Bước Dạng nghiên cứu Phương pháp Kỹ thuật sử dụng Thời
gian Địa điểm
1 Sơ bộ Định tính Thảo luận nhóm
Phỏng vấn thử
9/2018
Trung tâm Dạy Nghề huyện
Đầm Dơi
2 Chính thức Định lượng
Phỏng vấn trực tiếp Kiểm định mơ hình
Viết luận văn
10/2018 11/2018
Trung tâm Dạy Nghề huyện
Đầm Dơi
“3.2. Nghiên cứu sơ bộ”
“3.2.1. Thảo luận nhóm”
“Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thơng qua phương pháp nghiên cứu định
tính bằng kỹ thuật thảo luận nhóm. Thảo luận”nhóm gồm 15 người, trong đó 8 người làm cơng tác quản lý tại Trung tâm Dạy nghề và phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Đầm Dơi và 6 học viên tham gia học các lớp đào tạo nghề tại Trung tâm Dạy nghề và tác giả (Phụ lục 2). Nghiên cứu này dùng để điều chỉnh và bổ sung thang đo chất lượng dịch vụ HEdPERF sao cho phù hợp với chất lượng dịch vụ đào tạo tại Trung tâm Dạy nghề huyện Đầm Dơi.“Các câu hỏi trong dàn bài thảo luận nhóm nằm trong phần phụ lục 1 và kết quả thảo luận nhóm nằm trong phụ lục”2.
Trong buổi thảo luận nhóm, 5 (năm) thành phần của thang đo chất lượng dịch vụ đề xuất trong mơ hình nghiên cứu ban đầu với 32 câu hỏi được thay đổi thành 29 câu hỏi và 3 câu hỏi của thang đo sự hài lòng của học viên được sửa lại cho phù hợp với tình hình thực tế.
3.2.2. Điều chỉnh thang đo
Thông qua thảo luận nhóm, tác giả điều chỉnh bổ sung thêm các biến có ảnh hưởng đến mức độ hài lịng nói chung, gồm bốn biến: Các điều kiện ăn, ở phục vụ cho người học tại Trung tâm (mã hóa là CSVC5), Dịch vụ y tế phục vụ cho người
học tại Trung tâm (mã hóa là CSVC6) vào“yếu tố Cơ sở vật chất,”Người học được
cung cấp đầy đủ thông tin về nghề học (mã hóa là TC6) và Người học được phổ
biến về các quy chế của nhà trường như:“quy chế thi, kiểm tra, cơng nhận tốt nghiệp”(mã hóa là TC7) vào yếu tố Sự tiếp cận.
Đồng thời, sau khi phỏng vấn các chuyên gia tác giả cũng điều chỉnh ghép biến, cắt bỏ một số biến không phù hợp với đối tượng khảo sát của một số yếu tố. Chi tiết kết quả phỏng vấn chuyên gia được trình bày tại phụ lục 2 của luận văn.
“Các khái niệm trong mơ hình được giải thích như sau”
*“Phương diện phi học thuật: Nội dung này bao gồm các mục cần thiết để cho phép học sinh thực hiện nghĩa vụ học tập của họ, và nó liên quan đến nhiệm vụ bởi nhân viên không thuộc học thuật. Thành phần này được đo lường thông qua các biến quan sát trong bảng 3.2”
Bảng 3. 2. Danh mục thang đo của yếu tố Phương diện phi học thuật (PHT)
TT Tên biến Mã hóa Nguồn thang đo
1 Viên chức, nhân viên của Trung tâm lịch sự, nhã
nhặn đối xử bình đẳng với học viên. PHT1
Firdaus (2005)
2 Viên chức, nhân viên của Trung tâm tận tình hỗ
trợ học viên khi liên hệ công việc. PHT2
3 Viên chức, nhân viên của Trung tâm giải quyết
các yêu cầu của học viên một cách hợp lý, hiệu quả. PHT3
4 Trung tâm lưu trữ hồ sơ, kết quả học tập đầy đủ
và cung cấp kịp thời thông tin cho các bạn khi cần.
PHT4
5 Thời khóa biểu học tập và sinh hoạt tại Trung
tâm được thiết kế phù hợp và thuận tiện cho học viên.
PHT5
* Phương diện học thuật:
“Bao gồm các mục mô tả yếu tố này chỉ là trách nhiệm của các học giả (trách
nhiệm của giáo viên đối với học viên). Thành phần này được đo lường thông qua
các biến quan sát trong bảng 3.3”.
Bảng 3. 3. Danh mục các thang đo của yếu tố Phương diện học thuật (HT)
TT Tên biến Mã hóa Nguồn thang đo
1 Giáo viên có kiến thức chuyên môn vững vàng
đối với mơn học mình phụ trách. HT1
Firdaus (2005)
2 Giáo viên có phương pháp truyền đạt rõ ràng, dễ
hiểu cho các học viên. HT2
3 Giáo viên cung cấp thông tin cần thiết về môn
học đầy đủ và kịp thời (sách hướng dẫn, đề cương, bài tập, hướng dẫn làm bài kiểm tra ...).
HT3
4 Giáo viên nắm rõ tình hình học tập của học viên,
luôn đưa ra nhận xét về sự tiến bộ của học viên. HT4
5 Giáo viên ln khuyến khích các học viên thảo
luận, làm việc theo nhóm, tự tìm hiểu và phát hiện những vấn đề mới trong bài học.
HT5
6 Giáo viên thường xuyên“ứng dụng công nghệ
thông tin trong giảng dạy (sử dụng máy vi tính, máy chiếu”và những thiết bị hỗ trợ khác khi giảng dạy).
HT6
Nguồn: Tác giả nghiên cứu định tính
* Cơ sở vật chất:“Bao gồm các yếu tố mô tả tầm quan trọng trong việc nhà trường thể hiện hình ảnh chuyên nghiệp của nó thơng qua cơ sở vật chất, máy móc thiết bị được trang bị đầy đủ, hiện đại, phục vụ hiệu quả cho việc học tập của sinh viên.”Thành phần này được đo lường thông qua các biến quan sát trong bảng 3.4
Bảng 3. 4. Danh mục thang đo của yếu tố Cơ sở vật chất (CSVC)
TT Tên biến Mã hóa Nguồn thang đo
1 Trung tâm có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị
phục vụ nhu cầu học tập và giải trí của học viên. CSVC1
Firdaus (2005)
2 Phòng học đảm bảo đủ yêu cầu về chỗ ngồi và
các thiết bị nghe nhìn thuận tiện cho việc học tập của học viên.
CSVC2
3 Thư viện có nguồn tài liệu tham khảo đáp ứng
nhu cầu học tập của học viên. CSVC3
4 “Phịng thí nghiệm, xưởng thực hành có đầy đủ
máy móc, thiết bị, dụng cụ cần thiết đáp ứng nhu cầu thực hành của học viên”
CSVC4
5 “Các điều kiện ăn, ở phục vụ cho người học tại
Trung tâm” CSVC5
6 “Dịch vụ y tế phục vụ cho người học tại Trung tâm” CSVC6
Nguồn: Tác giả nghiên cứu định tính
* Sự tiếp cận:
“Yếu tố này bao gồm các mục liên quan đến các vấn đề như khả năng tiếp
cận, dễ tiếp xúc, sẵn có và tiện lợi (thái độ của giảng viên và các nhân viên nhà
trường). Thành phần này được đo lường thông qua các biến quan sát ở bảng 2.5”.
Bảng 3. 5. Danh mục thang đo của yếu tố Sự tiếp cận (TC)
TT Tên biến Mã hóa Nguồn thang đo
1 Học viên luôn nhận được sự hỗ trợ từ Trung tâm
một cách nhanh chóng trong các vấn đề cần thiết. TC1
Firdaus (2005)
2 Khi cần thiết học viên dễ dàng liên lạc với giáo viên TC2
TT Tên biến Mã hóa Nguồn thang đo
Firdaus (2005)
4 Các học viên dễ dàng đóng góp ý kiến hay gửi yêu
cầu đến các bộ phận liên quan của Trung tâm.
TC4
5 Các học viên dễ dàng được tham gia các phong
trào, văn nghệ thể thao, câu lạc bộ đội, nhóm do Trung tâm tổ chức.
TC5
6 Người học được cung cấp đầy đủ thông tin về nghề học TC6
7 Người học được phổ biến về các quy chế của
Trung tâm như: quy chế thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp.
TC7
Nguồn: Tác giả nghiên cứu định tính
* “Nội dung chương trình đào tạo: Phương diện này nhấn mạnh tầm quan
trọng của việc cung cấp rộng rãi và uy tín các chương trình học tập, chun ngành với cấu trúc linh hoạt và các vấn đề liên quan đến giáo trình nhằm phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường cũng như mục tiêu học tập của học viên. Thành phần
này được đo lường thông qua các biến quan sát ở bảng 3.6”.
Bảng 3. 6. Danh mục các thang đo của yếu tố chương trình đào tạo (CT)
TT Tên biến Mã hóa Nguồn thang đo
1 “Mục tiêu chương trình đào tạo của” ngành
học là rõ ràng đối với học viên. CT1
Firdaus (2005)
2 Ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu nhân
lực của xã hội hiện nay. CT2
3 Nội dung các môn học đem lại cho bạn nền
tảng kiến thức cơ bản, hữu ích. CT3
4 Chương trình học phát triển tố chất tư duy
sáng tạo, khả năng tự học của học viên. CT4
5 Tỷ lệ phân bổ giờ học giữa lý thuyết và thực
hành là phù hợp. CT5
*“Sự hài lòng của học viên”
“Nội dung này liên quan đến““mức độ hài lòng của học viên đối với chất lượng
dịch vụ đào tạo thực tế của Trung tâm so với kỳ vọng của học viên và xu hướng
quảng bá, giới thiệu người khác vào học tại”Trung tâm”. Thành phần này được đo
lường thông qua các biến quan sát ở bảng 3.7.
Bảng 3. 7. Danh mục các thang đo của yếu tố Hài lòng của học viên (HL)
TT Tên biến Mã hóa Nguồn thang đo
1 “Bạn hồn tồn“hài lịng về chất lượng
dịch vụ đào tạo tại”Trung tâm”. HL1
K. Ryglová và I. Vajčnerová (2005)
2 “Chất lượng dịch vụ đào tạo đáp ứng được
kỳ vọng của bạn” HL2
3 Bạn sẽ giới thiệu người thân, bạn bè của
mình vào học tại Trung tâm. HL3
Nguồn: Tác giả nghiên cứu định tính
3.3. Nghiên cứu chính thức
“Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua phương pháp định lượng
dùng kỹ thuật” thu thập thông tin trực tiếp đến các cá nhân.
Mục tiêu “nghiên cứu là kiểm định mơ hình lý thuyết đã đặt ra, đo lường các
yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của học viên về” chương trình đào tạo nghề cho
lao động nông thôn theo Quyết định số 1956 của Thủ tướng Chính phủ.
3.3.1. Thiết kế bảng khảo sát
Bảng câu hỏi được thiết kế gồm 2 (hai) phần sau:
- Phần I của bảng câu hỏi: Nội dung khảo sát nhằm để thu thập sự đánh giá của học viên về“chất lượng dịch vụ đào tạo và sự hài lòng của sinh viên tại Trung” tâm Dạy nghề huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
-“Phần II trong bảng câu hỏi là thông tin cá nhân của đối tượng phỏng vấn.”
“Bảng câu hỏi sau khi thiết kế xong được dùng để phỏng vấn thử 20 học viên
hiểu, sự thống nhất của bảng câu hỏi. Sau khi điều chỉnh bảng câu hỏi, bảng câu hỏi chính thức (xem phụ lục 3) được gửi đi phỏng vấn.
Bảng câu hỏi nội dung gồm có 2 phần như sau:
Phần thứ nhất của bảng câu hỏi chính thức được thiết kế gồm 32 biến quan sát. Trong đó, có 29 biến quan sát đầu tiên sử dụng để đo lường chất lượng dịch vụ đào tạo (tương ứng với 5 yếu tố độc lập) và 3 biến quan sát cuối cùng là đo lường sự hài lòng của học viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại Trung tâm Dạy nghề huyện Đầm Dơi (dành cho biến phụ thuộc). Đo lường chủ yếu trên thang đo Likert với 5 mức độ thay đổi từ “hồn tồn khơng đồng ý” đến “hoàn toàn đồng ý” cho các câu hỏi.
Hồn tồn khơng đồng ý
Không đồng
ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn
đồng ý
1 2 3 4 5
Phần thứ hai của bảng câu hỏi chính thức sử dụng thang đo định danh (Nominal) được thiết kế gồm 4 câu hỏi, hỏi về các thông tin cá nhân của đối tượng phỏng vấn để xác định: giới tính, độ tuổi, lớp học, địa chỉ thường trú.
3.3.2. Chọn mẫu nghiên cứu và kích thước mẫu
Có nhiều phương pháp chọn mẫu, được chia thành 2 nhóm chính như: (1) Phương pháp chọn mẫu theo xác suất (thường gọi là chọn mẫu ngẫu nhiên), (2) các phương pháp chọn mẫu khơng theo xác suất (cịn gọi là phi xác suất hay không ngẫu nhiên). Đối với nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện. Với lý do chọn phương pháp này là vì đối tượng trả lời dễ tiếp cận, họ sẵn sàng trả lời phiếu khảo sát, cũng như ít tốn kém thời gian và chi phí để thu thập thơng tin cần nghiên cứu.
Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), kích thước mẫu nghiên cứu phụ thuộc nhiều yếu tố như độ tin cậy cần thiết, phương pháp xử lý mẫu... Kích thước mẫu càng lớn càng có lợi nhưng song song đó là kinh phí tốn kém và mất nhiều thời gian hơn cho việc lấy mẫu. Do đó, hầu hết các nhà nghiên cứu xác định kích thước mẫu qua cơng thức kinh nghiệm.
Song, trên thực tế việc lựa chọn kích thước mẫu cịn phụ thuộc vào một yếu tố hết sức quan trọng là năng lực của từng người và thời gian mà nhà nghiên cứu có thể có được. Việc phân tích EFA, kích thước mẫu thường được xác định dựa vào kích thước tối thiểu và số lượng biến quan sát đưa vào phân tích. Để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ biến quan sát là 5:1 (nghĩa là 1 biến quan sát cần tối thiểu là 5 quan sát), nhưng tốt nhất là 10:1 trở lên (Hair và cộng sự, 2006). Ở nghiên cứu này, tác giả chọn kích thước mẫu theo cơng thức: N≥5*x (trong đó; x là tổng số biến quan sát).
Nghiên cứu của tác giả gồm 32 biến quan sát, như vậy kích thước mẫu tối thiểu là 160 (32 * 5). Đồng thời, để đảm bảo kết quả nghiên cứu đạt được độ tin cậy và mang tính đại diện cao, thì kích thước mẫu phải lớn hơn kích thước tối thiểu (>160), dự phòng cho những trường hợp không trả lời hoặc trả lời chưa đầy đủ. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn kích thước mẫu là 240 bảng hỏi. Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện bằng cách khảo sát học viên ở các độ tuổi khác nhau và phân bổ theo số lượng lớp học, cụ thể danh sách các lớp khảo sát được trình bày trong bảng 3.8.