Phân tích SWOT Bộ phận một cửa của UBND huyện Đức Phổ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá quy định thực hiện cơ chế một cửa trong quá trình cung ứng dịch vụ hành chính công tại UBND cấp huyện , tình huống UBND huyện đức phổ (Trang 30 - 33)

Chương 4 TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ĐIỂM TẠI BỘ PHẬN MỘT CỬA

4.1. Phân tích q trình cung ứng DVHCC tại Bộ phận một cửa của UBND huyện Đức

4.1.2. Phân tích SWOT Bộ phận một cửa của UBND huyện Đức Phổ

Điểm mạnh

Nhân lực: cán bộ-công chức làm việc ở Bộ phận một cửa có độ tuổi trung bình

khoảng 30-40, nên dễ dàng nắm bắt, xử lý công việc hiệu quả.

Khả năng sử dụng các nguồn lực: đều tốt nghiệp đại học và trẻ tuổi nên có khả

năng sử dụng máy tính và các trang thiết bị hiện đại khác trong quá trình tác nghiệp, giải quyết hồ sơ công việc.

Kinh nghiệm: hầu hết cán bộ-công chức làm việc ở Bộ phận một cửa được lựa chọn

những người hồn thành xuất sắc cơng việc chun mơn ở các phịng, đơn vị nên có nhiều kinh nghiệm thụ lý, giải quyết hồ sơ công việc tốt.

Năng lực hoạt động: cung cấp đầy đủ được các dịch vụ hành chính cơng thiết yếu,

người dân có nhu cầu sử dụng lớn, như lĩnh vực tài ngun-mơi trường, chính sách xã hội, cơng chứng, chứng thực, cấp phép xây dựng, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Điểm yếu

Cơ cấu tổ chức: cán bộ-công chức hoạt động kiêm nhiệm với cơ chế song trùng

quản lý, nên độ trách nhiệm thấp, tính gắn kết lợi ích thấp nên kết quả công việc của công

28

chức ở Tổ tiếp nhận và trả kết quả chưa cao. Mức phụ cấp 200.000 đồng/người/tháng là quá thấp, chưa khuyến khích29.

Về nhân lực: cán bộ-cơng chức bị tách rời khỏi những công cụ bổ trợ cần thiết phục

vụ cho công việc, hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới hỗ trợ của đồng nghiệp nên đơi khi cịn túng lúng, hướng dẫn chưa rõ ràng về thủ tục hành chính cho người dân làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện.

Về hệ thống đo lường và đánh giá: chưa có hệ thống đo lường và đánh giá kết quả

thực hiện công việc khoa học, đánh giá chủ yếu dựa trên những tiêu chí chung chung theo mẫu đánh giá cán bộ-công chức cuối năm. Điều này làm giảm tính chính xác trong đo lường và đánh giá kết quả hoạt động của Bộ phận một cửa. Không tạo được sức ép hồn thành cơng việc với hiệu quả cao lên cán bộ-công chức.

Hiệu quả hoạt động: cơ sở vật chất còn thiếu, trang thiết bị lạc hậu; chưa xây dựng

được cơ sở dữ liệu về dịch vụ hành chính; chưa áp dụng các phương thức truy cứu hồ sơ hành chính tự động như bằng điện thoại, tin nhắn, website; chưa có quy trình kiểm sốt nội bộ; cán bộ-công chức thiếu kỹ năng giao tiếp.

Cơ hội

Về vị thế: sự cam kết thực hiện của trung ương, tỉnh trong việc tiếp tục thực hiện và

nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa; cộng với sự ủng hộ của người dân; trình độ dân trí tăng, nhu cầu xã hội lớn; khoa học quản lý cơng phát triển nên có nhiều mơ hình hiệu quả để lựa chọn ứng dụng; cơng nghệ thông tin phát triển và kinh nhiệm cải cách của của địa phương khác.

Về nhu cầu dịch vụ một cửa: với sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương làm

phát sinh nhiều giao dịch trong xã hội, nên nhu cầu sử dụng dịch vụ hành chính cơng ở Bộ phận một cửa ngày càng cao.

Về nguồn lực thực hiện: hiện nay trung ương và tỉnh kế hoạch hỗ trợ cấp huyện

triển khai một cửa hiện đại, như hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà làm việc Bộ phận một cửa, mua sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động.

Thách thức

Về chính sách, quy định của pháp luật: những khiếm khuyết của mơ hình một cửa

cấp huyện chưa được trung ương và tỉnh giải quyết.

Thu hút nhân lực: sự cạnh tranh với các tổ chức khác trong tuyển dụng lao động

giỏi do hạn chế về môi trường làm việc, phụ cấp, khen thưởng.

Về nguồn lực: nguồn lực ngân sách địa phương có phần hạn chế trong việc đầu tư

cở sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cần thiết để nâng cao chất lượng dịch vụ.

Sự hài lòng của người dân: do trình độ dân trí ngày càng cao nên yêu cầu chất

lượng dịch vụ hành chính cơng ngày càng cao.

Hộp 2. Những yếu tố tác động đến việc cung ứng DVHCC tại Bộ phận một cửa

Thứ nhất, mục tiêu hướng đến của cơ quan HCNN. Đây chính là sự cam kết của của

cơ quan HCNN trong việc cung ứng DVHCC cho người dân. Căn cứ vào mục tiêu này mà các cấp chính quyền phân bổ nguồn lực, bố trí cán bộ công chức và thể chế thành quy định để triển khai thực hiện.

Thứ hai, số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ-công chức làm công tác cung ứng

DVHCC. Nếu cán bộ-cơng chức có năng lực, đạo đức, trách nhiệm thì sẽ giải quyết tốt công việc cho tổ chức, cơng dân, đem lại sự hài lịng cho người dân.

Thứ ba, hạ tầng cơ sở, phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc cung ứng DVHCC.

Phòng làm việc được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại sẽ hỗ trợ cho cơng chức tác nghiệp nhanh chóng, dễ dàng sẽ phục vụ tốt nhu cầu của người dân. Phòng tiếp dân rộng rãi, thoáng mát sẽ tạo cảm giác thoải mái cho người dân đến làm việc với cơ quan nhà nước.

Thứ tư, quyết tâm chính trị và nhận thức của lãnh đạo. Sự quyết tâm cộng với nhận

thức mạch lạc, rõ ràng về mục tiêu, trách nhiệm trong việc cung ứng DVHCC cho người dân thì chất lượng dịch vụ sẽ nâng cao.

Thứ năm, cơ chế kiểm tra, giám sát. Quá trình cung ứng DVHCC là quá trình cơ

quan HCNN sử dụng quyền lực công để giải quyết công việc cho tổ chức và công dân. Do vậy, cần phải thiết lập cơ chế giám sát, kiểm tra để tránh sự tuỳ tiện trong q trình sử dụng quyền lực cơng, mặt khác qua hoạt động này cũng kiểm soát được chất lượng dịch vụ theo mục tiêu đã đặt ra.

Nguồn: Nguyễn Thị Kim Quyên (2011, tr. 14)

*Nhận xét chung

Từ trung ương đến huyện, các cấp chính quyền đều tuyên bố, cam kết hướng đến mục tiêu: thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật; công khai thủ tục hành

chính, mức thu phí, lệ phí, giấy tờ, hồ sơ và thời gian giải quyết công việc; bảo đảm giải quyết cơng việc nhanh chóng, thuận tiện, đáp ứng yêu cầu giải quyết công việc của tổ chức và công dân một cách tốt nhất về số lượng, chất lượng.

Biện pháp thực hiện: trung ương ban hành văn bản yêu cầu các cấp từ tỉnh xuống huyện triển khai áp dụng CCMC, trong có hướng dẫn, quy định trách nhiệm, thời gian của từng cấp chính quyền trong việc triển khai thực hiện CCMC, từ việc tổ chức thành lập, bố trí cán bộ, trang thiết bị, quy trình thủ tục thực hiện CCMC30.

Tuy nhiên các quy định của trung ương về CCMC, chỉ yêu cầu các cấp tổ chức thực hiện việc này, việc kia, gia tăng nhiệm vụ mà không gắn liền với giá tăng nguồn lực thực hiện nên gây khó khăn lúng túng cho địa phương. Bên cạnh đó, trong quy định khơng đưa ra mơ hình thống nhất, tùy theo tình hình thực tế của mỗi địa phương mà triển khai thực hiện nên mỗi địa phương làm mỗi khác dẫn đến nhiều kết quả khác nhau31.

Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện: Đối với cấp trung ương, tỉnh chủ yếu thông qua qua việc tuân thủ, chấp hành, thực hiện các quy định chung; gắn hoạt động thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức nhà nước với kiểm tra CCHC, trong đó có nội dung kiểm tra việc thực hiện CCMC tại địa phương. Chưa quy định chế tài xử lý đối với việc chưa triển khai thực hiện hoặc thực hiện qua loa, chiếu lệ; chưa có thiết lập cơ chế đánh giá, kiểm soát chất lượng DVHCC tại Bộ phận một cửa, nếu có thì chủ yếu tự phát từ các địa phương có dự án hỗ trợ nâng cao năng lực CCHC, chưa được phổ biến rộng rãi.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá quy định thực hiện cơ chế một cửa trong quá trình cung ứng dịch vụ hành chính công tại UBND cấp huyện , tình huống UBND huyện đức phổ (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)