Sự khác biệt trong văn hóa kinh doanh giữa Việt Nam và Đức

Một phần của tài liệu VĂN HÓA NƯỚC ĐỨC THẤT BẠI CỦA WALMART TẠI ĐỨC (Trang 25 - 27)

CHƯƠNG II VĂN HÓA TRONG KINH DOANH CỦA NƯỚC ĐỨC

3.1. Sự khác biệt trong văn hóa kinh doanh giữa Việt Nam và Đức

Việt Nam cùng Đức là hai quốc gia cách nhau hàng nghìn km về mặt địa lý cũng như lịch sử phát triển, chính vì vậy có nhiều sự khác biệt về văn hóa là tất yếu. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, ta cần phải tìm hiểu và điều chỉnh để có thể điều chỉnh kịp thời để có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong kinh doanh. Qua những nghiên cứu về văn hóa của Đức ở chương 2, ta có thể nhận ra một số khác biệt nổi bật giữa văn hóa kinh doanh của Đức và Việt Nam dưới đây.

a. Khác biệt trong văn hóa công sở, cách quản trị doanh nghiệp

Đầu tiên, người Đức có khuynh hướng duy trì sự tách bạch rõ ràng giữa đời sống nghề nghiệp và đời sống riêng tư, họ rất kỵ khi bàn về đời sống cá nhân của mình. Họ ít khi treo ảnh gia đình và đồ lưu niệm, những thứ mang tính chất cá nhân trong phịng làm việc. Trái lại, người Việt thường khá cởi mở về các vấn đề cá nhân, càng chia sẻ nhiều về đời sống cá nhân, bao gồm gia đình, sở thích, quan điểm chính trị, nguyện vọng, thì mối quan hệ kinh doanh của bạn càng khăng khít. Cũng như nhiều quốc gia khác tại Châu Á, người Việt Nam cũng quan tâm tới đời tư của đồng nghiệp như một cách thể hiện sự quan tâm và tình cảm của họ.

Thứ hai, Đức và Việt Nam có sự khác biệt về đánh giá độ quan trọng của “mối quan hệ” trong kinh doanh. Người Đức khi làm việc có xu hướng tập trung vào các nhiệm vụ, lựa chọn đồng đội dựa trên chuyên môn và thâm niên để có thể hoàn thành mục tiêu một cách tốt nhất. Còn tại Việt Nam, các mối quan hệ cá nhân đóng một vai trò lớn trong văn hóa kinh doanh. Sự giới thiệu của bên thứ ba gần như là một điều cần thiết, vì người Việt Nam thích làm việc với những người mà họ biết và tin tưởng. Đối với họ, niềm tin là chìa khóa để kinh doanh tốt.

24

Có thể nói, sự khác biệt lớn nhất trong việc tổ chức một cuộc hẹn hay họp của Việt Nam và Đức chính là văn hóa đúng giờ. Người Đức rất đúng giờ, trong cả việc học tập, công việc hay những hoạt động khác trong cuộc sống. Quan niệm đúng giờ của người Đức là sớm hơn giờ hẹn vài phút còn đối với người Việt Nam, khái niệm giờ cao su vẫn luôn tồn tại trong khái niệm của hầu hết mọi người. Trong các cuộc hẹn, việc muộn từ 5 - 10 phút vẫn có thể coi là đúng giờ. Ngoài ra, tại Đức, khi lập một cuộc hẹn cần phải lên kế hoạch từ trước đó rất lâu có thể là một tháng và việc thay đổi đột ngột sẽ không được chào đón khi đối với Việt Nam, luôn có sự thay đổi linh hoạt trong lịch trình, trước các cuộc hẹn cần phải gọi xác nhận lại trong thời gian gần để chắc chắn.

Trong văn hóa tặng q, Người Đức khơng thích nhận quà trong kinh doanh, vì như vậy dễ bị hiểu nhầm. Họ thường chú trọng nhiều hơn tới chất lượng các hoạt động kinh doanh, kỹ năng ứng xử với đồng nghiệp và loại bỏ các thủ tục rườm rà như tặng quà đối tác kinh doanh. Ở Việt Nam, trao đổi những món quà nhỏ là một trong những cách để xây dựng mối quan hệ với đối tác kinh doanh. Các món quà nhỏ, không quá đắt tiền nhưng được đánh giá cao bởi tấm lòng người tặng. Bên cạnh đó, việc tặng quà cho đối tác vào các ngày lễ Tết ở Việt Nam là cực kì phổ biến, giúp cho họ có thể giữ mối quan hệ hợp tác lâu dài và bền vững hơn.

c. Khác biệt trong cách họp và đàm phán trong kinh doanh

Trong các cuộc họp, người Đức thường có một lịch trình nhất định và nó sẽ được theo sát. Người Đức được biết đến là người thẳng thắn và thường khơng thích nói chuyện phiếm khi họp, đàm phán. Trong khi đó, người Việt Nam thường mở đầu cho các cuộc họp là những câu chuyện phiếm ngồi lề giúp tạo khơng khí thoải mái và khơng theo lịch trình có sẵn.

Các cuộc đàm phán kinh doanh của người Đức yêu cầu sự phân tích và thực tế. Nội dung trình bày được nghiên cứu kỹ lưỡng với nhiều biểu đồ, lập luận có số liệu thống kê một cách chi tiết và đưa ra quyết định nhanh. Còn với Việt Nam, các cuộc đàm phán kinh doanh có thể không quá chi tiết và thường sẽ kéo dài 2 - 3 cuộc họp để quyết định vấn đề. Trong cuộc làm việc, phía Việt Nam thường hay nói, “chúng tôi sẽ xem xét”,

25

“chúng tôi sẽ trả lời”. Cho nên nếu cần quyết định sớm, mọi giấy tờ cần thiết cần chuẩn bị trước cuộc gặp.

Đặc biệt, ở Đức, các thỏa thuận miệng được coi là chắc chắn, và hầu hết các cuộc đàm phán được tiến hành mà không có luật sư cho đến thời điểm ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, Việt Nam các thỏa thuận chỉ coi là chắc chắn khi được soạn thảo bằng hợp đồng và ký kết bởi hai bên.

Một phần của tài liệu VĂN HÓA NƯỚC ĐỨC THẤT BẠI CỦA WALMART TẠI ĐỨC (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)