tiểu thuyết. Số lượng tác giả tác phẩm văn học Hoa văn trong giai đoan này tương đối nhiều, phát hiện 16 văn tập, thi tập và tiểu thuyết song tìm được văn bản thì mới chỉ có 50% trong số đó cũng đã có đến trên 50 tác giả với hơn 1000 bài thơ phú vịnh cùng một số tiểu thuyết.

Văn học Hoa văn từ sau 1975 đến nay cùng với sự phát triển của thông tin liên lạc mà hình thức thể hiện khá phong phú, không chỉ có văn tập thi tập, đăng báo mà còn có các tạp chí, các đặc san văn học, các diễn đàn…. Số lượng tác giả cũng khá nhiều: trên 80 tác giả. Các tác phẩm trong giai đoạn này còn tiềm năng rất lớn bởi ngoài những tác giả có tên tuổi của giai đoạn trước tái cầm bút thì nay cũng đã có lực lượng sáng tác mới, trẻ. Số tác phẩm chúng tôi đã sưu tầm được là 10 tập thơ và 9 tập tản văn và tiểu thuyết. Ngoài ra còn có những bài thơ, văn, phê bình bình luận văn học được đăng trên các tập san của Văn học Hoa văn.

Nhìn chung, văn học Hoa văn cũng đã có những nổ lực nhất định để phát triển qua từng thời kỳ, song cũng cần có những đóng góp, quan tâm hơn từ phía chính quyền, cơ quan văn hóa nhà nước. Chẳng hạn như:

- Đưa văn học Hoa văn vào nhà trường với tư cách là một nhánh của văn học Việt Nam.

- Có những chính sách để tiếp tục thu thập những tác phẩm Hoa văn đã mất lưu lạc trong cộng đồng người Hoa và bảo tồn những di sản ấy để góp phần làm phong phú vốn tinh thần của cộng đồng người Hoa.

Bên trên là những đóng góp của nhóm làm đề tài với hy vọng có thể làm giàu thêm vốn văn hóa tinh thần của dân tộc Việt nói chung và cộng đồng người Hoa nói riêng. Mặt khác cũng mong đề tài có thể là tư liệu cho những cá nhân tập thể quan tâm với văn học Hoa văn.

Một phần của tài liệu Khảo sát điền dã văn học người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w