- Một số vướng mắc dưới góc độ pháp lý:
1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 1 Định nghĩa:
1.1 Định nghĩa:
Luật Đầu tư 2005 quy định: “NĐT nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam là NĐT nước ngoài đầu tư thành lập tổ chức kinh tế lần đầu tại Việt Nam” và “NĐT nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam”.
Đối với DN có vốn ĐTNN, Luật Đầu tư xác định là những DN do NĐT nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; DN Việt Nam do NĐT nước ngoài mua cổ phần, sáp
nhập, mua lại. NĐT nước ngoài được áp dụng điều kiện như NĐT trong nước trong trường hợp các NĐT Việt Nam sở hữu từ 51% vốn điều lệ của DN trở lên.
Văn bản dưới luật giải thích:
Nghị định 69/2007/NĐ-CP quy định, NĐT nước ngoài bao gồm “tổ chức nước ngoài” là “tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài và hoạt động, kinh doanh tại nước ngoài hoặc/và tại Việt Nam”.
Quyết định 121/2008/QĐ-BTC xác định, NĐT nước ngoài bao gồm cả “tổ chức thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam có 100% vốn góp nước ngoài và các chi nhánh của tổ chức này”. Theo Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg, NĐT nước ngoài bao gồm cả “tổ chức thành lập và hoạt động ở Việt Nam có tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài trên 49%”.
Nghị định 102/2010/NĐ-CP khẳng định: “Trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc pháp luật chuyên ngành có quy định khác, DN đã thành lập ở Việt Nam có sở hữu của NĐT nước ngoài không quá 49% vốn điều lệ được áp dụng điều kiện đầu tư, kinh doanh như đối với NĐT trong nước…”.
DN có vốn ĐTNN đã thành lập tại Việt Nam dự định thành lập DN mới tại Việt Nam thực hiện theo quy định sau:
Trường hợp DN mới do DN có trên 49% vốn điều lệ là sở hữu của NĐT nước ngoài thành lập hoặc tham gia thành lập thì phải có dự án đầu tư và thực hiện đăng ký đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trong trường hợp này, DN được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký DN.
Trường hợp DN mới do DN có không quá 49% vốn điều lệ là sở hữu của NĐT nước ngoài thành lập, tham gia thành lập thì việc thành lập DN thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc đăng ký đầu tư trong trường hợp này áp dụng theo quy định tương ứng đối với dự án đầu tư trong nước”.
Đối với trường hợp góp vốn, mua cổ phần của NĐT nước ngoài, Nghị định 102 xác định: “NĐT nước ngoài thực hiện góp vốn vào công ty TNHH hoặc nhận chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên hoặc của chủ sở hữu công ty theo quy định về góp vốn hoặc chuyển nhượng phần vốn góp và đăng ký thay đổi thành viên theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan. Việc đăng ký thay đổi thành viên đối với công ty đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về đầu tư. Việc đăng ký thay đổi thành viên trong trường hợp khác thực hiện tại cơ quan đăng ký kinh doanh (ĐKKD)”.
1.2 Các hình thức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
Theo xu hướng hội nhập quốc tế, đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang được nhà nước hết sức
quan tâm. Theo Luật đầu tư được Quốc hôi thông qua ngày 29/11/20005 thì nhà đầu tư nước ngoài thực sẽ lựa chọn phương thức đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp tại Việt Nam.
Như vậy nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục đầu tư để được Giấy chứng nhận đầu tư (Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy phép kinh doanh); đối với nhà đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam nếu muốn đầu tư dự án mới mà không gắn liền với việc thành lập tổ chức kinh tế thì chỉ thực hiện xin thủ tục cấp phép đầu tư, trong trường hợp có dự án đầu tư gắn liền với việc thành lập tổ chức kinh tế thì phải thực hiện theo thủ tục đầu tư lần đầu tại Việt Nam.