.Thiết kế nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại cà mau (Trang 35)

Nghiên cứu định tính được thực hiện trên cơ sở các nghiên cứu Edmore Mahembe (2011), Ricardo N. Bebczuk (2004), Hongjiang Zhao(2006), Gamage Pandula (2011), Tabeb Ahmad (2005), Nguyễn Quốc Nghi (2012),… và các tài liệu

có liên quan về khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV, bên cạnh đó tác giả đã tham vấn ý kiến của các chuyên gia kinh tế và các giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng để thiết lập và điều chỉnh bảng câu hỏi sử dụng cho nghiên cứu định lượng.

Dàn bài thảo luận (Phụ lục A) gồm có :

- Giới thiệu mục đích và tính chất của cuộc nghiên cứu.

- Các câu hỏi mở nhằm thu thập các ý kiến để làm cơ sở cho phần thảo luận. Mục đích của nghiên cứu định tính là dùng để tìm ra các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV qua đó đưa vào mơ hình nghiên cứu và thiết lập bảng câu hỏi. Tuy nhiên mỗi thị trường, địa bàn, từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế có những đặc thù riêng. Do đó, nghiên cứu sơ bộ thực hiện nhằm điều chỉnh, bổ sung thêm các biến cho phù hợp. Theo đó, nghiên cứu định tính được thực hiện thơng qua thảo luận nhóm chun đề với các chuyên gia trong ngành ngân hàng, các lãnh đạo phòng.

Bước đầu tiên: thảo luận với các chuyên gia, là những nhà quản lý có kinh

nghiệm lâu năm, có trình độ chun mơn bằng một số câu hỏi mở nhằm tìm ra các

26

yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV tại Cà Mau. Sau đó, tác giả giới thiệu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV được tác giả đề xuất trong chương 2 (mục 2.2) để nhóm thảo luận và cho ý kiến. Cuối cùng, tổng hợp được hơn 2/3 ý kiến trong nhóm đồng tình.

Bước tiếp theo: tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp với 10 khách hàng

DNNVV đang vay vốn tại các ngân hàng nhằm điều chỉnh các biến quan sát dùng để phân tích.

3.1.1.2.Kết quả nghiên cứu định tính

Kết quả thảo luận hơn 2/3 thành viên trong nhóm đồng tình với các yếu tố dự kiến xây dựng trong mơ hình là Vốn chủ sở hữu (VCSH), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tài sản bản đảm (TSBD), tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (TN_TTS), tuổi doanh nghiệp (TDN), mối quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng(MQH) và các yếu tố này được giữ nguyên, không thay đổi.

Kết quả phỏng vấn thử đã cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng là đầy đủ và cần thiết.

3.1.2 Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng được sử dụng để kiểm tra các yếu tố quyết định khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV tại Cà Mau. Dựa trên kết quả nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành lập phiếu thu thập thông tin từ các DNNVV tại Cà Mau (phụ lục B).

Mục tiêu của nghiên cứu định lượng là tiến hành kiểm tra lại mơ hình, các giả thuyết để từ đó tác giả đưa ra các gợi ý chính sách cho các DNNVV nhằm nâng cao hơn nửa khả năng tiếp vốn tín dụng ngân hàng hơn.

Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng mơ hình hồi quy Binary Logistic thông qua phần mềm SPSS.

27

3.2 MẪU NGHIÊN CỨU

Phương pháp chọn mẫu theo phương pháp chọn ngẫu nhiên. Kích thước mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích:

Theo nghiên cứu của Allergol IM &Munopathol (2011), kích thước mẫu tối

thiểu trong mơ hình hồi quy Binary Logistic là (10x(k+1) quan sát, với k là số biến độc lập trong mơ hình. Mơ hình đang nghiên cứu của đề tài có 6 biến độc lập thì cỡ mẫu tối thiểu phải là 70 quan sát.

Theo nghiên cứu của Hair và cộng sự (2006), để xác định kích thước mẫu

cho nghiên cứu. Theo của Hair và cộng sự (2006) yêu cầu tối thiểu quy mô mẫu phải có ít nhất 5 lần mỗi biến. Tổng biến trong đề tài có 6 biến quan sát, tương đương với kích thước mẫu tối thiểu bằng 5* 6 = 30 quan sát.

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), số quan sát tối thiểu

phải bằng 5 lần số biến quan sát trong phân tích nhân tố cho mỗi dự báo, theo cách này đề tài có 6 biến quan sát, số mẫu tối thiểu bằng 5 *6 =30 quan sát.

Tuy nhiên, do hạn chế về điều kiện, thời gian và chi phí nên tác giả chọn 230 DNNVV để khảo sát. Việc xem xét kích thước mẫu trong mơ hình hồi quy Binary Logistic cũng cần phải xem xét tới kích thước của mỗi phạm trù. Kích thước mẫu của mỗi phạm trù phải lớn hơn số biến độc lập.

3.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Để phân tích dữ liệu, tác giả sử dụng các phương pháp chun gia, phân tích thống kê, và mơ hình kinh tế lượng

- Phương pháp chuyên gia : Tác giả sử dụng phương pháp này để phân tích

định tính:

Thảo luận chuyên gia để xác định vấn đề nghiên cứu, hình thành các thang đo, bảng thu thập dữ liệu.

28

Khi có kết quả phân tích định lượng, tác giả cùng chuyên gia thảo luận về các kết quả nghiên cứu có được, nhằm giúp nâng cao tính khả thi cho các gợi ý chính sách ở chương 5.

- Phương pháp thống kê mô tả: Tác giả sử dụng phương pháp này là dùng để

mô tả đặc điểm của đối tượng DNNVV được khảo sát.

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả các đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập từ nghiên cứu định tính. Các chỉ số thống kê mơ tả như:

Giá trị trung bình mẫu (mean): là một đại lượng mơ tả thống kê, được tính bằng tổng tất cả các giá trị biến quan sát chia cho số quan sát.

Số trung vị (Median): là giá trị của biến đứng ở giữa của một dãy số đã được sắp theo thứ tự tăng hoặc giảm dần. Số trung vị chia dãy số làm hai phần, mỗi phần có số quan sát bằng nhau.

Giá trị tối đa (Maximum): là giá trị lớn nhất của biến đứng trong một dãy số. Giá trị tối thiểu (Minimum): là giá trị nhỏ nhất của biến đứng trong một dãy số.

Mode: là giá trị có tần số xuất hiện cao nhất trong tổng số hay trong một dãy số phân phối.

Phương sai : là trung bình giữa bình phương các độ lệch giữa các biến và giá trị trung bình của các biến đó

Độ lệch chuẩn (Std. Deviation): là đại lượng thống kê mô tả dùng để đo mức độ phân tán của một tập dữ liệu đã được lập thành bảng tần số.

3.4 CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Câu hỏi nghiên cứu: “ Các yếu tố nào tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín

dụng ngân hàng của các DNNVV tại Cà Mau “

3.4.1 Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là một trong những tiêu chỉ tiêu quan trọng để ngân hàng đánh giá tiềm lực tài chính của doanh nghiệp, chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp sẽ

29

thua lỗ bao nhiêu thì bị phá sản. Doanh nghiệp muốn làm ăn có hiệu quả thì phải cân đối hài hòa giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay ngân hàng. Mặt khác, ngân hàng cũng sẽ cung cấp tín dụng với một tỷ lệ nhất định so với nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn tự có của doanh nghiệp tham gia vào dự án càng cao thì ngân hàng càng tin tưởng hơn khi cho cấp tín dụng.

Giả thuyết H1: Các DNNVV có VCSH càng cao thì việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn (+).

3.4.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

Đây là tỷ số giữa lợi nhuận rịng trên tổng tài sản bình qn, thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận thu được và tổng tài sản bình quân, phản ánh hiệu quả của doanh nghiệp trong việc quản lý tài sản và tạo ra lợi nhuận. Khi tỷ số này càng cao, tài sản được sử dụng càng hiệu quả doanh nghiệp có đủ nguồn lực để hồn trả các khoản vay khi đến hạn. ROA là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, một ngành hoặc một loại hình kinh tế, qua đó đánh giá chất lượng, sự phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là căn cứ để các nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra các quyết định phù hợp với thực tiễn. Khi thẩm định cho vay, các ngân hàng luôn xem xét hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sau đó mới quyết định cho hay không cho vay (Mac An Bhaird et al, 2010;

Ricardo N. Bebczuk, 2004).

ROA được đo lường bằng tỷ lệ % giữa lợi nhuận ròng trên tổng tài sản.

Lợi nhuận ròng = 100% x

Tổng tài sản ROA

Giả thuyết H2: Các DNNVV có ROA càng cao thì DN càng có khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng hơn (+).

30

3.4.3 Tài sản bảo đảm

Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động tín dụng là sự lựa chọn đối nghịch trong trường hợp khách hàng vay khơng trả được nợ. Chính vì thế các ngân hàng thường yêu cầu người vay phải cung cấp tài sản bảo đảm cho khoản vay, từ đó giảm thiểu rủi ro, tổn thất cho ngân hàng trong điều kiện người vay không trả được nợ. Mặt khác, giúp cho người vay có ý thức hơn trong việc thực hiện nghiêm túc những điều khoản ghi trong hợp đồng tín dụng.

Việc đánh giá tài sản bảo đảm cho khoản vay (bao gồm việc thẩm định điều kiện tài sản thế chấp, năng lực pháp lý của người thế chấp tài sản, định giá tài sản, tính thanh khoản của tài sản,…) là rất cần thiết trong tình hình hiện nay. Mặt khác, hoạt động cho vay vẫn vấp phải nhiều rủi ro, nếu lượng tiền của doanh nghiệp không đủ trả nợ, ngân hàng vẫn được đảm bảo thu nợ bằng nguồn khác. Nếu doanh nghiệp không trả được nợ, ngân hàng sẽ thu hồi nợ và thanh lý tài sản đảm bảo. Tài sản bảo đảm phục vụ như một phương sách cuối cùng để thu hồi nợ vay. Đối với tài sản có giá trị và có tính thanh khoản cao là một lợi thế trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Ngồi ra, các nghiên cứu trước đây cho rằng ngân hàng sẽ cho vay phụ thuộc vào tài sản bảo đảm và họ cho rằng các yếu tố khác khơng thay đổi thì các doanh nghiệp có tài sản phi vật thể sẽ vay ít hơn các doanh nghiệp có tài sản hữu hình. Trong đó, các tài sản này như giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, máy móc, nhà xưởng, tài sản cá nhân, tỷ lệ đất và tịa nhà với tổng tài sản, tỷ lệ máy móc thiết bị với tổng tài sản và tỷ lệ hàng tồn kho trên tổng tài sản. (Ricardo N. Bebczuk,

2004; Okurut, 2006; Berger và Udell, 1998; Gamage Pandula, 2011).

Tài sản bảo đảm đảm được đo lường bằng tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản của doanh nghiệp.

Tài sản cố định hữu hình

= 100 % x

Tổng tài sản Tài sản bảo đảm

31

Giả thuyết H3: DNNVV có tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản càng cao thì càng có khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng tại Cà Mau hơn (+).

3.4.4 Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản

Tỷ lệ này được sử dụng để đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty so với tài sản được tính bằng cơng thức:

Tổng nợ Tỷ lệ nợ = 100 % x

Tổng tài sản

Tổng nợ ở đây bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả. Các chủ nợ thường thích các doanh nghiệp có tỷ lệ nợ thấp vì như vậy doanh nghiệp có khả năng trả nợ cao hơn, mức độ bảo vệ dành cho các chủ nợ càng cao trong trường hợp doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản và phải thanh lý tài sản.

Tỷ lệ này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ lệ này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác địn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ lệ này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp khơng có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn.

Theo lý thuyết đánh đổi khi lựa chọn cấu trúc vốn cho doanh nghiệp các giám đốc tài chính sẽ cân nhắc sự đánh đổi giữa lợi ích của tấm chắn thuế và chi phí kiệt quệ tài chính. Với các điều kiện khác khơng đổi thì việc sử dụng thêm một đồng vốn vay sẽ làm cho chi phí kiệt quệ tài chính bằng đúng với lợi ích tấm chắn thuế. Đây chính là tỷ lệ nợ vay tối ưu của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất

32

kinh doanh, doanh nghiệp ln có nhu cầu duy trì các khoản nợ cũ hoặc do mục tiêu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó làm phát sinh các khoản nợ mới. Thông thường doanh nghiệp đi vay để thanh toán các khoản nợ như trên là phù hợp.

Một tỷ lệ nợ hợp lý sẽ có tác dụng làm tăng hiệu quả sử dụng vốn và phần nào thể hiện được uy tín của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nợ cao sẽ làm giảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp và ảnh hưởng khơng tốt đến khả năng thanh tốn của doanh nghiệp do phải gánh chịu chi phí lãi vay q lớn. Do đó, khi thẩm định cho vay, các ngân hàng luôn chú trọng đến các khoản nợ của DN có khả năng thanh toán các khoản nợ hiện hành cũng như khoản nợ vay của ngân hàng khi đến hạn thanh toán.

Tóm lại, nếu tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp càng cao,

chúng ta có thể kết luận trong tương lai doanh nghiệp sẽ khó huy động tiền vay để tiến hành kinh doanh, sản xuất, hay nói cách khác doanh nghiệp cũng khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng (Ricardo N. Bebczuk, 2004).

Giả thuyết H4: Các DNNVV có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản càng cao thì việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng càng khó khăn hơn (-).

3.4.5 Tuổi doanh nghiệp

Số năm thành lập kinh doanh của doanh nghiệp được xác định là biến quan trọng trong các nghiên cứu trước đây có ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng ngân hàng. Bởi vì các doanh nghiệp mới thành lập hoặc các doanh nghiệp trẻ rất hạn chế thông tin cho ngân hàng khi cấp tín dụng. Các doanh nghiệp có thời gian hoạt động khác nhau thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng cũng khác nhau. Các doanh nghiệp có thời gian hoạt động lâu thì càng có uy tín hơn so với các doanh nghiệp mới thành lập vì các doanh nghiệp này có kinh nghiệm, uy tín trên thương trường, thương hiệu và tên tuổi cũng được nhiều người biết đến. Cịn các doanh nghiệp trẻ có thời gian hoạt động ngắn, chưa có tên tuổi trên thị trường và có ít hoặc khơng có đủ tài sản bảo đảm khi tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Như vậy tuổi doanh nghiệp

33

có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV (Gamage Pandula, 2011; Berger và Udell, 1995; Ricardo N. Bebczuk, 2004).

Tuổi của doanh nghiệp được đo bằng số năm thành lập kinh doanh của DN (tính từ lúc Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho đến thời điểm nghiên cứu).

Giả thuyết H5: Số năm hoạt động của doanh nghiệp càng dài thì càng có cơ hội tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng (+).

3.4.6 Mới quan hệ giữa DNNVV với ngân hàng

Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng thường làm giảm chi phí, thời gian và thủ tục khi DN tiếp cận tín dụng ngân hàng. Mối quan hệ gần gũi giữa DN và ngân hàng có một vai trị quan trọng trong dịng chảy tín dụng và chất lượng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại cà mau (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)