Gợi ý chính sách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của tài chính vi mô đối với thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình tại vùng trung du miền núi phía bắc việt nam (Trang 80 - 82)

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

5.2Gợi ý chính sách

đặc biệt là thu nhập từ các hoạt sản xuất phi nơng nghiệp. Do đó, cần gia tăng khả năng tiếp cận TCVM cho hộ gia đình ở khu vực nơng thơn, để có thể phát huy hơn nữa vai trị của nó trong sự nghiệp hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn. Qua kết quả nghiên cứu tác giả xin đề xuất một số giải pháp có thể giúp hoàn thiện thị trường TCVM

- Kết hợp cung cấp sản phẩm tài chính và phi tài chính: Các dịch vụ hỗ trợ giúp khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính tốt hơn. Theo cách tiếp cận tổng hợp, các TCTCVM có thể lựa chọn một hoặc một số nhóm dịch vụ hỗ trợ như: nhóm dịch vụ phát triển doanh nghiệp (đào tạo kinh doanh, sản xuất, marketing), nhóm dịch vụ trung gian xã hội (đào tạo quản lý, tính liên kết, nâng cao năng lực xã hội)… Đặc biệt, với khách hàng vay vốn trong khu vực nông thôn, các dịch vụ khuyến nông lâm ngư, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng các dịch vụ tài chính cho khách hàng, giúp cho khách hàng gắn bó trung thành đối với tổ chức.

- Mở rộng chương trình tiết kiệm vi mô: Khi so sánh sự khác biệt giữa nhóm trong nghiên cứu, tác giả nhận thấy các hộ gia đình thuộc nhóm tham gia TKVM có mức thu nhập và chi tiêu cao hơn so với nhóm hộ khơng tham gia. Trong thực tế, các khoản vay tín chấp ở khu vực nông thôn chỉ áp dụng đối với các hộ gia đình nghèo vay thơng qua chương trình của NHCSXH, và các khoản vay này có giá trị thường nhỏ chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển nơng nghiệp. Do đó, để cải thiện khả năng tiếp cận chương trình tín dụng các ngân hàng cần xây dựng nhiều chương trình TKVM linh hoạt để thu hút các hộ gia đình, bên cạnh đó sẽ có các chương trình tín dụng ưu đãi đối với những hộ đã tham gia TKVM.

- Kết hợp tài chính vi mơ với các chương trình đào tạo, nâng cao năng lực lớn

và các chương trình tạo việc làm đa dạng: Để có sự thay đổi về cơ cấu thu nhập, tài

chính vi mơ cần đi kèm với các chương trình đào tạo, nâng cao năng lực lớn và các chương trình tạo việc làm đa dạng. Hơn nữa, sự thay đổi cơ cấu thu nhập còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế khách quan. Do vậy, các chương trình này là rất cần thiết nhằm giúp khách hàng tài chính vi mơ có thể sử dụng vốn hiệu quả hơn với chi

phí thấp hơn. Đây cũng chính là cơ hội để các khách hàng nâng cao năng lực thông qua đào tạo, tăng cường vị thế của người nghèo, người thu nhập thấp trong xã hội, giảm bất bình đẳng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của tài chính vi mô đối với thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình tại vùng trung du miền núi phía bắc việt nam (Trang 80 - 82)