Điều trị đau dây thần kinh hông to

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm huyệt ủy trung và ảnh hưởng của điện châm huyệt này đối với bệnh nhân yêu cước thống thể thận hư (Trang 44 - 45)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.5. Tổng quan về chẩn đoán và điều trị đau thần kinh hông to

1.5.6. Điều trị đau dây thần kinh hông to

1.5.6.1. Điều trị nội khoa * Điều trị thuốc

+ Thuốc giảm đau: Tùy mức độ đau mà sử dụng một hoặc hoặc phối hợp các thuốc giảm đau sau đây: Paracetamol 1-3 gam/ngày chia 2-4 lần. Trường hợp đau nhiều, chỉ định paracetamol kết hợp với opiad nhẹ như Codein hoặc Tramadol 2-4 viên/ngày, hoặc thuốc kháng viêm không steroid

Trong trường hợp đau nhiều có thể cần phải dùng đến các chế phẩm thuốc phiện như morphin (rất hiếm khi được chỉ định).

+ Thuốc giãn cơ: Tolperisone (100-150 mg x 3 lần uống/ngày) hoặc Eperisone (50 mg x 2-3 lần/ngày).

+ Các thuốc khác: Khi bệnh nhân có đau nhiều, đau mạn tính, có thể sử dụng phối hợp với các thuốc giảm đau thần kinh như:

Gabapentin: 600-1200 mg/ngày (nên bắt đầu bằng liều 300/ngày trong tuần đầu) Các thuốc khác: các vitamin nhóm B hoặc Mecobalamin [82].

+ Tiêm corticosteroid ngồi màng cứng: Mục đích giảm đau do rễ trong bệnh thần kinh tọa, tuy nhiên hiệu quả giảm đau ngắn hạn. Trường hợp chèn ép rễ, có thể tiêm thẩm phân corticosteroid tại rễ bị chèn ép dưới hướng dẫn của CT [87].

* Vật lý trị liệu

- Mát xa liệu pháp: có ích đối với đau thần kinh tọa vì làm tăng tuần hồn máu, giãn cơ và kích thích tiết các endorphin, phương pháp dân gian lá lốt, cám rang, lá ngải cứu nóng [88].

- Thể dục trị liệu: những bài tập kéo giãn cột sống, xà đơn treo người nhẹ có thể giảm đau và giúp giảm chèn ép khi có trồi đĩa đệm. Bơi là thể dục tốt nhất đối với các bệnh nhân này [89].

- Đeo đai lưng hỗ trợ nhằm tránh quá tải trên đĩa đệm cột sống [90].

* Các thủ thuật can thiệp xâm lấn tối thiểu

Các thủ thuật điều trị can thiệp tối thiểu: sử dụng sóng cao tần (tạo hình nhân đĩa đệm). Mục đích là lấy bỏ hoặc làm tiêu tổ chức từ vùng trung tâm đĩa đệm để làm giảm áp lực chèn ép của đĩa đệm bị thoát vị đối với rễ thần kinh.

1.5.6.2. Điều trị phẫu thuật

Chỉ định trong các trường hợp có liệt và teo cơ, rối loạn cơ trịn, có khối u chèn ép, viêm dầy dính màng nhện và các trường hợp thoát vị đĩa đệm đau tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và lao động không đáp ứng với điều trị nội khoa từ 3 đến 6 tháng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm huyệt ủy trung và ảnh hưởng của điện châm huyệt này đối với bệnh nhân yêu cước thống thể thận hư (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)